Bài giảng Tiết 32: Thực hành ngoại khóa (tiếp)

- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam)
- Môi trường sống của con người gồm có môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

ppt42 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiết 32: Thực hành ngoại khóa (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo Tiết 32: Thực hành ngoại khóaChủ đề môi trườngPhần I: Thực trạng ô nhiễm môi trường- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam)- Môi trường sống của con người gồm có môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.Môi trường là gì?Vai trò của môi trường- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. - Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. - Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. - Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Các dạng ô nhiễm môi trường:- Ô nhiễm không khí- Ô nhiễm nước.- Ô nhiễm đấtCác nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường 1/ Các khí thải của các nhà máy, các khu công nghiệp, các động cơ, bụi làm ô nhiễm không khí.2/ Các chất rác thải trong sinh hoạt hàng ngày của con người, xác động vật chết vứt bỏ bừa bãi, nước thải của các nhà máy, khu công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước.3/ Các hóa chất độc hại, rác thải do khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sản xuất phân bón và thuốc trừ sâugây ra ô nhiễm môi trường.HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG :1/ Đối với sức khỏe con người :	- Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. 	- Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. 	- Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. - Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. 	- Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. 	- Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm và bệnh mất ngủ.2/ Đối với hệ sinh thái :Sulfur dioxide và các ôxít nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. Các loài xâm lấn (invasive species) có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.3/ Ô nhiễm môi trường đã làm hủy hoại môi trường sống của các loài sinh vật.4/ Ô nhiễm môi trường làm gia tăng các thiên tai, bão lụt, hạn hánPhần II: Một số quy định của pháp luậtĐể bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam nghiêm cấm các hành vi sau đây :- Đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây hủy hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái; 	- Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh; 	- Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước; - Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; 	- Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ; Điều 6Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân.Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và trách nhiệm, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường Điều 9Nghiêm cấm mọi hành vi làm suy thoái môi trường, gây ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi trường. (Những quy định chung)Điều 50. Người nào có hành vi phá hoại, gây tổn hại đến môi trường, không tuân theo sự huy động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có sự cố môi trường, không thực hiện quy định đánh giá tác động môi trường, vi phạm các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Điều 51. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Phần III: Hành động của chúng ta Không vứt rác, đổ phế thải bừa bãi Tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm Trồng cây xanh,chăm sóc, bảo vệ cây Tuyên truyền nhắc nhở mọi người thực hiện bảo vệ môi trường. Khi phát hiện hành vi làm ô nhiễm, hủy hoại môi trường cần báo cho cơ quan thẩm quyền để can thiệp xử lí. Tôn trọng, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tài sản của Nhà nướcPhần IV: Tình huốngEm nhìn thấy một bạn trong lớp ăn kẹo cao su và vứt ngay vỏ kẹo ngoài hành lang. Một lúc sau khi nhai kẹo xong bạn ấy lại nhả luôn bã kẹo xuống nền lớp. Em sẽ xử lí như thế nào?Yêu cầu: Thảo luận nhóm và thể hiện cách xử lí tình huống bằng đóng vai.Thời gian chuẩn bị : 5 phútHãy bảo vệ môi trường của chúng ta!Xin trân trọng cảm ơn 

File đính kèm:

  • pptTiet 32 Thuc ngoai khoa.ppt