Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải

/ Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

-Giúp học sinh hiểu được thế nào là tôn trọng lẽ phải

-Biết được biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải

-Biết được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với cuộc sống

 2. Phương pháp:

 -Phương pháp đóng vai

 -Thảo luận nhóm

 -Giải quyết vấn đề

 

doc41 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ộng sáng tạo
 Chỉ có tự giác mới vui vẻ, tự tin và có hiệu quả. Tự giác là điều kiện của sáng tạo. ý thức tự giác, óc sáng tạo là động cơ bên trong của các hoạt động, tạo ra sự say mê, tinh thần vưowtj khó trong học tập và trong lao động
Nhóm 3:
Câu 1: Lợi ích của lao động tự giác, sáng tạo
Không làm phiền người khác
Được mọi người tôn trọng yêu quí
Nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động học tập, lao động và hoạt động xã hội
Liên hệ học tập:
Không làm phiền đến bố mẹ, gia đình
Ngoan ngoãn, lễ phép, học giỏi
Biết tôn trọng thành quả lao động của bố mẹ và mọi người
Câu 2: HS phải làm gì?
Có kế hoạch rèn luyện tự giác, sáng tạo trong học tập lao động
Rèn luyện hàng ngày thường xuyên
HS: Nhận xét, góp ý
HĐ 5: Luyện tập bài tập
GV: Cho HS làm bài tập
Câu 1: Bài tập 1(SGK)
Câu 2: Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về lao động
II/ Nội dung bài học:
1/ Thế nào là tự giác sáng tạo trong lao động
2/ Lợi ích của lao động tự giác sáng tạo
3/ HS làm gì?
III/ Bài tập:
Câu 1:
Biểu hiện tự giác, sáng tạo
Không tự giác, sáng tạo
-Tự giác học tập làm bài
- Thực hiện nội qui của trường
- Có kế hoạch rèn luyện
- Có suy nghĩ cải tiến phương pháp
- Nghiêm khắc sửa chữa sai trái
- Lối sống tự do cá nhân
- Cẩu thả ngại khó
- Buông thả, lười nhác suy nghĩ
- Thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội
Câu 2:
Tục ngữ:
Cày sâu cuốc bẫm
Tay làm hàm nhai
Tay quai miệng trễ
Chân lấm tay bùn
Làm ruộng ăn cơm nằm
Chăm tằm ăn cơm đứng
Ca dao: 
 Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
 Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
4/ Dặn dò:
Làm bài tập về nhà
Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về lao động
Câu chuyện về tấm gương tự giác, sáng tạo trong lao động
Đọc trước bài “ Quyền và nghĩa vụ công dân trong gia điình”
Tuần 14, 15	Ngày soạn: 25/11/07
Tiết 14, 15	Ngày giảng: 27/11/07
Bài 11: quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình
I/ Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu được một số qui định của pháp luật về quyền và mọi nghĩa vụ của mọi công dân trong gia đình
ý nghĩa của những qui định đó
2/ Thái độ:
HS có thái độ tôn trọng và tình cảm đối với gia đình mình
Có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc
Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em
3/ Kỹ năng:
Biết ứng xử phù hợp với các qui định cảu pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình
HS biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo qui định của pháp luật
II/ Phương pháp:
Thảo luận
Diễn giả, Đàm thoại
Tổ chức hoạt động cá nhân
Tổ chức trò chơi 
Kích thích tư duy
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1: Liên hệ thực tiễn về những hậu quả của việc thiếu tự giác, sáng tạo trong học tập và trong lao động
Câu hỏi 2: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây:
Chỉ có thể rèn luyện tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức
Sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tư chất trí tuệ do bẩm sinh di truyền mà có
3/ Bài mới:
Tiết 1
Hoạt động của GV vầ HS
Nội dung
