Bài giảng Tuần 15 - Tiết 15 - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

1. Về kiến thức:

- Hiểu được một số qui định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình.

- Hiểu được ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

2. Về kỹ năng:

 

doc12 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 15 - Tiết 15 - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
phát từ tình cảm thiêng liêng ruột thịt, không chỉ biết nuôi dưỡng mà còn phải chăm sóc và giáo dục con trở thành người công dân tốt có ích cho xã hội. Không phải “ thương con phải cho roi cho vọt ”, phải đánh đập con mà cha mẹ phải làm gương cho con.
- Hỏi: Nếu cha mẹ không làm gương thì con cái sẽ như thế nào? 
- GV: Thực tế một số gia đình do cha mẹ không làm gương tốt cho con: buôn lậu, làm giấy giả, trộm cắp... có việc làm không đúng sẽ ảnh hưởng đến con . 
- Hỏi: Em biết chuyện nào nói về việc giáo dục con của cha mẹ bằng cách nêu gương? 
- GV giáo dục HS: Các em được cha mẹ quan tâm lo lắng đầy đủ phải cố gắng học. Nhiều gia đình vì cuộc sống phải mưu sinh nên cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến các con. Các em phải thấy sự vất vả của cha mẹ, mà lo học tập để cho cha mẹ vui lòng, không nên đua đòi dẫn đến sự việc đáng tiếc như Sơn. 
(GV chiếu máy bài tập tình huống)
* HS xử lí tình huống
 Lâm 13 tuổi. Một lần Lâm đi xe máy vào đường ngược chiều và đâm phải Bình 10 tuổi đi xe đạp, làm cho Bình bị thương và hỏng xe. Lâm bị cơ quan công an tạm giữ. Khi cơ quan công an mời bố mẹ Lâm đến để giải quyết việc bồi thường cho người bị đâm xe thì bố mẹ Lâm không chịu đến và nói rằng, mình không làm việc đó nên không chịu trách nhiệm.
- Hỏi:
+ Thái độ của bố mẹ Lâm xử sự như vậy có đúng không ? Vì sao?
+ Theo em, bố mẹ Bình phải làm gì khi con mình bị Lâm làm bị thương và hỏng xe ?
- Hỏi: Qua tình huống trên, em thấy cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con? 
(GV chiếu máy điều 34, 39, 40 luật HNGĐ năm 2000 )
Điều 34: Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ .
Khoản 1: Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội .
Điều 39: Đại diện cho con.
Cha mẹ là nguời đại diện của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật. 
Điều 40: Bồi thường thiệt hại cho con gây ra. 
Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra. 
 (GV chiếu máy)
 HS xử lí tình huống
* Tình huống: Giả sử trong buổi họp gia đình bàn về việc học của em, cha mẹ yêu cầu em thi vào trường Chuyên tỉnh nhưng em không có khả năng và chỉ muốn thi vào trường Đốc Binh Kiều với các bạn .
- Trước tình huống trên em sẽ làm gì? 
- Hỏi: Cha mẹ phải có thái độ như thế nào trước ý kiến của em? 
- Hỏi: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì?
- GV: Ngoài việc tôn trọng ý kiến của con. Pháp luật còn qui định; (GV chiếu máy khoản 2 điểu 37 của luật HNGĐ) Điều 37: Nghĩa vụ và quyền giáo dục con. Khoản 2: “Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động của con ”.
(GV chiếu máy )
HS đóng vai tình huống:
 Gia đình Hạnh gồm có hai anh em, Mẹ Hạnh bảo Hạnh phải nghỉ học, vì con cái không cần đi học nhiều. 
(GV mời 2 HS nữ sắm vai: 1- mẹ ; 1- con )
- GV: Để xóa bỏ quan niệm lạc hậu trọng nam khinh nữ, bảo vệ quyền của người phụ nữ ngang bằng nam giới Nhà nước ta ban hành luật bình đẳng giới.
