Bài giảng Từ ấy - Tố Hữu

- Tố Hữu (1920-2002), quê quán Thừa Thiên - Huế.

 Năm 1938 được kết nạp vào ĐCS Việt Nam.

 Sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp cách mạng.

- “Lá cờ đầu của thơ ca cách mạng”, tiêu biểu khuynh hướng thơ trữ tình – chính trị.

 

ppt35 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 2332 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Từ ấy - Tố Hữu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TỪ ẤY(TỐ HỮU)KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔĐẾN DỰ GIỜ LỚP 11A2I. TÌM HIỂU CHUNG1. Tác giảDựa vào phần Tiểu dẫn của SGK, em hãy nêu những hiểu biết về cuộc đời và thơ ca của Tố Hữu.- Tố Hữu (1920-2002), quê quán Thừa Thiên - Huế. Năm 1938 được kết nạp vào ĐCS Việt Nam. Sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp cách mạng.- “Lá cờ đầu của thơ ca cách mạng”, tiêu biểu khuynh hướng thơ trữ tình – chính trị.Chân dung nhà thơ Tố Hữu lúc 17 và 20 tuổiTrong hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ cho đến năm 1986, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trong trong bộ máy lãnh đạo nhà nước.Chân dung Tố HữuNhà thơ Tố Hữu cùng Bác Hồ về thăm PacBó-1961Tố Hữu và vợChúc mừng nhà thơ Tố Hữu nhân 80 năm ngày sinhLễ truy điệu của nhà Tố HữuMộ của nhà thơ Tố HữuBút tích Theo sát chặng đường cách mạng Việt NamThơ trữ tình chính trị viết về lẽ sống lớn, tình cảm lớn..Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thiNghệ thuật đậm đà tính dân tộc truyền thống Huân chương Sao vàng ( 1994), giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật ( 1996), giải thưởng văn học ASEAN ( 1999) Từ ấy - Việt Bắc - Gió lộng - Ra trận - Máu và hoa - Một tiếng đàn - Ta với ta 1937-19461955 -19611947-19541972 -19771962- 1971 19991992Các tập thơ tiêu biểuBài thơ cuối cùngBáo Văn Nghệ số 50 ngày 14-12-20022. Bài thơ “Từ ấy” Hãy cho biết xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - «Từ ấy » thuộc phần Máu lửa trong tập thơ cùng tên.- Sáng tác tháng 7-1938, khi Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản.Tập thơ “Từ ấy”- Là tập thơ đầu tay của Tố Hữu. Gồm 71 bài, chia làm 3 phần: + “Máu lửa” + “Xiềng xích” + “Giải phóng”II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN* Đọc tác phẩmGiọng đọc phấn khởi, vui tươi.Nhịp thơ thay đổi theo từng dòng, từng khổ TỪ ẤY (Tố Hữu)Từ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lí chói qua timHồn tôi là một vườn hoa láRất đậm hương và rộn tiếng chimTôi buộc lòng tôi với mọi ngườiĐể tình trang trải với trăm nơiĐể hồn tôi với bao hồn khổGần gũi nhau thêm mạnh khối đờiTôi đã là con của vạn nhàLà em của vạn kiếp phôi phaLà anh của vạn đầu em nhỏKhông áo cơm, cù bất cù bơ.. KHI TA CÓ MẶT TRỜI CHÂN LÝ Nhạc: Phạm Tuyên – Thơ: Tố Hữu 1/ Nghe âm vang đường phố tiếng quê hương chào mừng ngày mới. Nghe khúc hát yêu thương trìu mến hòa nhịp sống vui tươi. Ánh sáng cách mạng đến xua tan bóng đêm nhọc nhằn. Độc lập tự do nay đã về cùng toàn dân. Tim ta xây đời mới thấy thêm yêu Tổ quốc thiết tha. Quên sao được trên bao góc phố những đêm dài đấu tranh. Ngày vui giải phóng đến trời ta càng thêm thắm xanh.	Điệp khúc:  “Từ ấy ... tiếng chim”.2/Ta đi trên đường vui giữa thanh xuân đem dâng đời mới. Chân lý đến sáng soi niềm tin đầy mơ ước xanh tươi. Với lẽ sống đẹp nhất một cuộc sống vì mọi người. Tự hào tiến bước trong tiếng ca tràn dâng nơi nơi. Ôi thiêng liêng lời Bác tiếng nước non ngàn đời thiết tha. Bao thế hệ hy sinh ngã xuống cho dân tộc chúng ta. Vượt đêm dài đau thương về những ngày mai hát ca. II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢNEm có nhận xét gì về thể thơ và bố cục của bài thơ?