Bài giảng Tiết 5: Thực hành ngoại khóa An toàn giao thông

Những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:

Phát sinh chủ yếu do cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn và ý thức tham gia giao thông còn kém.

 

ppt24 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiết 5: Thực hành ngoại khóa An toàn giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 5: Thực hành ngoại khóaAn toàn giao thông.Lớp 8/5(nhóm 1) gồm : Dung,Thanh, Quyên , Thảo Nhi, Hồng Loan, Qúy, Huyền, Tú đồng thực hiện.An toàn là ban , tai nan là thù*Những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:Phát sinh chủ yếu do cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn và ý thức tham gia giao thông còn kém...an toàn là ban , tai nan là thù1. Cơ sở hạ tầng:Những yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động giao thông như : đường, cầu...đều có những ảnh hưởng nhất định tới việc có xảy ra tai nạn giao thông . Những điều kiện của đường như các yếu tố hình học của đường, lưu lượng, độ bằng phẳng và độ nhám của mặt đường, tầm nhìn và độ chiếu sáng trên đường, sự bố trí của các biển báo hiệu an toàn là ban, tai nan là thùNhững cây “cầu khỉ” trên tuyến kênh K3A Thanh Nhàn chưa biết bao giờ mới bị “khai tử”. an toàn là ban , tai nan là thùCầu Tôn Thọ Tường trên đường Phan Văn Hân (quận Bình Thạnh) là 1 trong 36 cây cầu cũ, yếu, dầm cầu đã rỉ sét nhiều nơi, cần xây dựng mới an toàn là ban , tai nan là thùNhiều cây cầu nhỏ trên các địa bàn quận huyện ngoại thành như cầu Chùm Chụp, cầu Lấp, cầu Làng, cầu TL9, cầu kênh N31A-TL8 cũng hư hỏng nặng với các biểu hiện như đáy bản mặt cầu, dầm chủ bị nứt; bong tróc bê tông ở mặt cầu, mố trụ; taluy, nón mố hay bị sạt, bong bểĐặc biệt là tải trọng của tất cả các cây cầu trên đều giảm mạnh, không còn đồng bộ với tải trọng đường kết nối với cầu. Nhiều tuyến đường chính chuyên cho xe tải nặng đi qua nhưng tải trọng cầu lại không cho phép gây nên nhiều bất cập trong hoạt động giao thôngan toàn là ban, tai nan là thù2. Phương tiện giao thông:Thế kỷ 20 đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các loại phương tiện giao thông. Từ những chiếc ô tô, xe gắn máy đầu tiên được xuất xưởng, ngày nay có hàng tỷ phương tiện giao thông các loại, từ những chiếc xe đạp, xe gắn máy, hay ô tô cho tới những chiếc máy bay tối tân...Tăng trưởng mạnh nhất chính là các loại phương tiện giao thông đường bộ, mỗi năm thế giới lại xuất xưởng thêm hàng triệu xe gắn máy, ô tô đủ mọi chủng loại. Đi kèm sự gia tăng quá nhanh đó là những bất cập, những hạn chế của các loại xe. Bên cạnh những chiếc xe hiện đại, đảm bảo được những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn (nhưng được bán với giá cao)...là những chiếc xe không đảm bảo (nhưng lại có giá rẻ hơn rất nhiều) đó là những chiếc xe tự tạo, xe cũ tái chế...an toàn là ban, tai nan là thù3. Ý thức người tham gia giao thông: Ý thức người tham gia giao thông là vấn đề chủ chốt dẫn đến tai nạn giao thông. Một số hành vi thiếu ý thức của người tham gia giao thông là:chạy quá tốc độ, vượt ẩu, sai quy định, khi chuyển hướng không quan sát, đi không đúng làn đường, điều khiển phương tiện trong tình trạng say bia rượu và sử dụng các chất kích thích, đi hàng ba hàng bốn ,thả gia súc trên đường gây mất an toàn giao thông, tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, chưa đủ tuổi đã điều khiển xe máy, chở những vật cồng kềnh làm mất tầm quan sát,...an toàn là ban, tai nan là thùHai người điều khiển 4 chiếc xe máyan toàn giao thông*Số liệu thống kê về các vụ tai nạn giao thông trong năm 2013: Theo thông tin từ tổng cục thống kê cho biết, trong tháng 8, cả nước có tổng cộng 878 vụ tai nạn giao thông, làm chết 695 người và làm bị thương 463 người; số vụ va chạm là 1418 vụ, làm 1742 người bị thương.So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 2,2%; số người chết giảm 7,9%; số người bị thương giảm 24,3%; số vụ va chạm giảm16,1%. Trên địa bàn cả nước đã xảy ra 7.269 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.330 người và làm bị thương 4.408 người; số vụ va chạm là 12.189 vụ, làm 14950 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 3,6%; số người chết tăng 3,2%; số người bị thương giảm 13,6%; số vụ va chạm giảm 13%. Bình quân một ngày trong tám tháng năm 2013, trên địa bàn cả nước xảy ra 30 vụ tai nạn giao thông, làm chết 26 người và làm bị thương 18 người. Theo Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia, so với cùng kỳ năm trước thì số tử vong giảm nhưng bị thương tăng. Trong tổng số 198 vụ tai nạn giao thông