Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam

Câu 1:Làm rõ luận điểm CMGPDT muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS?

I.Rút ra bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó:

- Sự khủng hoảng đường lối cứu nước ở VN &thất bại của các phong trào yêu nước ở nước ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

+ sự thất bại của phong trào Cần Vương do ý thức hệ PK đã lỗi thời, giai cấp PK không đủ sức quy tụ cả dân tộc.

+ sự thất bại của phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản ( Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh )

 

ppt26 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
g trong hoàn cảnh KT-XH VN lúc bấy giờ thì ý thức hệ tư sản cũng không phải là đường lối chính trị mà cả dân tộc mong chờ.Hồ Chí Minh rất khâm phục tinh thần yêu nước của những người đi trước, nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các vị ấy, mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mớị ra nước ngoài tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản lớn trên thế giới như: cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ.II. Cách mạng tư sản không triệt để: -CM Mỹ 1776, CM tư sản Pháp 1789 và CM tháng 10 Nga, Người rút ra kết luận:CM Pháp cũng như CM Mỹ đều là CM tư sản, CM không đến nơi, tiếng là Cộng hòa dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa, chúng ta đã hi sinh làm CM thì làm đến nơi, làm sao khi CM rồi thì quyền giao lại cho dân chúng số nhiều, thế thì dân chúng khỏi phải hi sinh nhiều lần, dân chúng mới hạnh phúc. -Tuy đã giành thắng lợi hơn 150 năm nay mà nhân dân lao động vẫn khổ và họ đang muốn làm cách mạng lần nữạ nhận thức được rằng, cách mạng tư sản chỉ thay thế chế độ bóc lột này bằng chế chế độ bóc lột khác tinh vi hơn chứ không xóa bỏ được áp bức bóc lột, vì thế Người cho rằng đó là những cuộc cách mạng không đến nơi, không triệt để. Do đó, cứu nước theo ngọn cờ của giai cấp tư sản không phải là lối thoát cho dân tộc. -Trong thế giới bây giờ chỉ có CM tháng 10 là thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng hạnh phúc tự do bình đẳng thật sự.III.Con đường giải phóng dân tộc: -Vào giữa năm 1920, khi đang hoà mình trong cuộc đấu tranh sôi nổi của Đảng Xã hội Pháp để tìm con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa củaV.I.Lênin. Người tìm thấy ở đó con đường giải phóng dân tộc và chỉ rõ: -Các đế quốc vừa xâu xé thuộc địa, vừa liên kết nhau đàn áp CM thuộc địa. -Thuộc địa cung cấp của cải và binh lính đánh thuê cho đế quốc để đàn áp CM chính quốc và thuộc địa. -Vì thế giai cấp vô sản chính quốc và thuộc địa có chung kẻ thù và phải biết hỗ trợ nhau chống Đế quốc. -Người ví CN đế quốc như con đỉa 2 vòi, 1 vòi cắm vào chính quốc, 1 vòi vươn sang thuộc địa, muốn giết nó thì phải cắt 2 vòi, phải phối hợp CM chính quốc với thuộc địa. -Người ví CN đế quốc như con đỉa 2 vòi, 1 vòi cắm vào chính quốc, 1 vòi vươn sang thuộc địa, muốn giết nó thì phải cắt 2 vòi, phải phối hợp CM chính quốc với thuộc địa. -CM giải phóng thuộc địa và CM chính quốc là 2 cánh của CM vô sản, muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường CM vô sản.Người đã tìm thấy ở Luận cương của V.I.Lênin con đường giải phóng đất nước và nhân dân mình. -“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Luận cương của V.I.Lênin đã có ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc đối với nhận thức, tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam.  -Đi theo con đường cách mạng vô sản có nghĩa là cần phải xây dựng khối đoàn kết và liên minh chiến đấu với giai cấp vô sản thế giới, trong đó có giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính quốc. -Người cho rằng, “dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”*Con đường cách mạng đó bao gồm những nội dung chủ yếu sau:1/ Tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và dần dần từng bước “đi tới xã hội cộng sản”. -Hồ Chí Minh thấy được cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc nó nêu tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc thuộc địa và mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. -Cuộc đấu tranh giữa hai hình thái "tư bản" và "chủ nghĩa xã hội" đồng thời cũng là cuộc đấu tranh khốc liệt giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp của nhân loại trong thế kỷ XX để xây dựng một xã hội không giai cấp, không có quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất, mà trong đó mọi người là bình đẳng, không có hiện tượng "người bóc lột người " và tiến tới xóa bỏ nhà nước trong một tương lai "thế giới đại đồng" khi người với người là bạn, thương yêu lẫn nhau và tại đó năng suất lao động tăng lên rất cao, của cải làm ra đồi dào tới mức phân phối của cải theo nguyên tắc: "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. -Chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội đã có một vai trò rất to lớn trong tiến trình phát triển của tri thức nhân loại: vai trò của một cuộc thí nghiệm xã hội lớn lao. Sau cuộc thí nghiệm này nhân loại đã thu được các kinh nghiệm và tri thức cực kỳ to lớn; đã từ bỏ được sự "lãng mạn cách mạng" và các kinh nghiệm xử lý với các thách thức lớn của xã hội. Các giai tầng xã hội đã không còn dễ bị kích động bởi các ý tưởng có tính cực đoan, xã hội hướng đến cách giải quyết các mâu thuẫn bằng con đường phi bạo lực. Tuy