Bài giảng Triết học - Phép biện chứng duy vật trong nguyên lý kế toán
Triết học được gọi là khoa học của các khoa học, trong triết học phép biện chứng duy vật nói riêng, triết học Mác-xít nói chung có vị trí hết sức quan trọng trong khoa học và cuộc sống. Những tri thức của triết học đang là công cụ tư duy sắc bén để con người nhận thức và cải tạo thế giới, đang được vận dụng hàng ngày vào các lĩnh vực hoạt động của con người. Trong bài viết này, tác giả muốn trao đổi về cách vận dụng phép biện chứng duy vật trong nghiên cứu môn học nguyên lý kế toán.
Nguyên lý kế toán ra đời gắn liền với quá trình tái sản xuất, nó là tất yếu khách quan của mọi hình thái kinh tế xã hội. Lịch sử hình thành nguyên lý kế toán vận hành theo quá trình của nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. ban đầu, kế toán được hình thành từ những quan sát, đo lường của con người đối với kết quả lao động của họ. Sản xuất xã hội phát triển kéo theo sự phát triển của kế toán, ở hình thành kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa kế toán được phát triển thành một khoa học.
Ngày nay, khoa học kế toán được hiểu là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Phương pháp biện chứng của triết học khẳng định rằng mọi sự vật và hiện tượng luôn có mối quan hệ với nhau trong trạng thái vận động biến đổi để phát triển mà nguồn gốc của nó là sự đấu tranh của các mặt đối lập. Điều này được thể hiện rõ trong từng nội dung của nguyên lý kế toán. Cụ thể:
Thứ nhất, vận dụng hai nguyên lý của triết học là mối liên hệ phổ biến và sự phát triển để nghiên cứu về nguyên lý kế toán chúng ta thấy rằng, các nội dung cơ bản như khái niệm, bản chất, tài khoản hay chứng từ, tính giá hoặc báo cáo kế toán đều có mối liên hệ rất chặt chẽ, mật thiết với nhau. Do vậy, khi nghiên cứu, ta phải đặt các nội dung này trong mối liên hệ sâu chuỗi giữa chúng thể hiện qua chu kỳ kế toán được hình thành trên cơ sở biên chứng của quá trình nhận thức.
Chẳng hạn, khi tìm hiểu về cách phân loại kế toán theo nguyên tác ghi nhận thông tin, kế toán được chia thành: kế toán dồn tích và kế toán trên cơ sở tiền. nếu chúng ta chỉ dừng lại ở đây, nghĩa là ta đã cô lập mọi sự vật và hiện tượng, nên ta không nhìn nhận được bản chất của hai loại hình kế toán này. Do đó, chúng ta cần đặt nó trong mối liên hệ với các nội dung khác. Cụ thể, với cách phân loại này, theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chun (GAAP), khi ghi nhận doanh thu hoặc chi phí thì đối tượng kế toán là các khoản phải thu của khách hàng hay phải trả người bán sẽ chỉ tồn tại trong kế toán dồn tích mà không tồn tại trong kế toán tiền. Sự xuất hiện của đối tượng kế toán này sẽ là cơ sở để xác định tài khoản kế toán. Vì tài khoản kế toán là phương tiện để phân loại và tổng hợp các thông tin về nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến từng đối tượng kế toán. Việc ghi chép trên tài khoản kế toán phải xuất phát từ các bằng chứng khách quan. Tổng hợp đầy đủ các chứng từ kế toán là cơ sở để tính giá tài sản, ghi sổ kế toán. Sau đó, tiếp tục các mối liên hệ rất logic của tính giá ta xác định giá trị ghi vào từng định khoản, quá trình này phải tuân thủ các nguyên tắc của GAAP, nguyên tắc giá gốc. Do đó, trong kế toán dồn tích, chứng từ để ghi nhận vào tài khoản doanh thu là các bằng chứng khách quan chứng tỏ việc b án hàng và chuyển giao quyền sở hữu còn trong kế toán tiền thì phải là phiếu thu tiền mặt hoặc giấy báo có ngân hàng.
