Bài giảng Tuần 30 - Tiết 30 - Bài 21: Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

Học sinh hiểu pháp luật là gì? Đặc điểm của pháp luật.

2. Kĩ năng:

- Biết đánh giá các tình huống xảy ra hàng ngày ở trường và ngoài xã hội.

- Biết vận dụng một số quy định pháp luật đã học vào cuộc sống hàng ngày.

3. Thái độ:

 Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật.

II. Tài liệu và phương tiện.

- Hiến pháp 1992.

 

doc5 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 2209 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 30 - Tiết 30 - Bài 21: Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn: 27/3/2014
 Tuần 30. Tiết 30
Bài 21: PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
Học sinh hiểu pháp luật là gì? Đặc điểm của pháp luật.
2. Kĩ năng:
- Biết đánh giá các tình huống xảy ra hàng ngày ở trường và ngoài xã hội.
- Biết vận dụng một số quy định pháp luật đã học vào cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ:
 Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật.
II. Tài liệu và phương tiện.
- Hiến pháp 1992.
- Máy chiếu
III. Phương pháp:
- Nêu vấn đề
- Thảo luận
- Đàm thoại
- Vấn đáp
IV. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Học sinh làm bài tập 2 trong SGK
- HS nhận xét
- GV nhận xét, cho điểm
	3. Bài mới
Trước khi vào bài mới, mời các em xem một số hình ảnh
? Nhận xét về hành vi của các bạn học sinh trong ảnh
? Đây có phải hành vi vi phạm pháp luật không?
Trong cuộc sống, có những việc chúng ta biết là vi phạm nhưng vẫn làm. Có những việc chúng ta làm mà không biết rằng đã vi phạm pháp luật. Vậy để hiểu pháp luật là gì. Hôm nay, thầy giáo cùng các em sẽ tìm hiểu bài 21: Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: giới thiệu sơ đồ bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặt vấn đề
- GV yêu cầu HS đọc phần đặt vấn đề.
- GV: Vậy để hiểu rõ hơn pháp luật là gì? Pháp luật có những đặc điểm nào, các em tìm hiểu phần II, NDBH
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
? Qua việc tìm hiểu phần ĐVĐ, em nào khái quát lại pháp luật là gì
- HS trả lời
- GV chốt lại: pháp luật là quy tắc xử sự chung và có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành.
- GV:
+ Giải thích, phân tích cho HS hiểu (quy tắc xử sự chung; bắt buộc; Nhà nước ban hành; các biện pháp: giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế)
+ Pháp luật chỉ hình thành khi xã hội có sự phân chia gia cấp (trong xã hội nguyên thủy chưa phân chia giai cấp nên cũng chưa có pháp luật). Pháp luật chính là công cụ để quản lí Nhà nước. Các em sẽ tìm hiểu nội dung này ở tiết 2.
- Một tập thể như lớp học, trường học cũng cần có những biện pháp để quản lí.
? Ở trường em có những quy định gì để quản lí học sinh
- HS: nêu một số nội quy của trường.
? Những quy định của trường em có phải là pháp luật không
- HS: Đó không phải pháp luật. Đó là kỉ luật.
? Ở bài 5, các em đã học về pháp luật và kỉ luật. Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa pháp luật và kỉ luật.
- GV: Cho học sinh quan sát bảng so sánh. Cần phân biệt pháp luật và kỉ luật.
- HS: làm bài tập trắc nghiệm 
GV: nhận xét, giới thiệu một số điều luật.
- HS quan sát ảnh
? Tại sao mọi người đang tham gia giao thông lại dừng xe?
HS: Gặp đèn đỏ. Đây là quy định trong luật giao thông đường bộ
? Mọi công dân có biết quy định về luật giao thông này không
HS: Công dân đều biết về quy định này (qua sách báo, phương tiện truyền thông, văn bản luật...)
? Từ ví dụ trên, em thấy pháp luật có đặc điểm gì
? Em hiểu tính quy phạm phổ biến là gì
GV: Những quy định của pháp luật mang tính khuôn mẫu, là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người
