Bài giảng Tiết 4: Ứng xử trong môi trường tự nhiên

- Vị trí đặc điểm tự nhiên của Hà Nội, vai trò môi trường với con người. Thực trạng môi trường tự nhiên Hà Nội.

- Từ đó rèn luyện ý thức văn minh thanh lịch của học sinh với môi trường của riêng mình và đặc biệt với môi trường công cộng của thành phố.

 

doc19 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 4: Ứng xử trong môi trường tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
a hè 
- Tuân thủ đề tín hiệu, người điều khiển.
- Không vượt qua dải phân cách 
b) Khi điều khiển, khi ngồi trên xe đạp 
- Khi ngồi trên xe đạp, điều khiển xe đạp em cần chú ý điều gì? 
( GV đưa r một số hình ảnh, HS nhận xét) 
- Đi đúng phần đường 
- rẽ ngang phải quan sát ,ra hiệu 
- Không dàn hàng ngang, buông tay lái ngồi ở tay lái..
- Không chở hàng cồng kềnh
Không tự chế đèn còi. 
? Gặp ùn tắc ta làm gì? 
c) Trên phương tiện công cộng 
- Mua vé phải xếp hàng không chen lấn xô đẩy 
- Tự giác nhường ghế cho người .
- Không vứt rác bừa bãi
? Khi gặp tai nạn ta phải làm gì? 
d) Khi gặp ta nạn giao thông 
- Sẵn sàng giúp đỡ 
- Không gây cản trở
Tóm lại : Văn hóa giao thông chính là thể hiện nếp sống văn minh đô thị. Mỗi chúng ta bên cạnh ý thức chấp hành pháp luật cần có những hành vi mang đậm nét thanh lịch văn minh của người Hà Nội ở mọi lúc mọi nơi để mọi góp phần làm đẹp thủ đô ngàn năm văn hiến. 
* Củng cố : Qua bài học cần có cách cư xử như thế nào?
* Dặn dò:
- Về học bài, sưu tầm tranh ảnh
- Chuẩn bị “ Ứng xử những di tích danh thắng”
CHUYÊN ĐỀ : GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CHO HỌC SINH HÀ NỘI
Tiết 5-6	 Bài 3
ỨNG XỬ CÁC DI TÍCH , DANH THẮNG
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh nắm được: 
 Thế nào là những di tích danh thắng. Vai trò của nó đối với đời sống tinh thần của người Hà Nội.
Từ việc giá trị đó, xác định cho học sinh thấy trách nhiệm của người Hà Nội nói chung và học sinh nói riêng trong việc ứng xử với các di tích danh thắng ở địa phương . 
CHUẨN BỊ 
Giáo viên : đọc tài liệu, tranh ảnh về di tích danh thắng ở Hà Nội và các ảnh thể hiện sự tiêu cức của con người với di tích 
Học sinh: Đọc trước tài liệu, tham khảo thực tế về tình hính ứng xử của con người với các di tích.
LÊN LỚP
Ổn định 
Kiểm tra bài cũ : Cần phải làm gì để trở thành người học sinh có văn hóa khi tham gia giao thông? 
Bài mới 
Tiết 1 Bài 3
ỨNG XỬ CÁC DI TÍCH , DANH THẮNG
I. Các di tích, danh thắng và ý nghĩa của nó trong đời sống tinh thần của người Hà Nội
Hoạt động của GV – HS 
Nội dung kiến thức 
GV: Viện bảo tàng quân đội ( phố cổ Hà Nội), Viện bảo tàng lịch sử, Chùa Trấn Quốc, Đền Ngọc Sơn là các di tích lích sử.
Vậy di tích lịch sử là gì? Cho 2 ví dụ ? 
1. Các di tích lịch sử 
a) Thế nào là di tích lịch sử ?
- Di tích lịch sử là những di vật, vật cổ, bảo vật, công trình xây dựng , các địa điểm có giá trị lịch, văn hóa, khoa học
- GV : Di tích lịch sử có 2 loại.
b) Phân loại di tích lịch sử 
? Từ khái niệm chung về di tích lịch sử em cho biết thế nào là di tích lịch sử cách mạng? Cho ví dụ về di tích lịch sử cách mạng ở Hà Nội
- Di tích lịch sử cách mạng : là những nơi, những vật có giá trị lịch sử cách mạng cứu nước của dân tộc. 
Ví dụ : 
- Cách mạng xưa: Hoàng Thành Thăng Long. ..
- Cách mạng TK XX: Viện bảo tàng, Pháo đài Láng
GV nghe HS trả lời và cho nhận xét, rút ra ý đúng, cho học sinh ghi. 
Thế nào là di tích lịch sử văn hóa ? 
- Di tích lịch sử văn hóa : Là những nơi nhân dân Hà Nội đến để sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, có giá trị kiến trúc độc đáo, linh thiêng. 