Như vậy, các nội dung của nguyên lý kế toán được xâu chuỗi với nhau, xuất phát từ cách phân loại kế toán ảnh hưởng bởi nguyên tắc kế toán, đối tượng kế toán là cơ sở để xác định tài khoản, chứng từ kế toán phục vụ cho việc tính giá và ghi sổ kế toán và cung cấp thông tin qua các báo cáo kế toán. Báo cáo kế toán là sản phẩm cuối cùng của chu trình kế toán, là bức tranh phản ánh một cách tổng quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sự logic của các nội dung trên là biểu hiện một nguyên lý quan trọng của triết học- nguyên lý về mối liên hệ.
định của Luật thuế TNDN, làm tăng tổng lợi nhuận trước thuế của cơ sở kinh doanh. Chỉ tiêu này được xác định bằng tổng các khoản điều chỉnh được thể hiện chi tiết trong các chỉ tiêu từ mã số B2 đến mã số B16, cụ thể như sau: Mã số B1=Mã số B2 + Mã số B3 ++ Mã số B16. Trong đó: 1.1. Các khoản điều chỉnh tăng doanh thu (mã số B2) Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các khoản điều chỉnh dẫn đến tăng doanh thu tính thuế do sự khác biệt giữa các quy định về kế toán và thuế bao gồm các khoản được xác định là doanh thu để tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN nhưng không được ghi nhận là doanh thu trong kỳ theo quy định của chuẩn mực kế toán về doanh thu. Chỉ tiêu này cũng phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu được chấp nhận theo chế độ kế toán, nhưng không được chấp nhận theo quy định của Luật thuế. Các trường hợp điển hình dẫn đến tăng doanh thu tính thu nhập chịu thuế gồm: (1) Các trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế TNDN trong năm nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán. Ví dụ 1: Công ty A sản xuất ô tô đã ký hợp đồng bán 03 chiếc ô tô với giá trị 300triệu đồng/chiếc. Công ty đã xuất hóa đơn trong năm 2007 nhưng tới ngày kết thúc năm tài chính (31/12/2007) xe vẫn chưa được chuyển giao cho người mua. Giá thành sản xuất của 03 chiếc xe này là 250 triệu đồng/chiếc. Theo Kế toán Theo Thuế Nợ TK 111, 112, 131900 tr Có TK 131 – Khách hàng trả trước tiền hàng 900 tr Do chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, như chưa chuyển giao quyền sở hữu. Nợ TK 111, 112, 113990 tr Có TK 511 900tr Có TK 3331 90tr Đồng thời: Nợ TK 632/Có TK 156 750tr Do vậy, công ty A phải điều chỉnh tăng doanh thu chịu thuế TNDN và ghi doanh thu bán 03 chiếc xe là 900 triệu đồng vào chỉ tiêu mã số B2 của Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2007 (2) Trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm: Ví dụ 2: Công ty B hoạt động trong lĩnh vực cho thuê văn phòng, cho công ty X thuê 500m2 diện tích văn phòng với giá là 4 triệu đồng/m2/năm từ tháng 1/1/2007 đến 31/12/2011. Chi phí xây dựng phân bổ cho mỗi m2 văn phòng cho thuê là 2,5 triệu đồng. Công ty X trả tiền trước cho 5 năm. (3) Các khoản hàng hóa dịch vụ được trao đổi không được xác định là doanh thu nhưng là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của luật thuế TNDN. (4) Các khoản được giảm trừ doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế. Theo kế toán Theo thuế Nợ TK 111, 112, 131 11.000tr Cách 1: Giống kt Có TK 511 2.000tr Nợ TK 111, 112, 131 2.000tr Có TK 3387 8.000tr Có TK 511 8.000tr Có TK 3331 1.000tr Có TK 3387 1.000tr Có TK 3331 Cách 2 Nợ TK 111, 112, 131 11.000tr Có TK 511 10.000tr Có TK 3331 1.000tr Ví dụ 3: Công ty C là một công ty sản xuất hàng tiêu dùng có thực hiện chính sách chiết khấu thương mại cho những người mua với số lượng lớn. Trong năm 2007 có một khách không tiếp tục mua hàng của công ty và số tiền chiết khấu thương mại mà khách hàng