Bài giảng Tiết 23 - Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác (tiết 3)

Quyền sở hữu tài sản của công dân

 Những tài sản thuộc sở hữu của công dân

Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

 Trách nhiệm của nhà nước.

 

ppt25 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiết 23 - Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác (tiết 3), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Kính chào quý thầy cô giáoBµi cò1. Hãy nêu những quy định của pháp luật về việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?TIẾT 23, BÀI 16QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀBÀI 16. QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC Quyền sở hữu tài sản của công dân Những tài sản thuộc sở hữu của công dânNghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác Trách nhiệm của nhà nước.BÀI 16. QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC 1. Quyền sở hữu tài sản của công dânBÀI 16. QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC 2. Những tài sản thuộc sở hữu của công dân Hãy kể những tài sản có giá trị thuộc sở hữu của bản thân hoặc của gia đình em?Tư liệu sinh hoạt và tư liệu sản xuất Tiền lương, tiền công, tiền kiếm được từ lao động hợp pháp...gọi chung là thu nhập hợp pháp.Vốn và các tài sản dùng trong kinh doanhCủa cải để dành, tích luỹNhà ở, nhà cho thuêTRÍCH HIẾN PHÁP Điều 58: Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; BÀI 16. QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC 3. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:Em hiểu thế nào là nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác?Là nghĩa vụ tôn trọng tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác.Tình huống: Khi đào móng làm nhà, ông An tìm thấy một chiếc bình cổ. Có người nói đây là cổ vật lịch sử rất có giá trị phải đem nộp cho sở Văn hóa - Thông tin hoặc Viện bảo tàng. Có người lại bảo: Bình cổ do ông An tìm thấy nên nó thuộc về ông An, ông có quyền bán hay cho ai thì tùy.Trong 2 ý kiến trên, ý kiến nào đúng?TRÍCH LUẬT DI SẢN VĂN HÓA SỬA ĐỔI ( 2010)Điều 18. Tiếp nhận, quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do thăm dò, khai quật hoặc do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp1. Mọi di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định tại Điều 6 Luật di sản văn hóa, khi phát hiện hoặc tìm thấy đều thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về dân sự.2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để tạm nhập vào kho bảo quản của bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.3. Tổ chức, cá nhân giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được khen thưởng và được nhận một khoản tiền thưởng theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.BÀI 16. QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC 3. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khácNghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện như thế nào?Thể hiện qua các hành vi:Không xâm phạm tài sản của người khác- Nhặt được của rơi trả lại- Khi vay nợ phải trả đúng hẹn và đầy đủ.- Khi mượn tài sản phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả, nếu hư hỏng phải sửa chữa và bồi thường theo quy định của PLBÀI 16. QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC 4. Trách nhiệm của nhà nước.- Những tài sản nào Nhà nước qui định công dân phải đăng kí quyền sở hữu? Vì sao phải đăng kí? Công nhận, bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ tài sản của mình và tôn trọng tài sản của người khác Xử lí những hành vi xâm phạm tài sản của người khác.- Để bảo vệ quyền sở hữu cho công dân nhà nước đã làm gì?TRÍCH BỘ LUẬT DÂN SỰ 2005Điều 169: Bảo vệ quyền sở hữu 1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.3. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.Điều 165: Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu: Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.Điều 138 BLHS. Tội trộm cắp tài sản1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Tái phạm nguy hiểm;d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;đ) Hành hung để tẩu thoát;e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;g) Gây hậu quả nghiêm trọng.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồngKhu biệt thự 43 tỉLUYỆN TẬP: BT 3 SGK trang 46	Do có việc gấp, chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra cửa hàng cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy lại xe nhưng chiếc xe của chị đã bị Hà- con trai ông chủ cửa hàng - đem sử dụng làm gãy khung. Theo em:a)Hà có được quyền sử dụng chiếc xe đó không? Vì sao?b)Ông chủ cửa hàng có những quyền gì đối với chiếc xe của chị Hoa, căn cứ vào đâu?c)Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc bị hỏng không? Ai sẽ phải bồi thường?	 LUYỆN TẬP: 	Tình huống : Năm nay Việt đã 14 tuổi, bố mẹ mua cho Việt một chiếc xe đạp để đi học. Nhưng vì muốn mua chiếc xe đạp điện nên Việt tự rao bán chiếc xe đạp đó.Theo em : a. Việt có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác không ?vì sao?b. Việt có quyền gì với chiếc xe đạp đó.c. Muốn bán chiếc xe đạp, Việt phải làm gì ? HD trả lời:a. Việt không có quyền bán chiếc xe đạp đó.Vì: Chiếc xe đó do bố mẹ Việt bỏ tiền mua và Việt còn ở độ tuổi chịu sử quản lí của bố mẹ. Nghĩa là chỉ có bố mẹ Việt mới có quyền định đoạt ( bán xe cho người khác)b. Việt có quyền sử dụng và quyền chiếm hữu chiếc xe đó.c. Muốn bán xe, Việt phải hỏi ý kiến bố mẹ và phải được bố mẹ đồng ý.	 HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:- Học bàiLàm bài tập số 2, 5 SGK/47.Đọc phần tư liệu tham khảo sgk/46- Soạn bài 17.

File đính kèm:

  • pptTIET 23 QUYEN SO HUU TAI SAN VA NGHIA VU TON TRONG TAI SAN CUA NGUO KHAC.ppt