Bài giảng Tiết 1: Bài 1: Chí công vô tư (tiếp theo)

: Kiến thức: - Hiểu thế nào là chí công vô tư.

 - Biểu hiện của chí công vô tư.

 - Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.

2: Kĩ năng: - Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

3: Thái độ: - Đồng tình, ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư.

 

doc122 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiết 1: Bài 1: Chí công vô tư (tiếp theo), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
. Bài mới:
ĐỀ BÀI
I. TRẮC NGHIỆM (2ĐIỂM):
Câu 1(1điểm): Đánh dấu X vào ô trống câu trả lời đúng:
Trong các quyền của công dân dưới đây, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào việc quản lí nhà nước, quản lí xã hội:
Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Quyền tự do kinh doanh.
Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Quyền được học tập.
Quyền khiếu nại, tố cáo.
Quyền giám sát, kiểm tra các hoạt động của cơ quan nhà nước.
Câu 2 (1điểm): Hãy khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng nhất:
1: Điều luật nào sau đây thể hiện quyền và nghĩa vụ lao động của Công dân:
Điều 53- Hiến pháp 1992.
Điều 54- Hiến pháp 1992.
Điều 55- Hiến pháp 1992.
Điều 74- Hiến pháp 1992.
2: Những hành vi nào sau đây là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc:
Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định.
Vận động bạn bè, người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Dân phòng tuần tra ban đêm ở địa bàn dân cư.
Cả A, B, C đều đúng.
II.TỰ LUẬN (8 ĐIỂM):
Câu 1(3 điểm): Thế nào là vi phạm pháp luật? Nêu các loại vi phạm pháp luật? Thế nào là trách nhiệm pháp lí? Nêu các loại trách nhiệm pháp lí?
Câu 2(4 điểm): Bảo vệ Tổ quốc là gì?Nội dung của bảo vệ Tổ quốc?Trách nhiệm của học sinh? 
Là một công dân sống trong khu vực biên giới, em phải làm gì để thực hiện trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc ở địa phương mình.
Câu 3 (1 điểm): Cho tình huống:
Bà Kỳ là đại biểu HĐND xã. Anh Cư là công dân của xã, anh Cư đến phản ánh với bà Kỳ về việc lấn chiếm đất đai, xây nhà trái phép của một số cán bộ xã.
Câu hỏi: 1. Việc anh Cư phản ánh với bà Kỳ có đúng địa chỉ không?
 2. Trách nhiệm của bà Kỳ trong việc này như thế nào?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I: TRẮC NGHIỆM (2ĐIỂM):
Câu 1(1điểm): Các ý đúng: a, c, e, f. Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.
Câu 2 (1điểm): 1- C; 2- D. Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
II: TỰ LUẬN (8 ĐIỂM):
Câu 1(3 điểm):
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. (0,5điểm)
Có các loại vi phạm pháp luật sau: 
+ Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm) (0,25điểm)
+ Vi phạm pháp luật hành chính. (0,25điểm)
+ Vi phạm pháp luật dân sự. (0,25điểm)
+ Vi phạm kỉ luật. (0,25điểm)
- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định. (0,5điểm)
Có các loại trách nhiệm pháp lí sau:
+ Trách nhiệm hình sự. (0,25điểm) 
+ Trách nhiệm hành chính. (0,25điểm)
+ Trách nhiệm dân sự. (0,25điểm)
+ Trách nhiệm kỉ luật. (0,25điểm)
Câu 2( 4 điểm): 
- Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (1điểm)
- Nội dung của Bảo vệ Tổ quốc: Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương quân đội và bảo vệ trật tự an ninh xã hội. ( 1điểm)
- Trách nhiệm của Hs: Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự. Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú. Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự. (1điểm)