* Thể thơ và bố cục	 - Thể thơ: tự do, mỗi dòng 7 chữ. Bố cục: gồm 3 khổ, mỗi khổ 4 câu.Nêu nội dung chính của từng khổ thơ? Từ ấyTừ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lí chói qua timHồn tôi là một vườn hoa láRất đậm hương và rộn tiếng chimTôi buộc lòng tôi với mọi ngườiĐể tình trang trải với trăm nơiĐể hồn tôi với bao hồn khổGần gũi nhau thêm mạnh khối đờiTôi đã là con của vạn nhàLà em của vạn kiếp phôi phaLà anh của vạn đầu em nhỏKhông áo cơm, cù bất cù bơ.. ( Tố Hữu)Niềm vui lớn (vui sướng mãnh liệt của nhà thơ khi gặp ánh sáng lí tưởng) Lẽ sống lớn (Nhận thức sâu sắc về lẽ sống)Tình cảm lớn (Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm)1. Khổ 1: Niềm vui lớnTừ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lí chói qua timHồn tôi là một vườn hoa láRất đậm hương và rộn tiếng chim Thảo luận nhóm 5p (theo bàn): Ẩn dụ “nắng hạ, mặt trời chân lí, vườn hoa lá ” và những từ ngữ bừng, chói” biểu hiện cảm xúc của tác giả khi bắt gặp lí tưởng thế nào?1. Khổ 1: Niềm vui lớn	- Ẩn dụ “nắng hạ; mặt trời chân lí”: ánh sáng mùa hạ rực rỡ; Đảng là nguồn sáng diệu kì toả ra tư tưởng đúng đắn. - “Bừng, chói”: ánh sáng của lí tưởng xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản. => Mốc thời gian quan trọng, nhà thơ giác ngộ lí tưởng cách mạng, mở ra một chân trời mới về nhận thức, tư tưởng, tình cảm.1. Khổ 1: Niềm vui lớn	- So sánh lãng mạn (hồn tôi - vườn hoa lá, rất đậm hương, ...) => vẻ đẹp, sức sống mới của tâm hồn - hồn thơ Tố Hữu khi đón nhận lí tưởng. Hình ảnh ẩn dụ:+ “Nắng hạ”+ “Mặt trời chân lí”Hình ảnh so sánh: Hồn tôi – vườn hoa lá: đậm hương, rộn tiếng chim Từ ngữ có sức biểu cảm cao:+ “Bừng”+ “Chói”Tâm trạng vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Hình ảnh tươi sáng, tràn đầy hương sắc, âm thanh và sức sống2. Khổ 2: Lẽ sống lớnTôi buộc lòng tôi với mọi ngườiĐể tình trang trải với trăm nơiĐể hồn tôi với bao hồn khổGần gũi nhau thêm mạnh khối đời.- Các từ buộc, trang trải (ở 2 câu đầu) biểu hiện quan niệm mới về lẽ sống của tác giả như thế nào?	- «Buộc»: (nói quá) -> ý thức tự nguyện sống gắn bó “cái tôi” cá nhân vào “cái ta” chung. 	- «Trang trải trăm nơi»: (hoán dụ) -> tâm hồn trải rộng khắp nơi, đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh từng người. => Ý thức tự nguyện sống chan hòa với mọi người.2. Khổ 2: Lẽ sống lớn“Để hồn tôi với bao hồn khổGần gũi nhau thêm mạnh khối đời”- Hai câu sau tiếp tục khẳng định mối quan hệ tình cảm của nhà thơ với ai, qua hình ảnh nào?	- « Hồn khổ »: quần chúng lao khổ	- « Khối đời »: đông đảo khối người 	=> Ẩn dụ: tiếp tục khẳng định mối mối quan hệ sâu sắc với những người cùng cảnh ngộ, đặc biệt quan tâm những người nghèo khổ. lòng tôi ..mọi người tình (tôi)..trăm nơi hồn tôi ..bao hồn khổCá nhânCộng đồng buộctrang trảigần gũiCÁI “TÔI” HÒA VÀO VỚI CÁI “TA” -> “MẠNH KHỐI ĐỜI”HOÀ VÀO3. Khổ 3: Tình cảm lớnTôi đã là con của vạn nhàLà em của vạn kiếp phôi phaLà anh của vạn đầu em nhỏKhông áo cơm, cù bất cù bơ - Giải thích các từ ngữ: «kiếp phôi pha, cù bất cù bơ»?	- “Kiếp phôi pha”: vất vả, cơ cực.	- “Cù bất cù bơ” (thành ngữ): lang thang, bơ vơ.	=> quần chúng nhân dân lao động nghèo.3. Khổ 3: Tình cảm lớn - Điệp ngữ «là», các từ “con, em, anh” và số từ ước lệ “vạn” (đông đảo) => nhấn mạnh tình cảm thân thiết, ruột thịt như người cùng một gia đình.3. Khổ 3: Tình cảm lớn- Những từ ngữ, biện pháp tu từ nào biểu hiện sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ với những người lao khổ?TÔICON của vạn nhàEMcủa vạn kiếpANHcủa vạn đầu em nhỏ “Tôi” – là thành viên của “vạn nhà”, có tình cảm thân thiết với quần chúng lao khổ, như người cùng gia đình.*Tiếng hát sông Hương...Trời ôi, em biết khi mô Thân em hết nhục giày vò năm canh Tình ôi gian dối là tình Thuyền em rách nát còn lành được không?.........................	(Tố Hữu)Lão đày tớĐến già còn bửa củiGánh nước cuốc vườn rauĐất bụi lấm đầy đầuMà chủ còn hắt hủi.. (Tố Hữu)III. TỔNG KẾTNghệ thuật : hình ảnh thơ tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng; ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu; giọng thơ sảng khoái; nhịp thơ hăm hởNội dung : niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn trong buổi đầu gặp lí tưởng cộng sản. - Những nét đặc sắc về giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ là gì?XIN CHÀO 

File đính kèm:

  • pptNgu van 11.ppt
Bài giảng liên quan