Bài giảng Tuần 16 - Tiết 16 - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

1. Về kiến thức:

- Hiểu được một số qui định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình.

- Hiểu được ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

2. Về kỹ năng:

- Học sinh biết ứng xử phù hợp với các qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

 

doc12 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 2826 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 16 - Tiết 16 - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
m ông bà.
(GV chiếu máy điều 35, 47 luật HNGĐ năm 2000. )
* Điều 35: Nghĩa vụ và quyền của con.
 Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. 
 Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ. 
 Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.
* Điều 47: Nghĩa vụ và quyền của ông bà, cha mẹ và cháu. 
- Khoản 2: Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.
- Hỏi: Đôi khi giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em có sự bất hòa. Trong trường hợp đó em sẽ xử sự như thế nào để khắc phục sự bất hòa, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình ? 
- GV diễn giảng và giáo dục: Trường ta đang thực hiện cuộc vận động: “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.” Nên thầy cô như cha mẹ các em, như anh chị em trong một gia đình. Đôi lúc các em không ngoan thầy cô dạy dỗ các em. Chứng tỏ thầy cô có trách nhiệm đối với em thì mình không nên giận mà hãy biết sửa sai và học tốt hơn. 
(GV chiếu máy)
 HS xử lí tình huống
 Tiến đậu đại học, ra trường đi làm dùng tiền lương mua sắm tiêu sài, chiêu đãi bạn bè, bố mẹ hỏi về công việc của Tiến, Tiền cằn nhằn: “ Bố mẹ hỏi để làm gì?”. Tiến cho rằng mình cũng cần có cuộc sống riêng. 
 - Em có đồng ý với cách cư xử của Tiến không? Vì sao? 
 (GV chiếu máy)
 Điều 44: Quyền có tài sản riêng của con 
 Khoản 2: Con từ 15 tuổi trở lên còn sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình.
GV giáo dục HS :Không chỉ còn sống chung gia đình mà ngay cả khi sống riêng gia đình nếu cha mẹ không có khả năng mình cũng phải phụ giúp
 (GV chiếu máy)
- Hỏi: Em có nhận xét gì về nội dung bức ảnh trên?
* GV chuyển ý con cháu chăm sóc ,biết ơn ông bà. Anh chị em trong gia đình có bổn phận như thế nào.
* Hoạt động 3: HS xem tranh, xử lí tình huống giúp các em hiểu được bổn phận của anh chị em trong gia đình. 
(GV chiếu máy )
- Hỏi: Bức ảnh trên nói lên điều gì?
- Hỏi: Anh chị em phải có bổn phận gì? 
- Giả sử: Em đang xem ca nhạc, em của em đòi xem phim hoạt hình hoặc bảo em chỉ cách làm bài tập khó, em sẽ làm gì? 
GV giáo dục HS: Yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau không chỉ trong gia đình mà còn biết đoàn kết giúp đỡ mọi người có như thế mới được mọi người yêu mến.Đặc biệt là giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn .
 (GV chiếu máy)
 HS xử lí tình huống
 Bố mẹ mất sớm để lại hai chị em Hoa. Hoa đã đi làm còn em của Hoa đang học lớp 8. Hoa không muốn nuôi em nữa vì đi làm rất cực khổ, vất vả .
- Em có suy nghĩ gì về hành vi của Hoa? 
- Hỏi: Khi không còn cha, mẹ anh chị em phải có bổn phận gì? 
 (GV chiếu máy Luật HNGĐ năm 2000)
 Điều 48: Nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em.
 Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong mọi trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
 GV chuyển ý: Các thành viên trong gia đình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình có ý nghĩa gì.
* Hoạt động 4: GV đàm thoại với HS thấy được ý nghĩa việc thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. 
