Bài giảng Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục tiêu

 - Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc ta;

 - Bước đầu hình thành ý thức trân trọng với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua các thời kỳ.

2. Yêu cầu

 Học sinh có ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc; có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

II. Nội dung và trọng tâm

1 Nội dung: gồm 2 phần

 - Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam;

 - Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.

2. Trọng tâm: phần 2

III. Thời gian: 4 tiết.

 

ppt57 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 5995 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
g khởi nghĩa tháng 8/1945 thành công, Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. * Hà Nội kháng chiến chống Pháp - 03196 I.5. Tiêu biểu là Chiến dịch phản công Việt Bắc - Thu Đông 1947, chiến dịch Biên Giới 1950, chiến dịch Tây Bắc 1952, chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ. Các tấm gương anh hùng Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót ... xả thân mình vì nước. * Kháng chiến chống Pháp lần 2 – QD chong P I.6. Cách mạng miền Nam phát triển từ đấu tranh chính trị lên chiến tranh cách mạng. Mỹ thay chân Pháp xâm lược VN, phá hoại Hiệp định Giơnevơ (Hiệp định buộc Pháp từng bước rút quân ra khỏi VN, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời, sau 2 năm tổ chức tổng tuyển cử cả nước, nhưng Mỹ buộc Pháp lập Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng chính quyền tay sai còn tồn tại ở miền Nam-bởi Mỹ chi 70% chi phí cho cuộc chiến tranh của Pháp ở Việt Nam) âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam, lê máy chém đi khắp miền Nam, đặt “Việt Cộng” ra ngoài vòng pháp luật. Ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ: 	 Đánh bại chiến tranh chống Mỹ -Diệm (7/1954- cuối 1960), được khẳng định bằng cao trào Đồng khởi 1960, lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam phát triển nhanh chóng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời (20/12/1960), cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn chuyển sang thế tiến công. * I.6. Đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ (đầu 1961 – giữa 1965). Được khẳng định qua trận Ấp Bắc (02/01/1963), quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phát triển lớn mạnh, thực hiện các chiến dịch tiến công: Bình Giã (02/12/1964 đến 03/01/1965); Ba Gia (25/5 đến 20/7/1965); Đồng Xoài (10/5 đến 22/7/1965) ... Đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ (giữa 1965 đến cuối 1968) ở miền Nam và chiến tranh phá hoại lần 1 ở miền Bắc (7/2/65 - 1/11/68) của Mỹ. Được khẳng định qua các trận đầu thắng Mỹ như: Núi Thành (26/5/1965), Vạn Tường (18/8-19/8/65...; các chiến dịch tiến công và phản công như Plây-Me (19/10–26/11/65);...; đánh bại cuộc hành quân Gianxơn Xiti (22/02– 5/4/67...); Xuân Mậu Thân (1968), Chính phủ Mỹ buộc phải tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc, thực hiện đàm phán ở Hội nghị Pa-ri. * Bác kêu gọi chống Mỹ - 12107 I.6. Đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ (1/1969-1/1973); chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2 (6/4/72-15/1/73). Được khẳng định qua nhiều chiến dịch phản công lớn, tiêu biểu là cuộc tiến công trên toàn miền Nam 1972, chiến dịch Phòng Không Hà Nội-Hải Phòng (18/12-29/12/1972), buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri 1973. Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến CM. Được khẳng định qua thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên (4/3–3/4/75), chiến dịch Huế-Đà Nẵng (5 - 29/3/75), chiến dịch HCM (26-30/4/75), giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến CM. * * Mùa Xuân toàn thắng – Phim 11 Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước * Câu hỏi thảo luận nhóm nội dung II.1 	 	Câu 1. Tại sao dân tộc ta phải kết hợp truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước ? 	Câu 2. Trong lịch sử dân tộc truyền thống đó được thể hiện như thế nào ? * Tổ tiên ta từ vua Hùng đến trước khi Đảng Cộng sản ra đời: Tư tưởng ngay từ đầu dựng nước đã phải giữ nước. Kể từ cuối thế kỷ thứ III trước Công nguyên đến nay, dân tộc ta đã tiến hành gần 20 cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, cùng với hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phòng dân tộc. Từ khi có Đảng lãnh đạo: Trong kháng chiến chống Pháp, ngay từ đầu Đảng đã có chỉ thị “kháng chiến kiến quốc”. Theo đó, đã thực hiện các phong trào “tăng gia sản xuất cũng là đánh Tây”, “diệt giặc đói, diệt giặc dốt cũng như diệt giặc ngoại xâm” ... Trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta chủ trương thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược cách mạng: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và Cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân ở miền Nam”. Theo đó đã thực hiện các phong trào “tay cày, tay súng”, “tay búa, tay súng”, với khẩu hiệu :”ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí”, “nhà nông là chiến sĩ”, “hậu phương thi đua với tiền phương” ... II.1 * Trong giai đoạn hiện nay thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kết hợp chặt chẽ quốc phòng với an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh tế, đối ngoại và các việc làm khác trong đời sống của xã hội. Chúng ta phải luôn ghi nhớ và thực hiện nghiêm túc lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh:”Các vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Luôn luôn thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. II.1. * Câu hỏi thảo luận nhóm nội dung II.2 Câu 1. Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều xuất phát từ đâu ? Trả lời: Câu 2. Ví dụ sự tương quan lực lượng giữa ta và quân xâm lược trong truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều trong lịch sử dân tộc ta mà em biết ? Trả lời: Xuất phát từ đối tượng của các cuộc chiến tranh, từ thực tế về tương quan so sánh lực lượng giữa nước ta và địch nên phải vận dụng truyền thống đó. Thực tiễn trong lịch sử, dân tộc ta luôn phải chống lại sự xâm lược của nước lớn hơn nước ta và có số lượng quân tham chiến lớn hơn quân ta. Ví dụ (ta/quân xâm lược) - Chống Tống	10 vạn / 30 vạn quân - Chống Nguyên–Mông lần 2	15 vạn / 60 vạn quân - Chống Thanh	10 vạn / 29 vạn quân II.2 Ta biết lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, tạo sức mạnh tổng hợp của toàn dân để đánh giặc. Trong chiến đấu và chiến dịch, biết tập trung ưu thế lực lượng để đánh thắng địch. 	Ví dụ: Trận tiến công mở màn chiến dịch Tây Nguyên mùa Xuân 1975, ta tấn công thị xã Buôn Mê Thuột. Tỉ lệ (sư đoàn) địch/ta: Bộ binh: 4,5/1; Xe tăng-Thiết giáp: 5,5/1; Pháo binh: 5/1. Chiến dịch Hồ Chí Minh, ta huy động tổng lực lượng cho chiến dịch: 	Quân chủ lực: 1,7/1; về số đơn vị tập trung: 3/1. 	Hiện nay: 	Để đánh thắng chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch, ta phải tạo và phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân.	 II.3 Cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc: Tổ tiên: Thời Trần, vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức chiến đấu, nên 3 lần đại thắng quân Nguyên-Mông. Thời chống Minh, nghĩa quân Lam Sơn, tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ: quân với dân một ý chí, mỗi người dân là một chiến sĩ… Đánh địch trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, ngoại giao, … Tổ tiên: kháng chiến chống Tống, chống Minh,… Trong chống Pháp, nhân dân đã sát cánh cùng bộ đội chiến đấu, thực hiện ”toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến” đã giành thắng lợi vẻ vang. Trong chống Mỹ, kết hợp đấu tranh đấu tranh của nhân dân trên các mặt trận chính trị, kinh tế với đấu tranh quân sự của lực lượng vũ trang lên một qui mô chưa từng có trong lịch sử. Hiện nay: Thực hiện tốt xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mp3 II.3 * Câu hỏi thảo luận nhóm nội dung II.4 Câu 1. Em hãy ví dụ tư tưởng và kế sách đánh giặc của tổ tiên ? Trả lời: Câu 2. Hãy nêu nghệ thuật quân sự trong thời đại Hồ Chí Minh mà em biết ? Trả lời: Ví dụ: Lý Thường Kiệt biết “tiên phát chế nhân”, rồi lui về phòng ngự vững chắc và phản công đúng lúc. Trần Quốc Tuấn biết “Dĩ đoản chế trường”, biết chế ngự sức mạnh của kẻ địch và phản công khi chúng suy yếu, mệt mỏi. Kết hợp đánh địch trên các mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị, binh vận. Kết hợp đánh du kích với đánh chính quy, đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng, đô thị); tạo thế xen kẽ giữa ta và địch, căng kéo địch ra mà đánh. Đánh địch mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi thứ vũ khí có trong tay, tùy tình hình cụ thể, đối tượng địch cụ thể mà có cách đánh phù hợp, đạt hiệu quả cao trong diệt địch. * II.4. Tổ tiên ta: Tiêu biểu là Lý Thường Kiệt biết “tiên phát chế nhân”, rồi lui về phòng thủ vững chắc và phản công đúng lúc. Trần Quốc Tuấn “dĩ đoản chế trường”, biết chế ngự sức mạnh của kẻ địch và phản công khi chúng suy yếu. Ngô Quyền chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 638 ”Trong trận đánh ấy mưu cao nhất là mưu lừa địch, kế hay nhất là kế điều địch. Lừa địch tạo sự bất ngờ, điều địch tạo thế chủ động cho ta. Bất ngờ và chủ động là mạch sống của nghệ thuật quân sự” (Thượng tướng Hoàng Minh Thảo) Lê Lợi biết đánh lâu dài, từng bước tạo thế và lực, tạo thời cơ giành thắng lợi. Quang Trung biết đánh thần tốc, tiến công mãnh liệt bằng nhiều mũi, nhiều hướng … Trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ: Kết hợp đánh du kích với đánh chính quy trên cả 3 vùng chiến lược. Đánh địch mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi thứ vũ khí…Tùy đối tượng địch cụ thể để có cách đánh phù hợp. Hiện nay Nâng cao dân trí về quân sự; nghiên cứu, phát triển nghệ thuật quân sự * II.4. Truyền thống chung sức đánh giặc, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo – DBP 3 * II.5. Đây là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của ta trong dựng nước và giữ nước. Biểu hiện Đoàn kết chiến đấu VN – Lào – CPC. Sự giúp đỡ của các nước XHCN. Sự đồng tình ủng hộ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào độc lập tự do và nhân dân yêu chuộng hoà bình, công lý trên thế giới. Hiện nay Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Từng công dân tự giác thực hiện tốt các hoạt động xây dựng đoàn kết quốc tế… * II.5. Truyền thống đoàn kết quốc tế - Phong trào yêu chuộng hòa bình thế giới - DBP 5 II.6. Đây là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ, thể hiện từ mục tiêu đấu tranh cách mạng của Đảng và thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng. Biểu hiện Luôn luôn làm theo sự lãnh đạo của Đảng, theo yêu cầu nhiệm vụ cách mạng (Qua các thời kỳ cách mạng) Kiên quyết đấu tranh với những âm mưu và hành động xâm hại đến mục tiêu trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Trách nhiệm của học sinh Học sinh tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tham gia hoạt động đoàn thể; nói và làm theo sự lãnh đạo của Đảng, theo yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng. 

File đính kèm:

  • pptTruyen thong danh giac giu nuocGDQP 10 (2).ppt