- Hs quan sát Đ. 189
? Tội hủy hoại rừng được quy định như thế nào
HS: Phạt tiền; phạt cải tạo; phạt tù tùy theo mức độ vi phạm.
? Quy định này có đặc điểm gì
( có chặt chẽ, rõ ràng không)
HS: Quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ.
? Qua ví dụ trên, em thấy pháp luật có đặc điểm gì
? Em hiểu tính xác định chặt chẽ là gì
GV: Các văn bản pháp luật được quy định chặt chẽ, rõ ràng để làm căn cứ xét xử những hành vi vi phạm.
- HS quan sát ảnh
? Tại sao 2 em học sinh lại bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe
HS: Vì lỗi vi phạm luật giao thông không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
? Hai em học sinh có biết quy định phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện không
HS: Có biết ( qua tuyên truyền, giáo dục, các phương tiện tiện truyền thông)
GV: Mặc dù biết quy định nhưng vẫn vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lí.
? Vậy với những quy định của pháp luật, công dân không chấp hành có được không
HS: Công dân bắt buộc phải chấp hành những quy định này.
? Qua ví dụ trên, em thấy pháp luật còn có đặc điểm gì 
? Em hiểu tính bắt buộc là gì
? Như vậy, pháp luật có mấy đặc điểm? Là những đặc điểm gì
HS: khái quát
? Vậy qua tiết học hôm nay, các em cần nắm được những nội dung cơ bản nào
HS: khái quát
GV: Đây cũng chính là mục 1, 2 phần nội dung bài học. Các em về nhà đọc và nắm vững.
GV: Để củng cố phần nội dung bài học, các em làm bài tập tình huống sau:
Hoạt động 3: Luyện tập:
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập.
HS: Đọc bài tập 1 (SGK). Trao đổi trong bàn.
GV: Gọi đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét. 
GV nhận xét chung và rút ra kết luận.
? Qua bài học về pháp luật, em nhận xét như thế nào về việc chấp hành pháp luật của công dân hiện nay
HS: Liên hệ
? Với học sinh, em thấy việc chấp hành pháp luật đã nghiêm túc chưa
HS: Liên hệ
? Qua bài học hôm nay, em rút ra điều gì cho bản thân mình
HS: Liên hệ
GV: 
- Chúng ta luôn sống, học tập, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
- Tích hợp nội dung: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
I. Đặt vấn đề.
- Quy định về quyền khiếu nại, tố cáo
- Quy định về tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo.
- Nhà nước ban hành
- Phạt tiền, cải tạo, phạt tù.
- Bắt buộc công dân không vi phạm
-> Pháp luật.
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm pháp luật.
Pháp luật là những quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- Pháp luật:
+ Quy tắc xử sự chung
+ Do Nhà nước ban hành
- Kỉ luật:
+ Quy định, quy ước
+ Do một tập thể (trường học, nhà máy...) ban hành.
2. Đặc điểm của pháp luật:
a. Tính quy phạm phổ biến:
Những quy định của pháp luật mang tính khuôn mẫu, là quy định chung cho tất cả mọi người.
b. Tính xác định chặt chẽ:
Các quy định của pháp luật rõ ràng, chính xác, chặt chẽ bằng các văn bản.
c. Tính bắt buộc (tính cưỡng chế)
Quy định của pháp luật buộc mọi người phải tuân theo. Ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định.
Bài tập tình huống
- Người xử lí vi phạm của
Bình:
+ Giáo viên chủ nhiệm; Ban Giám hiệu.
+ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Căn cứ vào các hành vi vi phạm của Bình
+ Vi phạm kỉ luật: Đi học muộn, mất trật tự, không làm bài.
+ Vi phạm pháp luật: Đánh nhau
4. Củng cố:
Trò chơi: "Đuổi hình bắt chữ"
 5. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc nội dung bài học:
- Khái niệm, đặc điểm của pháp luật
- Tự tìm hiểu để biết thêm về pháp luật (Sưu tầm các điều luật trong luật giáo dục; luật hôn nhân, gia đình...
- Chuẩn bị tiết 2 của bài

File đính kèm:

  • docTiết 30.doc