HĐ1: Giới thiệu bài
GV: Đọc cho HS nghe câu ca dao:
 “ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
GV: Em hiểu thế nào về câu ca dao nói trên?
 Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Hướng dẫn HS đàm thoại các câu hỏi sau:
1/ Hãy kể những việc làm mà ông bà, cha mẹ, anh chị đã làm cho em
2/ Hãy kể những việc làm mà em đã làm cho ông bà, cha mẹ, anh chị em
3/ Em sẽ cảm thấy thế nào nếu không có tình thương chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ
4/ Điều gì xảy ra nếu em không có bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm với ông bà, cha mẹ, anh chị em
HĐ1: Thảo luận nội dung mục đặt vấn đề
GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm
GV: Chia lớp thành 3 nhóm
GV: Đặt câu hỏi
Câu1: Những việc làm của Tuấn đới với ông bà
Câu2: Em có đồng tình với việc làm của Tuấn không? Vì sao?
Câu 3: Những việc làm của con trai cụ Lam
Câu 4: Em có đồng tình với cách cư xử của con trai cụ Lam không? Vì sao?
HS các nhóm thảo luận 
HS: Cử đại diện nhóm trình bày
HS: Cả lớp nghe và nhận xét
HS nhóm 1 trình bày
HS nhóm 2 trình bày
GV(lưu ý): Sự bất ngờ là ông chủ đã tặng lại cho ông thợ mộc ngôI nhà chính do suy nghĩ và bàn tay sai lầm của ông thợ mộc làm ra
HĐ2: phân tích tình huống SGK
GV: Giúp HS phát triển nhận thức về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình
GV: Cho HS hoạt động nhóm
GV: Giao bài tập cho HS
Nhóm 1: Bài tập 3 trang 33
Nhóm 2: Bài tập 4 trang 33
Nhóm 3: Bài tập 5 trang 33
HS: Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả thảo luận
I/ Đặt vấn đề
Câu 1:
 Tuấn xin mẹ về ở với ông bà nội
Thương ông bà, Tuấn chấp nhận đI học xa nhà, xa mẹ, xa em.
Hàng ngày Tuấn dậy sớm nấu cơm
Cho lợn. Cho gà
Tuấn đun nước cho ông bà tắm
Tuấn dắt ông bà đi dạo chơi, đến thăm bà con họ hàng
Ban đêm Tuấn bê chõng nằm cạnh giường ông bà để tiện chăm sóc
Câu 2:
Em đồng tình và rất khâm phục cách ứng xử của bạn Tuấn đối với ông bà
Câu 3: 
anh con trai cụ Lam sử dụng số tiền bán nhà, bán vườn để xây nhà.
Xây dựng xong, gia đình con cái đều ở tầng trên
Tầng 1 cho thuê
Cụ Lam ở dưới bếp
Hàng ngày mang cho mẹ bát cơm và ít thức ăn
Buồn tủi, cụ trở về quê sống với con thứ
Câu 4:
Việc làm của con trai cụ Lam là không thể được. Anh ta là đứa con bất hiếu
Bài tập 3:
- Bố mẹ Chi đúng và hị không xâm phạm quyền tự do của con, vì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ quản lí trông nom con
- Chi sai vì không tôn trọng ý kiến của cha mẹ
- Cách ứng xử đúng là nghe lời cha mẹ, không nên đi chơi xa nếu không có cô giáo, nhà trường quản lí và Chi nên giải thích lý do cho bạn bè hiểu
Bài tập 4:
- Cả Sơn và cha mẹ Sơn có lỗi
- Sơn đua đòi ăn chơi
- Vì cha mẹ quá nuông chiều buông lỏng việc quản lý em, không biết kết hợp giáo dục giữa gia đình với nhà trường để giáo dục Sơn
Bài tập 5:
- Bố mẹ Lâm cư xử không đúng vì cha mẹ thì phải chịu trách nhiệm và hành vi của con, phải bồi thường thiệt hại do con gây ra cho người khác
- Lâm vi phạm luật giao thông đường bộ
4/ Dặn dò: 
Tìm hiểu qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Bài tập 1 và 2 SGK trang 33
Iv/ rút kinh nghiệm qua bài giảng:
Tiết 2
1/ ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
	(Không kiểm tra)
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ 4: Giới thiệu những qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình
GV: Diễn giải gia đình là cái nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. Pháp luật nước ta có những qui định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình
GV: Nêu điều 64 và luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
HS: Dọc mộtlần qui định của pháp luật
GV: Hướng dẫn học sinh phân tích đối chiếu những qui định với những điều mà các em vừa học ở tiết 1 để thấy rõ tính hợp lí của pháp luật
GV: Cho HS thảo luận để liên hệ mặt tốt và chưa tốt việc thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình
HS: Điền vào bảng những việc làm của gia đình em hoặc người khác về giáo dục con cái
Việc làm tốt
Việc làm không tốt
- Động viên an ủi, tâm sự với con cái
- Tạo điều kiện vật chất và tinh thần
- Tôn trọng ý kiến của con cái
- Gia đình, con cái quan tâm đến ông bà
- Anh em hòa thuận
- Bố mẹ gương mẫu với con cái
- Ông bà cũng có trách nhiệm dạy dỗ con cái
- Quát, khắt khe, nghiêm khắc
- Nuông chiều con 
- Can thiệp thô bạo vào tình cảm và ý thích con cái
- Đánh con, mắng chửi con
- Hành hạ con riêng của chồng hoặc vợ
- Con cái vô lễ với bố mẹ
- Coi thường ông bà
- Anh em đánh nhau
HS: Phát biểu ý kiến cá nhân
GV: Kết luận
HĐ5: Tìm hiểu nội dung bài học
HS: Tự tìm hiểu nội dung bài học
GV: Hướng dẫn HS tóm tắt nội dung
HS: Nêu thắc mắc trao đổi
GV: Giải đáp, kết luận
HĐ6: Luyện tập, bài tập
Tổ chức cho HS thảo luận trong SGK
Bài 6 trang 33:
HS đọc bài tập một lần
HS: Phát biểu ý kiến cá nhân
HS: Cả lớp bổ sung ý kiến, thảo luận
GV: Nhận xét, giải đáp, kết luận ý kiến
Bài tập tình huống:
 Những câu tục ngữ sau, câu nào nói lên mối quan hệ các thành viên trong gia đình
Đi thưa về gửi
Con dại, cái mang
Lời chào cao hơn mâm cỗ
Một giọt máu đào hơn ao nước lã
Của chồng, công vợ
Anh em hòa thận là nhà có phúc
GV: Đánh giá kết quả học tập của HS
HĐ7: Củng cố
GV: Tổ chức cho HS chơI trò đóng vai, thể hiện cách ứng xử những tình huống có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
TH 1: Tốt nghiệp dại học, Tiến bắt đầu đi làm. tiến dùng tiền lương của mình để mua sắm quần áo, mua xe, chiêu đãi bạn bè. Bố mẹ hỏi về công việc, góp ý về cách tiêu tiền, Tiến cằn nhằn: “Bố mẹ hỏi để làm gì?”
TH2: Bố mẹ li hôn, Tài ở với bà nội. Bà vừa nghèo lại ốm đau luôn. Thương bà, Tài bỏ học đi làm để có tiền nuôi bà. Do bị bạn bè xấu rủ rê, Tài lao vào con đường trộm cắp, nghiện ngập. Và giờ đây, Tài đang ở trong trại giam chờ ngày xét xử
HS: Chia nhóm, phân vai, tự chuẩn bị kịch bản
GV: Nhận xét
II/ Nội dung bài học:
1/ Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà
2/Quyền và nghĩa vụ của con cháu
III/ Bài tập:
Đáp án:
Nếu giữa cha mẹ, anh chị, con cái có sự bất hòa
Cách xử sự tốt:
Ngăn cản không cho bất hòa nghiêm trọng hơn
Khuyên 2 bên tật bình tĩnh giải thích, khuyên bảo để thấy đưộc đúng sai
Đáp án:
1, 2, 4, 5, 6
4/ Dặn dò:
Làm bài tập về nhà: Bài 7 trang 33
Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về lao động
Câu chuyện về tấm gương tự giác, sáng tạo trong lao động
Tuần 16	Ngày soạn:
Tiết 16	Ngày giảng:
ôn tập học kì i
i/ mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: Hệ thống hóa các kiến thức đã học trong kì I
Đạo đức: Hình thành phẩm chất đạo đức con người mới, sống hòa nhập với cộng đồng, với làng xóm láng giềng
Pháp luật: Giúp cho HS nắm được các quyền và nghã vụ cơ bản của công dân
Ii/ phương pháp:
Thảo luận nhóm
Đàm thoại
Đặt vấn đề
Dùng phiếu hoc tập
Iii/ tiến trình các hoạt động dạy và học:
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
	Nêu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong gia đình? Con cháu phảI có quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với gia đình? Cho ví dụ minh họa

File đính kèm:

  • docGDCD hkI 8.doc
Bài giảng liên quan