- Liên hệ địa phương: Tùy Hs trả lời, nhưng phải có nội dung tương ứng các ý sau: Thanh niên ở khu dân cư nơi em ở đều thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự, không có thanh niên đảo ngũ hay trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Hàng tháng có đội tuần tra đi tuần ở các xóm, ở trường học(1điểm)
Câu 3 (1 điểm): 
Việc công dân Cư phản ánh với bà Kỳ là đúng địa chỉ. (0,25 điểm)
Bà Kỳ phải có trách nhiệm lắng nghe ý kiến phản ánh của Cư và kiến nghị lên HĐND xã để HĐND xã xem xét cách giải quyết. (0, 75 điểm)
Soạn: 14 / 5 / 2012.
Lớp dạy: 9A: Tiết(tkb)........Ngày dạy......../......../ 2012. Sĩ số..........Vắng....................
Lớp dạy: 9B: Tiết(tkb)........Ngày dạy......../......../ 2012. Sĩ số..........Vắng....................
TIẾT 36:
THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs:
1.Kiến thức: - Giúp HS tìm hiểu những gương người tốt,việc tốt ở địa phương qua các nội dung đã học. Nhận biết được các biểu hiện về các tệ nạn xã hội.
2. Kĩ năng: - Biết áp dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, rèn luyện kĩ năng đánh giá vấn đề xã hội. 
3. Thái độ: - Có ý thức rèn luyện bản thân, để có đủ phẩm chất năng lực trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
II: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng tự nhận thức.
 - Kĩ năng tư duy phê phán.
III: PHƯƠNG PHÁP: - Thuyết trình.
 - Nêu gương.
IV:PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: GV: Giáo án.
 HS: vở ghi.
V: TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
2. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Nội dung 
1.Khám phá.
Nêu nội dung chính của tiết học.
2. Kết nối.
? Các gia đình nơi em cư trú có nếp sống như thế nào? (Phẩm chất đạo đức, quan hệ , kinh tế).
? Em hãy kể một số gia đình có nếp sống văn hoá mà em biết?
Đa số các gia đình có lối sống lành mạnh, êm ấm, hạnh phúc. Nhưng còn một số gia đình chưa có lối sống lành mạnh, hạnh phúc, như còn mắc phải các tệ nạn xã hội
? Nêu các tệ nạn xã hội mà em biết?
? Do đâu mà có những tệ nạn này? (Tập trung ở độ tuổi nào nhiều nhất?).
? Trước những sự việc trên, chính quyền địa phương đã có biện pháp gì để ngăn chặn?
Chính quyền địa phương đã có những biện pháp giáo dục, tạo công ăn việc làm và xử lý nghiêm minh
3. Thực hành/ luyện tập.
? Là H/S em sẽ làm gì để góp phần vào việc xây dựng gia đình văn hoá?
Là H/S cần nỗ lực học tập tu dưỡng đạo đức để có đủ phẩm chất và năng lực trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội.
? Khi thấy các hành vi vi phạm pháp luật em sẽ làm gì?
Mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần trách nhiệm phê phán tố cáo các hành vi làm trái pháp luật xâm hại đến tài sản nhà nước và công dân
4. Vận dụng:
Nhắc nhở HS luôn tránh xa các tệ nạn xã hội và thực hiện tốt trách nhiệm của mình với gia đình.
Lắng nghe
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Liên hệ bản thân
Trả lời
1- Nếp sống văn hoá ở điạ phương: 
- Đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực.
- Cha mẹ mẫu mực.
- Con cháu chăm ngoan, học giỏi, lễ phép.
- Con cái đều được đi học, chăm sóc chu đáo.
- Gia đình chăm lo phát triển kinh tế.
- Sinh đẻ có kế hoạch.
- Vệ sinh đường ngõ xóm sạch đẹp.
- Giữ gìn trật tự an ninh.
2- Biểu hiện của các tệ nạn xã hội: 
- Cờ bạc, nghiện ngập, mại dâm, trộm cắp.
- Do lười lao động, ham chơi,đua đòi , không nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô.
-> Thanh thiếu niên.
3- Việc làm của địa phương:
- Giáo dục, nhắc nhở, phê bình.
- Phạt hành chính.
