Bài giảng Tiết 1 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải (tiếp theo)

1, Mục tiêu

a, Kiến thức:

 Giúp học sinh nắm được:

- Thế nào là tôn trọng lẽ phải.

 - Biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải

 - Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống

b, Thái độ:

 - Biết tôn trọng lẽ phải, học tập những gương tốt trong xã hội

 - Biết phê phán hành vi không tôn trọng lẽ phải

 

doc38 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiết 1 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải (tiếp theo), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
cho phù hợp.
b, Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập tình huống.
c, Thái độ :
- Giáo dục ý thức tự giác và thật thà trong học tập cho học sinh.
2, Nội dung đề
I. Trắc nghiệm (3điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng ( từ câu1 đến câu4 )
Câu 1: (0,5đ)Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật?
A. Không làm bài tập về nhà.
B. Đi xe vượt đèn đỏ.
C. Không thực hiện nội quy lao động của cơ sở sản xuất.
D. Làm việc riêng trong giờ học
Câu 2: (0,5đ)Hành vi nào dưới đây là vi phạm kỉ luật?
A. Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.
B. Đốt rừng làm nương rẫy.
C. Chơi tú lơ khơ ăn tiền.
D. Đi học muộn, trốn tiết.
Câu 3: (0,5đ)Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh?
A. Thường xuyên tụ tập cùng nhóm bạn vui chơi ăn uống.
B. Buộc mọi người trong nhóm phải có sở thích giống nhau.
C. Bênh vực, bao che cho nhau trong mọi trường hợp.
D. Luôn quan tâm đến nhau khi vui cũng như khi buồn.
Câu 4: (0,5đ)Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
A. Lảng tránh khi một vị khách da đen đi tới gần
B. Chạy theo đoàn khách du lịch nước ngoài để trêu đùa
C. Niềm nở đoán tiếp đoàn khách nước ngoài đến thăm trường
D. Học tập tất cả những điều mới lạ từ các nước
Câu 5: 0,5đ)Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống để có định nghĩa về hoạt động chính trị – xã hội?
	Hoạt động chính trị – xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các ., đoàn thể quần chúng và hoạt động , bảo vệ môi trường sống của con người.
II. Tự luận (7điểm)
Câu 1: (2đ) Thế nào là pháp luật, kỉ luật?
Câu 2: (2đ) Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? ý nghĩa của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
Câu 3: (3đ) Em sẽ làm gì trong những tình huống sau?
	a) Khi thấy bạn mình bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo sử dụng ma tuý?
	b) Khi thấy bạn mình có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, rủi ro trong cuộc sống?
3, Đáp án và biểu điểm
I. Trắc nghiệm : (mỗi ý đúng được 0,5đ)
Câu1: B	Câu2: D	Câu3: D	Câu4: C 
Câu5: (1đ)Điền đúng các từ và cụm từ sau: tổ chức chính trị, nhân đạo
II. Tự luận
Câu 1: (1đ) Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
	(1đ) Kỉ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng (một tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.
Câu 2: (1đ) Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nèn văn hoá của các dân tộc khác; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc khác; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
	 (1đ) Giúp ta có thêm kinh nghiệm tốt, tìm ra hướng đi phù hợp trong việc xây dựng và phát triển đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển cảu đất nước
Câu 3: ( 3đ ) Hs cần nêu được các ý sau: 
a,(1,5đ ) Khi bạn bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo sử dụng ma tuý, em cần:
	- Không xa lánh bạn mà kiên trì cùng mọi người tìm cách khuyên can bạn, giúp bạn không sa vào cạm bẫy của kẻ xấu
	- Báo cho nhà trường, cha mẹ bạn đó biết để có biện pháp ngăn chặn
	- Tố cáo kẻ xấu với những người có trách nhiệm biết để xử lý 
b,( 1,5đ ) Trường hợp bạn em có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, rủi ro, em cần:
	- Quan tâm chia buồn cùng bạn, hỏi han xem bạn gặp khó khăn gì
	- Giúp bạn khắc phục khó khăn tuỳ theo sức lực và khả năng của mình
	- Trao đổi với các bạn khác để cùng chia sẻ, giúp đỡ bạn
* Gv thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
4, Đánh giá, nhận xét sau khi chấm
- Về kiến thức: Đa số nắm vững kiến thức, thực hiện đầy đủ các câu hỏi đề bài yêu cầu
- Về kĩ năng: Xử lý tình huống tương đối tốt, đưa ra nhận xét phù hợp với tình huống 
- Về thái độ: Nghiêm túc, tự giác khi làm bài kiểm tra
=====================================
Ngày soạn: 09/10/2010	Ngày giảng:	 16/11/2010. Lớp 8a
	 27/10/2010. Lớp 8b
Tiết 10. Bài 9:
góp phần xây dựng nếp sống văn hoá 
ở cộng đồng dân cư
1, Mục tiêu
a, Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu nội dung ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
c, Kĩ năng:
- Biết phân biệt giữa những biểu hiện đúng và không đúng yêu cầu xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
	- Thường xuyên tham gia vận động mọi người cùng tham gia tích cực vào việc xây dựng nếp sống văn hoá
b, Thái độ:
- Học sinh có tình cảm gắn bó với cộng đồng nơi mình ở
	- Ham thích nhiệt tình tham gia góp phần xây dựng nếp sống văn hóa
2, Chuẩn bị :
a, Giáo viên: 	+ SGK, SGV, bảng phụ.
 	+ Giáo án
b, Học sinh : 	+ Đọc kĩ bài ở nhà; học bài cũ.
3, Tiến trình bài dạy
a, Kiểm tra bài cũ: (1’)