đã xảy ra trong 3 ngày nghỉ lễ, đường bộ chiếm tới 197 vụ (tăng 67 vụ so với năm ngoái), làm chết 81 người (giảm 34 người) và bị thương 117 người (tăng 23 người) Tai nạn giao thông vẫn tăng cao trong dịp nghỉ lễ. Học sinh đi xe đạp điện dàn hàng ba trở lên*Hậu quả của tai nạn giao thông Tổn thất do tai nạn giao thông gây ra là vô cùng to lớn, là gánh nặng cho nhiều gia đình, xã hội; số lượng người chết và bị thương do tai nạn giao thông vượt xa gấp nhiều lần so với tất cả tai nạn do thiên tai, lao động, ma túy, bệnh AIDS, các dịch bệnh khác và kể cả các loại tội phạm cộng lại, nhiều hơn cả số thương vong trong các cuộc xung đột, chiến tranh; số thiệt hại về người cả nước do tai nạn giao thông trong năm chỉ có thể sánh với thiệt hại về người trong trận động đất kinh hoàng vừa qua tại Nhật Bản, đặc biệt hơn là để lại hậu quả lâu dài, một gánh nặng lớn cho xã hội và có thể nói rằng tai nạn giao thông là thảm họa, là quốc nạn,Tai nạn giao thông  không loại trừ một ai, từ người già đến trẻ, từ những người trụ cột trong gia đình đến những cô cậu học sinh sinh viên-những người con thân yêu của cha mẹ, những chủ nhân tương lai của đất nước.Chúng ta đã chứng kiến những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu. Những đứa con nghẹn ngào vì từ đây chúng sẽ không còn được ở trong vòng tay âu yếm vỗ về của cha, không còn được cha dạy dỗ, bảo ban trên đường đời.Các bậc cha mẹ phải quặn lòng tiễn con đi trong người đang từng ngày ra sức xây dựng Tổ quốc và thật xót xa khi mất đi những người công dân ưu tú, những nhân tài và cả những mầm non tương lai của đất nước. Hậu quả của tai nạn giao thông thật khủng khiếp làm sao. Phải chăng giới trẻ bây giờ quá hờ hững, quá vô tâm với tai nạn giao thông? Thống kê từ các bệnh viện lớn hằng đêm có hàng trăm lần cấp cứu cho các trường hợp tai nạn giao thông lớn bé, làm mất và bị thương hàng trăm, hàng nghìn sinh mạng, để lại hậu quả nặng nề cho xã hội, gia đình và người thân. Tất cả mọi người ai mà không có bạn bè, gia đình, người thânVậy mà chỉ do một lúc sơ ý, một phút nông nỗi mà phải nhận lấy sự đáng tiếc từ các tai nạn thì thật xót xa đối với mọi người. Biết bao gia đình phải đau đớn vì mất những người thân thương. Không có nỗi đau nào bằng sự ra đi mãi mãi của những người mà chúng ta yêu thương nhất. Con mất cha mất mẹ, mẹ xa con mình, anh xa em, em xa chị, Những người cha người mẹ đi làm lại bị tai nạn giao thông, những đứa trẻ bé xíu ngây thơ phải nằm trên giường bệnh ngày đêm la khóc. Học sinh chúng ta làm con thì phải trả hiếu cho cha mẹ là chuyện đương nhiên nhưng chúng ta chưa trả hiếu cho bố mẹ thì đã bắt những người sinh thành người thương mình nhất phải rơi những giọt nước mắt vì thương con. Thật đau khổ khi cha mẹ khóc thương con, tre già khóc măng non, “ lá vàng ngồi khóc lá xanh lìa cành”  Tai nạn giao thông không chỉ gây chết người mà còn thiệt hại về cả của cải vật chất như:  Chi phí điều trị con người bị thương, mai táng cho những người phải ra đi Vậy mà học sinh chúng ta lại chưa hiểu hết được những điều đó. Khi tan trường, học sinh tụm năm tụm ba trước cổng trường gây ách tắt giao thông, đi xe đạp hàng năm hàng sáu hay đi xe máy thậm chí lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép, sẽ không thể nào kể và diến tả hết những vi phạm an toàn giao thông , trong đó học sinh là lực lượng khá lớn gây ra . Theo thống kê, ở Việt Nam năm 2009 cả nước có 12492 vụ Tai nạn giao thông, chết 11616 người, bị thương 7914 người. Trung bình mỗi ngày có 31 người chết do tai nạn giao thông . Thế mà đến năm 2010 con số này tăng lên đáng kể: 14442 vụ tai nạn giao thông, 11449 người chết, bị thương 10633 người. . Nếu như chúng ta biết quý trọng bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ hạn chế rất nhiều những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành luật an toàn giao thông.Để hưởng ứng năm an toàn giao  giao thông, chúng ta cần thay đổi nhận thức hơn khi tham gia giao thông, chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, bởi vì đó là thể hiện sự văn minh của một Quốc gia,  là hạnh phúc của mọi nhà.An toàn giao thông:An toàn là bạn, tai nạn là thùĐội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thôngGiáo dục về an toàn giao thông cho trẻ ngay từ nhỏ:Chấp hành luật an toàn giao thôngCổ động , tuyên truyền cho mọi ngườiKhông chơi đùa trên lòng đường: Kết thúc:Một lời khuyên dành cho những ai muốn tham gia giao thông an toàn chính là phải hiểu biết về luật lệ an toàn giao thông. Chúc các bạn luôn tham gia giao thông an toàn.

File đính kèm:

  • pptvodung.ppt