- Hỏi: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con?
(GV chiếu máy)
 Điều 2: Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
 Khoản 5: Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú. 
- GV: giải thích con trong giá thú và con ngoài giá thú.
- GV: Giáo dục HS không phân biệt đối xử nếu lớp có bạn không có cha hoặc mẹ vì bạn thiếu tình thương cần sự yêu thương của mọi người.
(GV chiếu máy tình huống )
HS xử lí tình huống
* Tâm là học sinh lớp 11, vì ham giàu bà Minh buộc Tâm phải nghỉ học để kết hôn với Vũ đang tuổi cha mình. Nếu Tâm không vâng lời bà sẽ đánh đập và không cho Tâm ra khỏi nhà. Vì quá tuyệt vọng Tâm phải tự tử chết. 
- Em có nhận xét gì về việc làm của bà Minh ?
- Hỏi: Cha mẹ phải có nghĩa vụ gì đối với con? 
( GV chiếu máy điều 34 luật HNGĐ năm 2000.) 
 Điều 34: Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ. 
 Khoản 2: Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức.
- GV: (Chiếu máy)
- Hỏi: Em có nhận xét gì về bức ảnh trên ? 
- Hỏi: Trẻ em có quyền gì? 
- GV: Cha mẹ đánh đập con xâm phạm quyền trẻ em. Đây là hành vi bạo lực gia đình. Để chống lại những hành vi này pháp luật đã ban hành luật phòng chống bạo lực gia đình
- GV: (Chiếu máy) 
- Hỏi: Nội dung các bức ảnh nói lên điều gì ?
GV chuyển ý: Cha mẹ rất yêu thương con là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào đời . Vậy ông bà có quyền và nghĩa vụ gì đối với cháu.
* Hoạt động 3: HS xử lí tình huống tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của ông bà. 
(GV chiếu máy)
HS xử lí tình huống
 Ân 15 tuổi, bố mẹ mất sớm. Ân sống chung với ông bà. Ân thường xuyên nghỉ học đi chơi games, đánh nhau, nhiều lần ông bà dạy bảo Ân không vâng lời và nói ông bà không có quyền can thiệp vào công việc của Ân. 
 - Theo em Ân đúng hay sai ? Vì sao? 
- Hỏi: Ông bà có quyền và nghĩa vụ gì đối với cháu? 
(GV chiếu máy Luật HNGĐ năm 2000)
Điều 47: nghĩa vụ và quyền của ông bà nội ngoại và cháu 
Khoản 1: Ông bà nội, ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản riêng để tự nuôi sống mình và không có người nuôi dưỡng thì ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
- Ông bà, cha mẹ, anh, chị, em. 
- Gia đình là nơi để mọi người quan tâm, chia sẽ, động viên, là môi trường hình thành nhân cách con người. 
- HS ghi tên bài.
- Đọc bài tập 4 SGK/ 33
( Chiếu máy)
- Cha mẹ Sơn không phải yêu thương con mà là nuông chiều con. 
- Cha mẹ Sơn là người có lỗi vì thương con không đúng, buông lỏng việc quản lí con, chỉ lo nuôi dưỡng mà không giáo dục con nên Sơn đua đòi, ăn chơi dẫn đến tệ nạn xã hội. 
- Sơn cũng có lỗi không lo học, đua đòi dẫn đến bị nghiện ma túy. 
- Cha mẹ Sơn phải đưa Sơn đi cai nghiện để giúp Sơn thành công dân tốt, có ích cho xã hội. 
- HS trả lời.
- Con cái hư hỏng, vi phạm pháp luật. 
- Truyện mẹ hiền dạy con. 
- Đọc tình huống.
( Chiếu máy )
- Bố mẹ Lâm không đúng vì Lâm 13 tuổi chưa đủ tuổi lái xe, vi phạm luật giao thông, chưa thành niên nên chưa chịu trách nhiệm về hành vi của mình và Lâm là người có lỗi nên bố mẹ phải chịu trách nhiệm về hành vi của Lâm và bồi thường thiệt hại do Lâm gây ra.
- Bình 10 tuổi chưa thành niên nên bố mẹ phải đứng ra để bảo vệ quyền và lợi ích cho con khi bị Lâm xâm hại.