- Hỏi: Các thành viên trong gia đình đã có những việc làm nào cho em? 
- Hỏi: Em đã làm được những việc gì cho ông bà, cha mẹ ? 
- GV giáo dục HS: Giúp gia đình, Bác nói: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình” à rèn luyện kỹ năng sống cho HS, tích hợp bài tự lập: tự làm những công việc của bản thân: Giặt đồ, quét nhà, rửa chén...
- Hỏi: Điều gì xảy ra nếu em không làm tốt bổn phận của mình đối với gia đình? 
- GV giáo dục HS: Chúng ta không chỉ làm đúng với những chuẩn mực đạo đức mà còn phải biết sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
- Hỏi: Nếu em không thực tốt nghĩa vụ của mình thì em có được hưởng quyền trẻ em hay không? Vì sao?
- GV giáo dục HS: Quyền, nghĩa vụ có quan hệ chặt chẽ nhau, em có thực hiện tốt nghĩa vụ của mình thì mới hưởng được quyền.
- Hỏi: Vì sao pháp luật qui định quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? 
- Hỏi: Ngoài ra, công dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình còn có ý nghĩa gì? 
 (HS không biết GV gợi ý)
- Dân tộc ta có nhiều truyền thống quý báu: đoàn kết, nhân nghĩa, biết ơn, hiếu học, hiếu thảo... 
 - Hỏi: Gia đình em có những truyền thống tốt đẹp nào ?
 GV giáo dục HS: Cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình không nên có hành vi làm tổn hại đến truyền thống gia đình và thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình trong gia đình.
* HS chơi trò chơi “Nhìn tranh đoán chữ”.
(Chiếu máy)
- Hỏi: Tìm câu ca dao qua bức ảnh trên?
- Hỏi : Nội dung các bức tranh khuyên chúng ta điều gì?
* GV chuyển ý sang bài tập.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập củng cố. 
 - Hỏi: Theo em ai đúng, ai sai trong trường hợp này, vì sao?
- Nếu là Chi thì em sẽ ứng xử như thế nào?
- HS xem tranh đón chữ
“ Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con .”
- Hai câu đầu: công lao của cha mẹ .
- Hai câu cuối: lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ.
- Học sinh đọc hai mẩu chuyện SGK/31
- HS thảo luận và trình bày kết quả. (Chiếu máy)
 * Câu 1: Đồng tình. Vì Tuấn chăm sóc ông bà rất chu đáo (dậy sớm nấu cơm mời ông bà ăn; đun nước cho ông bà tắm; cùng ông bà dạo chơi, thăm họ hàng; bê chõng nằm cạnh giường ông bà), yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà, hiếu thảo. 
* Câu 2: Không đồng tình. Vì người con trai không chăm sóc nuôi dưỡng mẹ; ngược đãi xúc phạm mẹ (mượn tiền mẹ xây nhà và ở tầng trên, tầng một cho thuê, mẹ thì ở nhà bếp, sai con mang cơm cho mẹ với một ít thức ăn) bất hiếu.
- Con cháu phải yêu quý, kính trọng, biết ơn chăm sóc, nuôi dưỡng, cha mẹ, ông bà.
- Không được ngược đãi xúc phạm đối với cha mẹ, ông bà. 
- Không đồng ý. Vì vật chất là cần nhưng chưa đủ. Đặt biệt người già rất buồn, cô đơn, khi ốm đau cần sự thăm hỏi chăm sóc tận tình của con cháu. Sự thành đạt của con cháu là niềm vui, là sự hãnh diện của ông bà, cha mẹ nhưng ta không thể vì công việc mà quên đi bổn phận của mình. 
- Tìm hiểu nguyên nhân.
- Đợi mọi người hết giận, giải thích cho mọi người hiểu, nếu ai sai thì phải sửa sai, không nên có thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng xúc phạm đến cha mẹ, anh chị em, phải biết yêu thương và tha thứ, có trách nhiệm.
- HS đọc tình huống
(Chiếu máy)
- Tiến không đúng vì còn sống chung với gia đình, con cái cần phải phụ giúp cha mẹ. Hơn nữa pháp luật có qui định:
- HS đọc
- HS xem tranh
- Con, cháu chăm sóc ông bà, thể hiện lòng biết ơn.
- HS xem tranh.
- Chơi cùng em yêu thương, chăm sóc em.
- HS trả lời.
- Phải nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau. 