	- Kết hợp với nội dung bài dạy
*Đặt vấn đề: Mỗi con người chúng ta, từ khi sinh ra và lớn lên ngoài việc tự tu dưỡng hoàn thiện nhân cách bản thên, tham gia các hoạt động chính trị - xã hội thì việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư cũng rất quan trọng. Và vì sao lại phải như vậy, hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm 1 chủ đề đạo đức mới đó là "Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư".
b, Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
- Gọi 2 HS đọc mục Đặt vấn đề
? Những hiện tượng tiêu cực ở mục 1 đã nêu lên điều gì?
? Những hiện tượng đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân?
? Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hoá?
? Những thay đổi của làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào với cuộc sống của người dân cộng đồng?
GV: Qua đó, chúng ta đã hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư. Vậy việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là những việc làm gì? Có ý nghĩa như thế nào? Trách nhiệm của HS chúng ta ra sao? 
? Theo em hiểu, Thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng cuộc sống ở cộng đồng dân cư?
G (Tích hợp với GD môi trường): Mọi người trong cộng đồng đều có ý thức bảo vệ môi trường nơi ở là biểu hiện của nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư
? Hãy nêu những việc làm bảo vệ môi trường ở cộng đồng dân cư?
? Theo em , việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư có ý nghĩa như thế nào?
? Hs có trách nhiệm NTN trong việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?
G (Tích hợp GD bảo vệ môi trường): Hãy nêu trách nhiệm của HS trong BVMT?
GV: Cho HS trả lời
GV: Giúp các em đưa ra ý kiến những việc làm được và chưa được của bản thân và gia đình
GV: yêu cầu HS nêu việc làm còn sai của gia đình và bản thân
GV: Ghi bài tập lên bảng phụ
GV: cho HS trả lời
I. Đặt vấn đề (10’)
* Những hiện tượng tiêu cực:
- Hiện tượng tảo hôn
- Dựng vợ gã chống sớm để có người làm
- Người chết hay gia súc chết thì mời thầy mo, thầy cúng phù phép trừ ma.
* Hậu quả:
- Các em đi lấy chồng, lấy vợ phải xa gia đình. Các em không được đi học
- Những cặp vợ chồng trẻ bỏ nhau, cuộc sống dang dỡ. Nguyên nhân sinh ra đói nghèo
- Người nào bị coi là ma thì bị căm ghét, xua đuổi.Những người bất hạnh này phải chết vì bị đối xử tồi tệ, cuộc sống cô độc, khốn khổ.
* vì:
- Vệ sinh sạch sẽ. Dùng nước giếng sạch.
- Không có bệnh dịch lây lan. Bà con đau ốm đến trạm x Trẻ em đủ tuổi để được đến trường
- Phổ cập giáo dục, xoá mù chữ
- Đoàn kết, nương tựa, giúp đỡ nhau
- An ninh giữ vững, xoá bỏ phong tục tập quán cũ, lạc hậu
* ảnh hưởng của sự thay đổi đó:
- Mỗi người dân cộng đồng yên tâm sản xuất, làm ăn kinh tế
- Nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.
II. Nội dung bài học (15’)
1, Thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng cuộc sống ở cộng đồng dân cư?
- Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
- Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hoá ngày càng lành mạnh, phong phú: giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ăn ở; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp
H: Giữ gìn trật tự, vệ sinh chung, bảo vệ môi trường nơi ở, trồng cây phủ xanh đất trống, làm xanh mát đường làng, ngõ xóm..
2, ý nghĩa 
- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và cộng đồng
3, Trách nhiệm của học sinh
- Thực hiện tốt và vận động gia đình, hàng xom cùng thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn hoá của cộng đồng
- Tích cực tham gia các hoạt động XD nếp sông VH ở cộng đồng
H: Thực hiện và vận động bạn bè, người thân thực hiện các hành vi, việc làm BVMT
III. Bài tập (10’)
Bài 1: 
HS: Suy nghĩ trả lời
HS: Cả lớp nhận xét
* Việc làm đúng của gia đình
- Thực hiện chủ trương đường lối của NN
- Đóng tiền an ninh
- ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt
- Thăm hàng xóm ốm đau
- Vệ sinh khu tập thể ngày thứ 7
- Tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám ma
- Nuôi dạy con ngoan ngoãn
- Trồng nhiều cây xanh ngoài ngõ
* Việc làm sai của gia đình
- Mẹ còn đi xem bói
- Chưa vận động bà con tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, ma chay
- Chưa giúp được gia đình nghèo
* Bản thân em
- Chưa chăm học
- Còn vứt rác bừa bãi
- Sinh hoạt hè còn chưa tự giác
- Thỉnh thoảng còn ngồi quán la cà
- Hái lộc, hái hoa của khu tập thể
Bài 2 SGK
Đáp án:
*Việc làm đúng: a, c, d, đ, g, i, k, o
* Việc làm sai: b, e, h, l, n, m
c, Củng cố, luyện tập (8’)
GV: Tổ chức cho HS trò chơi đóng vai
GV: Đưa ra tình huống
* Gia đình có ông bố rượu chè, chơi đề em phải bỏ học
	* Gia đình bác Nam tổ chức đám cưới cho con quá linh đình tốn kém, sau đó bị vỡ nợ
HS: Chia 2 nhóm nhận tình huống
GV: Hướng dẫn HS thực hiện
HS: Nhận xét, tranh luận
GV: Bổ sung, đánh giá kết luận: Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của người dân và sự phát triển, giữ vững bản sắc văn hoá của dân tộc ta.HS tuỳ sức của mình mà tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư.
d, Hướng dẫn hs tự học ở nhà (1’)
- Về nhà làm bài tập còn lại SGK 
- Học thuộc nội dung bài học
- Chuẩn bị mới: Bài 10: Tự lập 

File đính kèm:

  • docGDCD8.2010-2011HKI.doc
Bài giảng liên quan