Bài giảng Tiết 69: Mùa xuân của tôi

Vũ Bằng lớn lên trong một gia đình Nho học, tốt nghiệp Tú Tài Pháp. Ngay khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo, và liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê. Năm 17 tuổi (1931), ông xuất bản tác phẩm đầy tay Lọ Văn.Trong lãnh vực báo chí, ngay từ trong thập niên 30, 40, lúc ông còn rất trẻ, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn Trong lịch sử văn học từ những năm 30 cho đến năm 1954, Vũ Bằng là một trong những người hoạt động sôi nổi nhất .

 

ppt13 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1939 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 69: Mùa xuân của tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
(1913 – 1984) Vũ Bằng lớn lên trong một gia đình Nho học, tốt nghiệp Tú Tài Pháp. Ngay khi còn nhỏ ông đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo, và liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê. Năm 17 tuổi (1931), ông xuất bản tác phẩm đầy tay Lọ Văn.Trong lãnh vực báo chí, ngay từ trong thập niên 30, 40, lúc ông còn rất trẻ, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn…Trong lịch sử văn học từ những năm 30 cho đến năm 1954, Vũ Bằng là một trong những người hoạt động sôi nổi nhất . Thương nhớ mười hai là tác phẩm tiêu biểu cho tâm tư và phong cách viết của ông. Bố cục ( 3 phần) Phần 1 : từ đầu “ mê luyến mùa xuân”  Tình cảm của con người đối với mùa xuân Phần 2 : tiếp  “ mở hội liên hoan” Phần 3: còn lại  Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân từ khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc.  Cảnh sắc, không khí mùa xuân của đất trời và lòng người. …Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Điệp ngữ, điệp cấu trúc Khẳng định tình cảm với mùa xuân là qui luật, không thể khác, không thể cấm đoán. Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng  Những hình ảnh rất tiêu biểu về mùa xuân tháng giêng nơi miền Bắc. Cảnh sắc thiên nhiên lọc qua trí nhớ, qua thời gian bỗng trở lên lung linh, huyền ảo, mơ màng như trong mộng. có có có có … “ Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh”. Nhiều hình ảnh gợi cảm, và so sánh cụ thể.  Mùa xuân khơi dậy sinh lực cho muôn loài; khơi dậy nhiều năng lực tinh thần cao quí của con người; khơi dậy tình yêu cuộc sống, quê hương. Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.  Không khí đoàn tụ gia đình, ông bà, cha mẹ, anh em, con cháu… yêu thương hòa thuận, trên kính dưới nhường…  Suy tưởng và hồi nhớ  Giọng văn kể - tả - biểu cảm rất nhịp nhàng, hài hòa, trôi chảy tự nhiên… Tìm những từ ngữ hình ảnh, chi tiết miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt, cảnh sắc và không khí mùa xuân sau và trước ngày rằm tháng giêng ? - Đào tươi, nhụy phong, - Cỏ mướt xanh, - Trời nồm, - Mưa phùn, - Nền trời đùng đục như màu pha lê mờ - Thịt mỡ, dưa hành vẫn còn, - Màn điều vẫn treo trên bàn thờ, chưa làm lễ hóa vàng - Cuộc sống làm ăn chưa chính thức bắt đầu, vẫn là cuộc sống ăn chơi… - Đào hơi phai, nhưng nhụy vẫn còn phong - Cỏ nức mùi hương man mác, - Trời hết nồm, mưa xuân - Những vệt xanh tươi trên nền trời…làn sóng hồng… - Bữa cơm giản dị có thịt thăn điểm những lá tía tô… - Màn điều đã hạ, lễ hóa vàng đã tất, - Các trò vui Tết đã mãn, - Cuộc sống êm đềm thường nhật đã lại bắt đầu tiếp tục. - Các trò vui tết vẫn đang vui ! Giờ sau học: 1. Tập đọc diễn cảm bài văn. 2. Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân. 3. Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống. 4. Đọc thêm bài “ Xuân về” của Nguyễn Bính. 5. Soạn bài: Sài Gòn tôi yêu ( Hướng dẫn đọc thêm) * Về nhà học kĩ nội dung bài học - thuộc ghi nhớ. 

File đính kèm:

  • pptmua xuan cua toi.ppt
Bài giảng liên quan