Bài giảng Vật lí Lớp 10 - Bài: Lực hướng tâm và lực quán tính li tâm. Hiện tượng tăng, giảm và mất trọng lượng
ĐỊNH NGHĨA
Khi vật chuyển động tròn đều thì phải có lực gây ra gia tốc hướng tâm cho vật. Lực này gọi là lực hướng tâm
Ví dụ về lực hướng tâm
Chuyển động của mặt trăng quay quanh trái đất:
Lực gây ra gia tốc hướng tâm cho mặt trăng là lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất.
Chuyển đông quay của vật trên mặt bàn quay:
Lực gây ra gia tốc hướng tâm chính là lực ma sát nghỉ.
Chuyển động của ôtô ở khúc quanh:
Tại khúc quanh người ta làm mặt đường nghiêng để hợp lực của trong lực và phản lực của mặt đường tạo thành một lực hướng tâm, làm ôtô chuyển động tròn đều một cách dễ dàng
KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ Lực quán tính là gì ? Nêu đặc điểm của lực ma sát nghỉ Chuyển động tròn đều là gì ? Gia tốc của chuyển động tròn đều có chiều và độ lớn như thế nào ? Nh ắc lại về lực quán tính Lực quán tính như thế nào trong các chuyển động này ? Bài 22 Lực hướng tâm và lực quán tính li tâm Hiện tượng tăng, giảm và mất trọng lượng I. LỰC HƯỚNG TÂM 1. ĐỊNH NGHĨA Khi vật chuyển động tròn đều thì phải có lực gây ra gia tốc hướng tâm cho vật . Lực này gọi là lực hướng tâm a) Chuyển động của mặt trăng quay quanh trái đất : Lực gây ra gia tốc hướng tâm cho mặt trăng là lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất . 2. Ví dụ về lực hướng tâm b) Chuyển đông quay của vật trên mặt bàn quay: Lực gây ra gia tốc hướng tâm chính là lực ma sát nghỉ . Tại khúc quanh người ta làm mặt đường nghiêng để hợp lực của trong lực và phản lực của mặt đường tạo thành một lực hướng tâm , làm ôtô chuyển động tròn đều một cách dễ dàng c. Chuyển động của ôtô ở khúc quanh : Tàu lượn được làm nghiêng , tại sao ? d) Chuyển động của vật quay tròn dưới sợi dây Lực hướng tâm là hợp lực của trọng lực và lực căng dây Nhận xét : lực hướng tâm là hợp của các lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều II. LỰC Q UÁN TÍNH LI TÂM Trong hệ qui chiếu gắn với mặt bàn , thì vật đứng yên do có thêm tác dụng của lực quán tính . Lực quán tính trong hệ qui chiếu gắn với vật chuyển động tròn đều gọi là lực quán tính li tâm III. HIỆN TƯỢNG TĂNG, GIẢM VÀ MẤT TRỌNG LƯỢNG 1) Khái niệm trọng lượng và trọng lực Trọng lực là hợp lực của lực hấp dẫn của trái đất đ ặ t lên vật và lực quán tính li tâm . Độ lớn của trọng lực gọi là trọng lượng Do F q << F hd nên ta coi trọng lực gần đúng bằng với lực hấp dẫn 2) Sự tăng , giảm và mất trọng lượng Trong hệ qui chiếu phi quán tính , trọng lực biểu kiến là hợp lực của trọng lực và lực quán tính Thang máy có gia tốc hướng lên : P / = P+ F qt = m(a+g ), trọng lượng biểu kiến tăng Thang máy có gia tốc hướng xuống : P / = P - Fqt = m(g - a), trọng lượng biểu kiến giảm Nếu thang máy rơi tự do thì P / = P – F qt = 0, vật ở tình trạng mất trọng lượng Tại sao các phi hành gia trên con tàu vũ trụ lại ở trong tình trạng này ? Trong các vệ tinh quay tròn đều quanh trái đất , lực quán tính li tâm và lực hấp dẫn cân bằng nhau . Các vật trong vệ tinh ở tình trạng mất trọng lượng
File đính kèm:
- bai_giang_vat_li_lop_10_bai_luc_huong_tam_va_luc_quan_tinh_l.ppt