Bài giảng Văn học Bài 5 – Tiết 17: Sông núi nước nam

Ngay từ thời trung đại, nước ta đã có một nền thơ ca phong phú và đặc sắc.

Thơ ca trung đại chủ yếu được sáng tác bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và bằng nhiều thể loại đa dạng.

 

ppt8 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 2700 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Văn học Bài 5 – Tiết 17: Sông núi nước nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) Lý thường kiệt Bài 5 – Tiết 17 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Ngay từ thời trung đại, nước ta đã có một nền thơ ca phong phú và đặc sắc. Thơ ca trung đại chủ yếu được sáng tác bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và bằng nhiều thể loại đa dạng. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) Đền thờ Lý Thường Kiệt tại Thanh Hoỏ Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn, người phường Thái Hòa, thành Thăng Long ngày nay. Ông là một vị tướng tài, một anh hùng dân tộc đã lập nên bao chiến công hiển hách. Đặc biệt là hai lần ông lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Tống thành công…. Hóy trỡnh bày hiểu biết của em về hoàn cảnh ra đời tỏc phẩm! Di tớch phũng tuyến sụng Cầu (Như Nguyệt) Nguyờn tỏc bằng chữ Hỏn Năm 1077, 30 vạn quõn Tống do Quỏch Quỳ chỉ huy tràn sang Việt Nam ta. Lý Thường Kiệt cho lập phũng tuyến sụng Như Nguyệt (sụng Cầu) để chặn giặc rồi cho thủy quõn đỏnh bại giặc ở vựng biển Quảng Ninh. Quõn bộ của Quỏch Quỳ đỏnh đến sụng Như Nguyệt bị chặn đứng. Nhiều trận chiến đấu quyết liệt xảy ra. Giặc Tống khụng sao vượt được phũng tuyến Như Nguyệt, đành đúng trại chờ viện binh. Đang đờm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hỏt ở phớa nam bờ sụng Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ. I. Tìm hiểu chung1. Tác giả a. Hoàn cảnh sáng tác: 2. Tác phẩm I. Tìm hiểu chung1. Tác giả2. Tác phẩm Hoàn cảnh sáng tác: Đọc - chú thích văn bản: Nhan đề: Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam - thường gọi là bài thơ Thần) Ngôn ngữ: chữ Hán Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt f. ý nghĩa lịch sử: Bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta (trên tổng số 3 bản tuyên ngôn độc lập) g. Bố cục: 2 phần: Nam quốc sơn hà Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiờn định phận tại thiờn thư. Như hà nghịch lỗ lai xõm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Sụng nỳi nước Nam Sụng nỳi nước Nam vua Nam ở, Vằng vặc sỏch trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đõy Chỳng mày nhất định phải tan vỡ. - Đây là một thể thơ Đường luật . - Đặc điểm: + Bài thơ có 4 câu, mỗi câu gồm bảy chữ. + Chữ cuối cùng của các câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau. + Bốn câu thơ trong bài tứ tuyệt lần lượt có tên là “khai, thừa, chuyển, hợp”. Tuyờn ngụn độc lập là lời tuyờn bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định khụng một thế lực nào được xõm phạm. Phần 1 : Hai cõu đầu Khẳng định chủ quyền, lónh thổ của nước ta một cỏch chắc chắn, cú cơ sở vững chắc. Phần 2 : Hai cõu sau Lời đe dọa kẻ thự khụng được xõm phạm. Nếu xõm phạm thỡ chắc chắn thất bại nặng nề (Nam quốc sơn hà) Tìm hiểu chung Tìm hiểu chi tiết Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta. a. Khai: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” Mở ra bài thơ, tác giả tuyên cáo một sự thật hiển nhiên: 	“Sông núi nước Nam vua Nam ở” Cặp