Ví dụ : Chùa Trấn Quốc, Đền Ngọc Sơn
GV nghe học sinh trả lời cho nhận xét, rút ra ý đúng cho học sinh ghi. 
GV : Đây là từ gọi tắt “ Danh lam, thắng cảnh”
2. Các danh thắng 
- Thế nào là danh lam, thắng cảnh? 
- Đọc những câu thơ, cao dao ca ngợi danh thắng? 
- Thế nào là danh lam thắng cảnh? 
+ Danh lam, thắng cảnh là nơi các cảnh quan thiên nhiên ( có thể kết hợp với các công trình kiến trúc có gía trị thẩm mỹ, khoa học) 
Ví dụ : Hồ Tây ( gắn với chuyện Trâu Vàng) 
Hồ Gươm ( Gắn với chuyện vua Lê hòa kiếm
GV : Hà Nội có mật độ di tích danh thắng rất lớn trong khu vực. Vậy vai trò của nó đối với quê hương như thế nào( Chuyển ý ) 
3. Di tích danh thắng trong đời sống tinh thần của con người. 
? Di tích danh thắng có vai trò gì tới cảnh quan cuarv thủ đô ta? Với đời sống tinh thần của nhân dân Hà Nội? 
- Góp phần tạo nên Hà Nội đẹp, hấp dẫn.
- Là niềm tự hào của người Hà nội, là nơi người Hà Nội sinh hoạt tín ngưỡng
4. Củng cố , dặn dò
? 1) Di tích lịch sử là gì? 
?2) Vai trò của di tích danh thắng trong đời sống của người Hà Nội? 
?3) Ở Thường Tín ta có những di tích danh thắng nào nổi tiếng? Giá trị của nó.
TRƯỜNG : THCS QUẤT ĐỘNG 
 Giáo viên : Đỗ Thị Lý 
BÀI SOẠN
CHUYÊN ĐỀ:GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CHO HỌC SINH HÀ NỘI
 Tiết 2 	 Bài 3
ỨNG XỬ VỚI CÁC DI TÍCH DANH THẮNG
II. Ứng xử thanh lich, văn minh với các di tích danh thắng. 
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh: 
Việc cần thiết tìm hiểu giá trị di tích danh thắng và biết cách tìm hiểu
 Biết cư xử văn minh với các di tích danh thắng địa phương nói riêng và tất cả các di tích danh thắng nói chung
Rèn kĩ năng nghiên cứu thực tế về di tích danh thắng và cư xử lịch sự văn minh trong cuộc sống .
CHUẨN BỊ 
GV: Bài soạn, tranh ảnh, câu chuyện liên quan đến việc cư xử với di tích danh thắng. 
HS : Tìm hiểu bài, tìm hiểu thực tế về giá trị các di tích danh thắng địa phương và thái độ tích cực của mọi người với di tích đó
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
Ổn định 
Kiểm tra bài cũ 
Di tích danh thắng ở Hà Nội có vai trò như thế nào đối với đời sống tinh thần của nhân dân thủ đô. Nhìn 2 ảnh, ảnh nào là di tích, ảnh nào là danh thắng ?
Bài mới : Giới thiệu bài 
Tiết trước các em đã biết di tích , danh thắng là gì và giá trị to lớn của nó với đời sống tinh thần của nhân dân thủ đô Tiết này chúng ta sẽ học hỏi về cách ứng xử với di tích danh thắng
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức
GV chia lớp làm 4 nhóm, hoạt động nhóm 
GV giao câu hỏi, HS thảo luận, cử đại diện lên trả lời. GV nhận xét rút ra ý đúng. 
? Nhóm 1: Là người Hà Nội chúng ta cần tìm hiểu giá trị của các di tích danh thắng ? Vì sao? ( Vì chúng ta  từ đó sẽ có sự ứng xử thanh lịch, văn minh để giữ)
? Nhóm 2: Chúng ta có thể tìm hiểu giá trị của các di tích danh thắng bằng những cách thức nào? 
? Nhóm 3: Khối 8 ở môn Ngữ văn tuần 14 đã có bài kiểm tra giới thiệu về 1 di tích danh thắng, mỗi cá nhân trong nhóm đã viết về một đối tượng nào và em đã tìm hiểu bằng cách nào để có kiến thức viết bài văn đó? 
? Nhóm 4: hãy khuyên mọi người về ý thức và cách thức tìm hiểu về giá trị các di tích danh thắng bắng 1-2 câu văn ngắn gọn. 
Có ý thức tìm hiểu giá trị di tích dnh thắng 
Là chủ nhân của thủ đô, chúng ta càn hiểu rõ giá trị to lớn của các di tích, danh thắng bởi đó là vẻ đẹp rất đáng yêu, là niềm tự hào của thành phố. 
Cách thức tìm hiểu : 
+ Trong giờ học, đọc sách báo, internet
+ Qua giao tiếp với các nhà nghiên cứu, các nhân chứng. 
+ Lắng nghe hướng dẫn viên du lịch, tự đọc ở di tích.