(Chiếu máy)
- Hoa sai, cha mẹ mất sớm Hoa phải yêu thương em và nuôi dưỡng em. 
- HS trả lời.
- HS đọc
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, lo lắng, giúp đỡ, động viên, giúp đỡ...
- Giúp công việc gia đình, học giỏi, giữ em, dạy cho em học
- Vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của con cháu. Mọi người sẽ cười chê (đạo đức và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ nhau)
- Không vì quyền và nghĩa vụ luôn đi đôi với nhau. VD: Em có quyền học tập thì phải có nghĩa vụ thực hiện tốt nội quy nhà trường, hoàn thành giáo dục phổ thông Không phải có quyền thì em muốn làm gì cũng được.
 - HS trả lời
- HS trả lời
- Truyền thống hiếu thảo, biết ơn, hiếu học
(Chiếu máy)
- HS nhìn tranh và đón chữ.
* Tranh 1:
 “Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
àKhông phân biệt đối xử._
* Tranh 2: 
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”
àAnh em phải yêu thương nhau.
* Tranh 3: 
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài 
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
àAnh chị em phải yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
* Tranh 4: 
“Cá không ăn muối cá ươn 
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”
àCon phải vâng lời cha mẹ.
- HS đọc bài tập 3/ SGK trang 33.
- HS đọc bài tập và làm bài.
I. Đặt vấn đề: 
- Tuấn chăm sóc ông bà.
- Con trai cụ Lam.
II. Nội dung bài học:
3. Quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với cha mẹ, ông bà. 
- Yêu quý, kính trọng, biết ơn. 
- Chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà. Đặc biệt khi ốm đau, già yếu. 
- Nghiêm cấm hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà. 
4. Bổn phận của anh chị em trong gia đình. 
- Yêu thương, chăm sóc
- Nhường nhịn, giúp đỡ
- Nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ. 
5. Ý nghĩa. 
- Xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. 
- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. 
II. Bài tập: 
* Bài tập 3/SGK trang 33 (Chiếu máy)
- Cha mẹ Chi đúng vì đi chơi không có người lớn quản lí rất nguy hiểm.
 - Chi sai vì đua đòi với bạn.
- Nếu là Chi, em sẽ nghe lời cha mẹ và giải thích cho bạn hiểu. (GV: cha mẹ có quyền quản lí con chưa thành niên)
4. Củng cố: (Chiếu máy)
* Bài tập 1: Một gia đình hạnh phúc biết kết hợp các yếu tố sau. Em đồng tình với ý kiến nào? 
	A. Mọi người quan tâm, chăm sóc;
	B. Làm giàu chính đáng;
	C. Phải có con trai;
	D. Chỉ cần nhiều tiền;
	E. Nuôi dạy con tốt. 
+ Đáp án: A, B, E. 
* Bài tập 2: Phân biệt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà, anh chị em, con cháu và các thành viên : (Chiếu máy)
Quyền và nghĩa vụ
Ông bà, cha mẹ
Anh chị em
Con cháu
Các thành viên
Nuôi dạy con thành công dân tốt 
x
Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con.
x
Chăm sóc, giáo dục cháu
x
Yêu quý, kính trọng, biết ơn 
x
Nghiêm cấm hành vi xúc phạm, ngược đãi con cái 
x
Chăm sóc nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ 
x
Quan tâm, giúp đỡ, cùng chăm lo 
x
5. Hướng dẫn học ở nhà: (Chiếu máy)
- Học bài: 
+ Quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với cha mẹ ,ông bà.
+ Bổn phận của anh ,chị em trong gia đình.
+Ý nghĩa việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. 
- Làm lại bài tập SGK cô đã hướng dẫn trong khi học.
- Xem bài để ôn thi HKI. 
* Xem lại những vấn đề nào không hiểu ghi ra giấy để cô cùng các em giải đáp.
* GV nhận xét – đánh giá tiết dạy.
 * Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docBai12-Tiet16-Quyen&NghiaVuCuaCongDanTrongGiaDinh.doc