này được hưởng lớn hơn giá trị của hóa đơn cuối cùng nên Công ty phải thanh toán bằng tiền mặt là 15 triệu đồng. Theo kế toán Theo thuế Nợ TK 521 15tr Nợ TK 3331 1,5 tr Có TK 111 16,5 tr Nợ TK 641 15 tr Nợ TK 133 1,5 tr Có TK 111 16,5tr 1.2 Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm (mã số B3): Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ các chi phí liên quan đến việc tạo ra các khoản doanh thu được ghi nhận là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng được điều chỉnh giảm khi tính thu nhập chịu thuế trong kỳ theo các quy định của luật thuế. Ví dụ 4: Cũng trong ví dụ 1, công ty A đã xuất hóa đơn trong năm 2007 nhưng xe được giao cho khách hàng vào tháng 1 năm 2008. Giá thành sản xuất của 3 chiếc xe này là 250tr đồng/chiếc. Nợ TK 632/Có TK 156: 750 triệu. Tuy nhiên vì doanh nghiệp đã xuất hóa đơn trong năm 2007 nên theo quy định của pháp luật thuế giá trị 03 chiếc xe này được coi là doanh thu để tính thuế TNDN của năm 2007 nên sẽ được loại ra khỏi doanh thu tính thuế năm 2008. Do vậy, giá thành của 03 chiếc xe này cũng được loại ra khỏi chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế của năm 2008. Công ty A sẽ ghi vào chỉ tiêu này điều chỉnh giảm chi phí với giá trị là 750 triệu đồng là giá thành sản xuất của 03 chiếc xe trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2008. Theo kế toán Theo thuế Do năm 2008, 3 xe này mới được bán nên ĐK: Nợ TK 131 990tr Có TK 511 900tr Có TK 3331 90tr Đồng thời: Nợ TK 632/Có TK 156 750tr Tuy nhiên vì doanh nghiệp đã xuất hóa đơn trong năm 2007 nên theo quy định của pháp luật thuế giá trị 03 chiếc xe này được coi là doanh thu để tính thuế TNDN của năm 2007 nên sẽ được loại ra khỏi doanh thu tính thuế của năm 2008. Do vậy,giá thành của 03 chiếc xe này cũng được loại ra khỏi chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế của năm 2008. Công ty A sẽ ghi vào chỉ tiêu này điều chỉnh giảm chi phí với giá trị là 750 triệu đồng là giá thành sản xuất của 03 chiếc xe trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2008. 1.3 Thuế thu nhập đã nộp cho phần thu nhập nhận được ở nước ngoài (mã số B4) Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế thu nhập cơ sở kinh doanh đã nộp ở nước ngoài đối với số thu nhập mà cơ sở nhận được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ ở nước ngoài trong kỳ tính thuế dựa trên các Biên lai và/hoặc chứng từ nộp thuế ở nước ngoài. Theo quy định của Luật thuế TNDN hiện hàng, cơ sở kinh doanh phải cộng các khoản thu nhập từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ ở nước ngoài vào thu nhập chịu thuế trong kỳ. Thu nhập chịu thuế đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh cung cấp dịch vụ ở nước ngoài là các khoản thu nhập trước khi nộp thuế tại nước ngoài. Các thu nhập nhận được ở nước ngoài cộng vào thu nhập chịu thuế tại VN được xác định trên cơ sở thực nhận, cơ sở kinh doanh chỉ hạch toán phần thu nhập thực nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh nên cơ sở kinh doanh phải cộng số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài vào thu nhập chịu thuế và ghi vào chỉ tiêu này. Ví dụ 5: Công ty A là doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp của VN có hoạt động sản xuất kinh doanh ở Thái Lan. Trong năm 2007, công ty có khoản thu nhập nhận được ở Thái Lan chuyển về tương đương 1.400 triệu đồng đã trừ số thuế trách nhiệm đã nộp tại Thái Lan đối với khoản thu nhập này là 420 triệu đồng (thuế suất là 30%) Vậy chỉ được khấu trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài là 392 