từ “Nam” nằm song song tương ứng với nhau trên cùng một câu thơ: 	“Nước Nam”  “vua Nam”  Như muốn ngầm cảnh cáo với kẻ địch rằng không thể nào có chuyện nghịch lý 	“Nước Nam”  “vua Bắc” ở đây, tác giả cố ý sử dụng từ “đế” để chỉ “vua” có tác dụng: + Khẳng định “vua Nam” không phải là bề tôi của “vua Bắc” + Khẳng định “nước Nam” không phải là chư hầu của “nước Bắc” Một cách rất đỗi tự hào, câu thơ khẳng định nước ta bình đẳng và độc lập tuyệt đối với phương Bắc:  Vua Nam = Vua Bắc  Nước Nam = Nước Bắc Chính vì độc lập với phương Bắc nên hai quốc gia có chủ quyền lãnh thổ riêng biệt. Lời tuyên cáo vang vọng từ gần một ngàn năm trước đến nay vẫn có giá trị thời sự. Tìm hiểu chung Tìm hiểu chi tiết 1. Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta. a. Khai: “Nam quốc sơn hà nam đế cư” b. Thừa: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” Nếu câu “khai” là một lời tuyên cáo thì câu “thừa” có nhiệm vụ chỉ ra những cơ sở để có được lời tuyên cáo ấy: + “Tiệt nhiên” có nhiều cách dịch như “rõ ràng”, “rành rành”, “hiển nhiên”… nhưng dù dịch thế nào thì đây cũng là một từ biểu thị thái độ tự tin, chắc chắn của người nói. + “Thiên thư”: “sách trời” (ý nói tạo hóa). Lời tuyên cáo vững chắc không chỉ bởi sự tự tin của tác giả mà còn được tuyên bố dựa vào “tài liệu” có một không hai: “thiên thư”. Và nếu như “Bắc đế” có tự xưng là thiên tử (con trời) thì lại càng không thể nghịch lại “thiên thư” (sách trời, ý trời) mà tự ý phân định lại lãnh thổ của Nam quốc hay Bắc quốc và cũng không được gây chiến tranh xâm lược vào lãnh thổ của Nam quốc chúng ta. Tìm hiểu chung Tìm hiểu chi tiết Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta. Hai câu sau: Bản cáo trạng và hình phạt giành cho kẻ thù a. Chuyển: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm” Chỉ ra tội trạng của kẻ thù: + Nghịch : phản lại ý trời, không tuân theo sự sắp đặt của tạo hóa + Lai xâm phạm: đến xâm lược để thỏa lòng tham khôn cùng chứ không phải vì những mục đích tốt đẹp. Thái độ của người nói: căm phẫn, tức giận trước lòng tham ngu xuẩn của loài xâm lăng: + Lỗ: tác giả gọi chúng một cách khinh bỉ “quân địch mọi rợ”. + Nhịp thơ chậm, giọng thơ mạnh, gay gắt với các âm nặng “nghịch”, “lỗ”, “phạm” càng góp phần biểu hiện tâm trạng phẫn nộ khi Tổ quốc tươi đẹp bị “loài mọi rợ” xâm lăng.  Câu thơ bắt đầu bằng từ “cớ sao” nhưng lại không nhằm để hỏi mà lại dùng để kể. Chỉ một câu nhưng đã vạch trần đầy đủ tội trạng của kẻ thù. Tìm hiểu chung Tìm hiểu chi tiết 1. Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta. 2. Hai câu sau: Bản cáo trạng và hình phạt giành cho kẻ thù a. Chuyển: b. Hợp: “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” Viện ra luật trời Tố cáo tội trạng của kẻ vi phạm luật trời  Tác giả đã có đầy đủ cơ sở để bắt kẻ thù nhận lấy hậu quả: “Bọn chúng mày sẽ phải chuốc lấy bại vong.”  Đây đồng thời là lời khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược. Bài thơ được trình bày một cách chặt chẽ như bài văn nghị luận: - Câu 1: Lời tuyên cáo. - Câu 2: Cơ sở chứng minh. - Câu 3: Bản cáo trạng. - Câu 4: Hình phạt. Nhưng qua từng câu chữ ta vẫn bắt gặp những dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả: Đó là một niềm tự hào, một sự tự tin, một nỗi tức giận và hơn tất cả là một tình yêu nước sâu sắc, rất Việt Nam. “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm” 

File đính kèm:

  • pptryy56u66.ppt
Bài giảng liên quan