- Tạo công ăn, việc làm.
- Đưa đi cải tạo.
- Quan tâm, động viên, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh trên.
4- Liên hệ thực tế: 
- Chăm chỉ học tập.
- Tích cực tham gia các hoạt động ở trường lớp và ngoài xã hội.
- Tu dưỡng đạo đức, nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô dạy bảo.
- Đoàn lết với bạn bè và mọi gnười xung quanh.
- Yêu thương, giúp đỡ mọi người.
-> Phát hiện thấy các hành vi vi phạm pháp luật phải phê phán tố cáo lên nhữn người có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, giải quyết.
...................................................................................................................................................
Soạn: 19 / 5 / 2012.
Lớp dạy: 9A: Tiết(tkb)........Ngày dạy......../......../ 2012. Sĩ số..........Vắng....................
Lớp dạy: 9B: Tiết(tkb)........Ngày dạy......../......../ 2012. Sĩ số..........Vắng....................
TIẾT 37:
THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC:
TÌM HIỂU MỘT SỐ THUẬT NGỮ PHÁP LÍ THÔNG DỤNG
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp hs:
1.Kiến thức: - Giúp HS tìm hiểu những thuật ngữ pháp lí cơ bản.
2. Kĩ năng: - Biết áp dụng những thuật ngữ pháp lí vào giải quyết các tình huống pháp luật và cuộc sống. 
3. Thái độ: - Có ý thức rèn luyện bản thân không vi phạm pháp luật.
II: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng tự nhận thức.
III: PHƯƠNG PHÁP: - Thuyết trình. 
IV:PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: GV: Giáo án.
 HS: vở ghi.
V: TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
2. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Nội dung
1. Khám phá :
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên phải giải quyết những vấn đề có liên quan đến pháp luật. Khi nói đến PL chúng ta cần phải hiểu một số thuật ngữ thông dụng. Hôm nay cô sẽ giải thích cho chúng ta hiểu một số thuật ngữ đó.
2. Kết nối.
Đặt câu hỏi yêu cầu Hs trả lời, sau đó GV nhận xét và rút ra khái niệm.
? Em hiểu thế nào là án treo ?
? Bị can là gì ?
? Bị cáo là gì ?
? Hành vi trái pháp luật là gì ?
? Thế nào là hình phạt ?
? Em hãy giải thích từ « hợp pháp »
? Khởi tố vụ án hình sự  là thế nào ?
? Em hiểu thế nào là năng lực hành vi và năng lực pháp luật ?
3. Thực hành/ luyện tập.
4. Vận dụng.
Yêu cầu Hs nhớ khái niệm về một số thuật ngữ Pl để có thể giải quyết một số tình huống PL trong cuộc sống , biết bảo vệ quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình.
Lắng nghe.
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Các thuật ngữ pháp luật thông dụng :
1. Án treo : Biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện do Tòa án quyết định áp dụng đối với người bị phạt tù không quá 3 năm.
2. Bị can : Người bị khởi tố về hình sự theo quyết định của cơ quan điều tra.
3. Bị cáo : Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.
4. Hành vi trái PL : Hành vi xử sự không phù hợp với những quy định của PL
5. Hình phạt : Biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.
6. Hợp pháp : Phù hợp với quy định của PL
7. Khởi tố vụ án hình sự : Hoạt động tố tụng hình sự do cơ quan điều tra tiến hành sau khi đã điều tra và xác định một vụ việc nào đó xảy ra có dấu hiệu tội phạm.
8. Năng lực hành vi : Khả năng của cá nhân hay tổ chức bằng hành vi của mìh thực hiện các quyền và gánh vác những nghĩa vụ theo quy định của PL.
9. Năng lực PL : Khả năng của cá nhân có quyền và gánh vác những nghĩa vụ do PL quy định

File đính kèm:

  • docG.A GDCD9.doc