- HS trả lời.
- HS đọc
- Đọc tình huống.
(Chiếu máy)
- Trình bày ý kiến của em một cách lễ phép, có tình, hợp lí cha mẹ sẽ suy nghĩ lại em không nên có thái độ vô lễ xúc phạm cha mẹ.
- Tôn trọng ý kiến của em. (Mọi công dân điều có quyền tự do ngôn luận)
- HS trả lời.
- HS ứng xử đúng:
+ Khuyên mẹ, giải thích
mẹ hiểu tầm quan trọng của việc học (Quyền học tập của trẻ em)
+ Xóa bỏ quan niệm lạc hậu trong nam khinh nữ, phân biệt đối xử giữa con gái, con trai 
* Nếu HS ứng xử sai GV định hướng: (Trẻ em có quyền gì? - Quyền học tập - Em sẽ làm gì khi mẹ bảo em nghỉ học). 
- HS trả lời. 
- HS đọc
- Đọc tình huống
(Chiếu máy)
* Bà Minh sai vì:
- Bà xúc phạm, đánh đập, ngược đãi con.
- Bà có hành vi ép buộc con kết hôn với người đáng tuổi cha mình khi Tâm mới 17 tuổi và còn đi học. Đây là hành vi vi phạm quyền học tập của trẻ em, vi phạm đạo đức, vi phạm Luật hôn nhân và gia đình ( cưỡng ép hôn nhân ,tảo hôn).
- HS trả lời. 
- HS đọc
(HS xem hình) 
- Cha đánh đập con, xâm phạm thân thể con.
- Trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục (Lớp 7)
(HS xem hình) 
- Cha mẹ chăm sóc, dạy dỗ con .
- Cha mẹ động viên con khi có chuyện buồn.
- Đọc tình huống
(Chiếu máy)
* Ân sai vì :
- Việc Ân trốn học đi chơi, đánh nhau là vi phạm nội qui nhà trường.
- Ân 15 tuổi chưa thành niên. Khi cha mẹ không còn ông bà đã có công nuôi, dưỡng, trông, nom, chăm sóc, giáo dục mà Ân không biết ơn, không kính trọng ông bà. 
- HS trả lời
- HS đọc 
I. Đặt vấn đề: 
HS xử lí tình huống.
II. Nội dung bài học: 
1. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ. 
- Nuôi dạy con thành công dân tốt. 
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật của con. 
- Tôn trọng ý kiến của con. 
- Không được phân biệt đối xử giữa các con. 
- Không được ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái đạo đức và pháp luật. 
2. Quyền và nghĩa vụ của ông bà. 
- Trông nom, chăm sóc, giáo dục.
- Nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật không có người nuôi dưỡng. 
4. Củng cố: (GV chiếu máy)
	* Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con? 
 Đáp án: 
	- Nuôi dạy con thành công dân tốt. 
	- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con và chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật của con. 
	- Tôn trọng ý kiến của con. 
	- Không phân biệt đối xử giữa các con. 
	- Không được ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, đạo đức. 
 * Ông bà có quyền và nghĩa vụ gì đối với cháu? 
 Đáp án: 
 - Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu
 - Nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu không có người nuôi dưỡng
5. Hướng dẫn học ở nhà: ( GV chiếu máy)
- Học bài nắm được: 
	+ Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. 
	+ Quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với cháu. 
- Soạn bài: 
	+ Tìm ca dao, tục ngữ nói về gia đình, tình cảm gia đình. 
	+ Xem luật HNGĐ năm 2000 để hiểu qui định của pháp luật về: 
	- Quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. 
	- Bổn phận của anh, chị, em. 
	+ Vì sao cần phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. 
* GV nhận xét – xếp loại tiết dạy. 
* Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docBai12-Tiet15.doc