phe xã hội chủ nghĩa thất bại, tan rã nhưng những bài học xương máu của sự thất bại này đem lại cho nhân loại một cái nhìn sâu rộng hơn về chủ nghĩa cộng sản. 2/ Lực lượng lãnh đạo là giai cấp công nhân mà đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản. -CM giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp CN lãnh đạo:Trong các phong trào chống Pháp trước 1930 ở nước ta đã xuất hiện các đảng phái, hội, đoàn thể như Duy Tân Hội, Việt Nam Quang Phục Hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng, nhưng những Đảng này thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức chặt chẽ, thiếu cơ sở rộng rãi trong quần chúng nên không thể lãnh đạo kháng chiến thành công và bị tan rã với các khuynh hướng cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, tư sản. -Từ thắng lợi của CM Tháng 10 Nga do Đảng CS lãnh đạo, người khẳng định: CM giải phóng dân tộc muốn thắng lợi, trước hết phải có Đảng lãnh đạo, không có Đảng chân chính lãnh đạo CM không thể thắng lợi. Đảng có vững CM mới thành công, người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có CN làm cốt. Không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, không có kim chỉ nam. Đảng phải xác định rõ mục tiêu, lý tưởng CNCS, phải tuân thủ các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng.3/ Lực lượng cách mạng là khối đoàn kết toàn dân, nòng cốt là liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân và lao động trí óc. -CM giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân, trên cơ sở liên minh công nông:CN Mác Lê Nin khẳng định CM là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhân dân lao động là người sáng tạo và quyết định sự phát triển lịch sử. -Người chủ trương đưa CM Việt Nam theo con đường CM vô sản, nhưng chưa làm ngay CM vô sản, mà thực hiện CM giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn dân tộc với đế quốc xâm lược và tay sai. Mục tiêu là giành độc lập dân tộc. Vì vậy CM là đoàn kết dân tộc, không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản bản xứ, ai có lòng yêu nước thương nòi sẽ cùng nhau thống nhất mặt trận, thu gom toàn lực đem tất cả ra giành độc lập tự do, đánh tan giặc Pháp Nhật xâm lược nước ta. Tập trung mọi lực lượng trong mặt trận để chống cường quyền, nhưng phải lấy công nông làm gốc. Đây là lực lượng đông đảo, nhưng lại bị 2, 3 tầng áp bức, là lực lượng có tinh thần CM triệt để nhất.* Khác Phan Bội Châu tập hợp 10 hạng người: phú hào, quý tộc, sĩ phu, du đồ, hội đảng, nhi nữ, anh sỹ, thông ngôn, ký lục, bồi bếp mà không có công, nông. 4/ Sự nghiệp cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, cho nên phải đoàn kết quốc tế. -Khi CN Đế quốc xâm lược thuộc địa, CM giải phóng dân tộc có khuynh hướng phát triển, nhưng lúc đó quốc tế CS lại đánh giá thấp CM giải phóng thuộc địa. -Nghiên cứu luận cương của Lê Nin về CM thuộc địa và xuất phát từ áp bức của CN Đế quốc với thuộc địa, Hồ Chí Minh lập luận về nguyên nhân của CM thuộc địa : “ Người Đông Dương không được học, nhưng đau khổ, đói nghèo và sự bạo ngược của CN Thực Dân là người thầy dạy mầu nhiệm của họ; người Đông Dương sẽ tiến bộ một cách nhanh chóng khi thời cơ cho phép và họ biết tỏ ra xứng đáng với những người thầy dạy của họ.”,”Không, người Đông Dương không chết, người Đông Duơng sống mãi. Bên cạnh sự phục tùng tiêu cực, Người Đông Dương sống âm ỷ và sẽ bùng nổ mãnh liệt khi thời cơ đến.” -Tại ĐH V Quốc tế CS (6/1924): Nguyễn Ái Quốc lập luận về vai trò của CM thuộc địa: "Vận mệnh của giai cấp vô sản ở các chính quốc gắn chặt với vận mệnh các giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Nọc độc và sức sống của rắn độc TBCN đang tập trung ở các thuộc địa, nếu khinh thường CM thuộc địa là muốn đánh rắn chết đằng đuôi.”(CM thuộc địa đánh dập đầu rắn độc TBCN). -Hồ Chí Minh chỉ rõ tính chủ động của CM thuộc địa: Thuộc địa là mắc xích yếu nhất trong hệ thống CNĐQ, trong khi đó nhân dân thuộc địa luôn có tinh thần yêu nước, căm thù xâm lược, họ sẽ vùng lên khi thời cơ đến. Vì vậy, năm 1924 Nguyễn Ái Quốc khẳng định: CM thuộc địa không những không phụ thuộc vào CMVS chính quốc mà có thể nổ ra và giành thắng lợi trước CM chính quốc và khi hoàn thành CM thuộc địa họ có thể giúp đỡ giai cấp vô sản chính quốc phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn.CM thuộc địa phải chủ động giành thắng lợi trước CMVS chính quốc, CM thuộc địa chỉ có thể dựa vào sự nỗ lực của nhân dân thuộc địa, phải đem sức ta tự giải phóng cho ta. IV.Kết luận -Có thể khẳng định, Luận cương của Lênin đã mở ra con đường đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Do nhu cầu của cách mạng, Người càng ra sức tìm hiểu và thấu suốt được tinh túy của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam nhằm giải quyết những vấn đề mà thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra. -Như vậy, hoàn toàn có cơ sở để khẳng định rằng, chính Luận cương của Lênin đã tạo ra bước ngoặt căn bản về chất trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc: từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản. Qua Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở đó con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc: “con đường cách mạng vô sản. thành côngCố gắngchúc các bạn có một buổi thảo luận hiệu quả

File đính kèm:

  • ppttu_tuong.ppt
Bài giảng liên quan