triệu mà không phải là 420 triệu. Như vậy, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi giới thiệu nội dung của hồ sơ quyết toán thuế TNDN cùng với ba nội dung điều chỉnh chênh lệch tăng tạm thời khi quyết toán thuế TNDN. Những nội dung còn lại chúng tôi sẽ trân trọng chuyển tới độc giả trong những số tiếp theo của tạp chí. Chi đoàn giáo viên khoa Kế toán- Học viện Tài chính (Bích La sưu tầm)Thưởng Tết được miễn thuế một nửa Lương tháng thứ 13, tiền thưởng Tết năm 2009 sẽ được miễn một nửa số thuế phải nộp theo Thông tư 160 hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân do Bộ Tài chính ban hành chiều tối qua (12/8). Theo đó, tất cả các khoản thu nhập phát sinh trong 6 tháng đầu năm (từ 1/1 đến hết ngày 30/6) đều được miễn thuế chứ không căn cứ vào thời gian chi trả. Các cá nhân có thu nhập phát sinh trong 6 tháng đầu năm nhưng nhận sau ngày 30/6 cũng không bị tính thuế. Thời hạn chi trả tiền lương, tiền công của 6 tháng đầu năm được miễn thuế là 31/12/2009. Đối với các khoản thu nhập được miễn thuế là số tiền thưởng của quý I và II, hạn chót chi trả tiền là ngày 31/12/2009. Miễn thuế cho toàn bộ thu nhập phát sinh trong 6 tháng đầu năm. Ảnh: Hoàng Hà. Các khoản tiền thưởng cho cả năm 2009, tiền thưởng Tết, thưởng quý III và IV, lương tháng thứ 13, hoa hồng... sẽ được miễn một nửa số thuế phải nộp. Hạn chót chi trả cho các khoản thưởng năm 2009 là ngày 31/3/2010. Như vậy, các cá nhân nhận một phần khoản tiền thưởng Tết sớm trong tháng 6 sẽ được miễn một nửa số thuế phải nộp. Cũng theo quy định của Bộ Tài chính, các cá nhân kinh doanh thực hiện chế độ kế toán, có hóa đơn chứng từ cũng được miễn toàn bộ số thuế thu nhập của 6 tháng đầu năm. Trong trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được chính xác thu nhập chịu thuế phát sinh trong 6 tháng đầu năm sẽ được chia thành 3 loại để tính thuế. Đối với cá nhân kinh doanh đủ 12 tháng của năm 2009 sẽ được miễn một nửa thu nhập chịu thuế của cả năm 2009. Đối với cá nhân kinh doanh không đủ 12 tháng thì số thuế được miễn sẽ bằng doanh thu thực tế của 6 tháng đầu năm 2009 chia cho doanh thu cả năm rồi nhân với thu nhập chịu thuế cả năm 2009. Đối với cá nhân kinh doanh chỉ hạch toán được doanh thu kinh doanh, không hạch toán được chi phí, nộp thuế theo kê khai thì căn cứ xác định thuế số được miễn là mức thu nhập ấn định. Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định thì số thuế được miễn là số thuế khoán phải nộp. Quy định này có hiệu lực thi hành từ 25/9, tức là sau 45 ngày kể từ ngày ký. Theo đó, trước ngày 12/8, các đơn vị chi trả đã khấu trừ thuế đối với khoản thu nhập được miễn thì phải có trách nhiệm trả lại tiền thuế đã khấu trừ cho người nộp thuế. Đối với cá nhân đã kê khai nộp số thuế được miễn vào ngân sách thì sẽ được hoàn trả hoặc bù trừ vào kỳ nộp thuế sau. Các đối tượng nằm trong diện được miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2009, gồm các cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh; từ tiền lương, tiền công; từ nhận thừa kế; từ quà tặng. Từ 1/7, các cá nhân có thu nhập từ các khoản nêu trên nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định. Cá nhân có thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng vốn (gồm cả chuyển nhượng chứng khoán); từ bản quyền, từ nhượng quyền thương mại được miễn thuế thuế thu nhập cá nhân đến hết năm 2009. Các khoản thu nhập khác như nghỉ lễ, nghỉ mát, tiền trang phục... cũng được miễn thuế nếu chi trả trong 6 tháng đầu năm. Hồng Anh (Bích La sưu tầm)
File đính kèm:
- B- 633861860171564609BAI SUU TAM.doc