+ Xem, tham gia các sân chơi , các chương trình giải trí. 
Chúng ta hãy chủ động , tích cực tìm hiểu giá trị của những di tích, danh thắng ở bất kì đâu, bất kì hình thức nào.
GV Chia lớp thành 2 nhóm
Nhóm 1: 2 ảnh bác làm gì? ở đâu? 
 ( 10 điểm) 
Nhóm 2: 2 ảnh cho em học tập ở Bác điều gì? ( 10điểm) 
Nhóm thua ít điểm phải hát 1 bài có nói tới di tích danh thắng ở Hà Nội.
Đáp án: Bác đọc bia ở Văn Miếu ( 5 đ) 
Đọc xem hiện vật ở Bảo tàng lịch sử (5đ) 
Chủ động tìm hiểu kỹ ( 5đ) 
Ăn mặc lịch sự khi tới các di tích lịch sử (5đ) 
GV chuyển ý : Hiểu về di tích danh thắng rồi chúng ta còn phải có ý thức giữ gìn nữa. 
Trân trọng, bảo vệ, giữ gìn các di tích danh thắng. 
GV chi lớp ra thành 4 nhóm , giao 4 câu hỏi để thảo luận, cử đại diện để trả lời, GV nhận xét rút ra ý đúng.
Nhóm 1: Vì sao chúng ta cần trân trọng bảo vệ , gìn giữ các di tích danh thắng? 
Di tích danh thắng là một thế giới vô cùng thiêng liêng đẹp đẽ , là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho người Hà Nội, là di sản lịch sử cách mạng, văn hóa mà cha ông gửi lại cho con cháu muôn đời. 
Nhóm 2: Là người Hà Nội, đặc biệt là lớp trẻ học sinh, khi đến các di tích danh thắng Hà Nội nói riêng chúng ta cần có ứng xử thanh lịch văn minh như thế nào về trang phục , lời nói, hành động để thể hiện là người có văn hóa, có ý thức trân trọng di tích danh thắng
Nhóm 3: Ngoài trang phục, lời nói, hành động thanh lịch văn minh mỗi người Hà Nội cần có thái độ như thế nào để thể hiện trách nhiệm trân trọng giữ gìn, bảo vệ vẻ đẹp của di tích danh thắng?
Ứng xử với các di tích danh thắng : 
Trang phục: kín đáo, lịch sự khi đến nơi linh thiêng.
Lời nói: Nói nhỏ đủ nghe, ngôn ngữ có văn hóa, không cười đùa ồn áo, nhắc nhở người khác khi họ vi phạm. 
Thái độ : Không thực hiện hành vi mê tín. Không lấn chiếm, làm bẩn, buôn bán ở các khu danh thắng. Tuyên truyền cho mọi người gần xa biết giá trị và cách giữ gìn danh thắng
Nhóm 4: Hiểu rõ, biết bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích danh thắng Hà Nội sẽ có lợi gì cho bản thân và quê hương đất nước? 
Hiểu biết trân trọng gìn giữ là người có tâm hồn phong phú , biết yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống thủ đô. 
GV đưa bài tập vui chơi cho 2 nhóm: mỗi nhóm nhìn 2 ảnh nêu nội dung và nêu những nhận xét của mình ( 10đ) ? – Nhóm thua hát hoặc đọc thơ có di tích danh thắng Hà Nội 
Đáp án : 
 Ảnh 1: Người phương tây vào hàng rào mỏng, cấm ăn mặc không lịch sự
 Ảnh 2: Người buôn bán ở lối đi trong lễ hội, danh thắng..
 Ảnh 3: Người vứt rác bừa bãi ở nơi thắng cảnh.
 Ảnh 4: Người đánh cờ bạc ở danh thắng.
HS tự nêu cảm nhận qua các nội dung trên. 
III, Bài tập củng cố : ( Hoạt động nhóm – cá nhân) 
Bài tập 1: Đọc tư liệu, làm bài tập tình huống+ nêu suy nghĩ. 
Bài tập 2: Xem một loạt 8 ảnh: Đoán tên di tích, danh thắng ở Hà Nội, xếp vào 2 nhóm : Di tích – Danh thắng 
Bài tập 3: Xem một loạt ảnh, xếp 2 nhóm : Con người biết trân trọng, gìn giữ bảo vệ và con người chưa biết cư xử lịch sự văn minh; Cần phê phán. 
Bài tập 4: Qua 6 tiết học 3 bài “ Ứng xử với môi trường”; “Ứng xử khi tham gia giao thông”, “Ứng xử với những di tích danh thắng” và những hiểu biết của em về Hà Nội. hãy cho biết người Hà Nội chúng ta có những điểm gì mạnh nổi bật và còn điểm gì yếu cần khắc phục? Vai trò của học sinh với nhiệm vụ khắc phục này? 
Dặn dò: Về tuyên truyền kêu gọi mọi người phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt còn yếu để xây dựng thủ đô. 

File đính kèm:

  • docgiao an thanh lich van minh 8, BÀI 4.doc