Bài giảng Vật lí Lớp 11 - Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ - Phan Thị Ngọc Phương
Định nghĩa : Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó
Tính chất: - Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức
- Các đường sức là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu
- Chiều của các đường sức tuân theo những quy tắc xác định( quy tắc nắm tay phải, quy tắc ra Bắc vào Nam)
- Quy ước vẽ đường sức sao cho chỗ nào từ trường mạnh thì đường sức từ mau (dày) và chỗ nào từ trường yếu đường sức thưa.
Dụng cụ: - Nam châm thẳng
- Cuộn dây (C)
- Điện kế chứng minh G
- Nam châm điện hoặc cuộn dây thứ hai có chung lõi với cuộn dây khảo sát
- Biến trở
- Nguồn điện
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ BÀI PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH NHÓM 1: PHAN THỊ NGỌC PHƯƠNG PHẠM VŨ THÀNH PHAN THỊ HIỀN ANH NGUYỄN VĂN NINH PHAN THI HƯƠNG NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ CHƯƠNG V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ BÀI 23 TỪ THÔNG. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ Câu hỏi 1 : Đường sức từ là gì ? Nêu các tính chất của đường sức từ ? ? KIỂM TRA BÀI CŨ Đáp án : Định nghĩa : Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường , sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó Tính chất : - Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức - Các đường sức là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu - Chiều của các đường sức tuân theo những quy tắc xác định ( quy tắc nắm tay phải , quy tắc ra Bắc vào Nam) - Quy ước vẽ đường sức sao cho chỗ nào từ trường mạnh thì đường sức từ mau ( dày ) và chỗ nào từ trường yếu đường sức thưa . MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ ĐƯỜNG SỨC TỪ N S N S I. TỪ THÔNG 1. Định nghĩa Câu hỏi : Từ thông qua diện tích S giới hạn bởi đường cong phẳng kín (C) được xác định như thế nào ? ? S 1. Định nghĩa Từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường đều : = BScos (23.1) S S S S 1. Định nghĩa S S S S Câu hỏi : Nhận xét gì về số đường sức đi qua diện tích S trong các trường hợp ? BÀI 23: TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ 2. ĐƠN VỊ I. TỪ THÔNG * Trong hệ SI đơn vị từ thông là : V ê be. Kí hiệu ( Wb ) II. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ 1. Thí nghiệm Dụng cụ : - Nam châm thẳng - Cuộn dây (C) - Điện kế chứng minh G - Nam châm điện hoặc cuộn dây thứ hai có chung lõi với cuộn dây khảo sát - Biến trở - Nguồn điện 1. Thí nghiệm a) Thí nghiệm 1: 0 - + S N Đưa nam châm tiến lại gần cuộn dây ( C) Câu hỏi : Hãy quan sát kim điện kế khi nam châm di chuyển và nhận xét ? ? 1. Thí nghiệm b) Thí nghiệm 2: 0 - + S N Đưa nam châm dịch chuyển ra xa cuộn dây ( C) ? Câu hỏi : Hãy quan sát kim điện kế khi nam châm di chuyển và nhận xét ? c) Thí nghiệm 3: Cuộn dây ( C) chuyển động so với nam châm đứng yên . Ta cũng thu được kết quả tương tự nếu cho cuộn dây (C) dịch chuyển lại gần hay xa nam châm Câu hỏi : Các thí nghiệm trên đều có sự xuất hiện của dòng đi ệ n . Vậy dòng điện xuất hiện là do điều kiện nào ? + - d) Thí nghiệm 4: Thay đổi cường độ dòng điện qua nam ch â m điện ? 0 + - Câu hỏi : Hãy quan sát kim điện kế khi cường độ dòng điện trong nam châm điện thay đổi và nhận xét ? Câu hỏi : Tất cả các thí nghiệm trên đều có đặc điểm chung là gì ? ? * Nhận xét : Tất cả các thí nghiệm trên đều có đặc điểm là từ thông qua mạch kín biến thiên 1. Thí nghiệm Câu hỏi : Có những cách nào làm thay dổi từ thông qua mạch ? ? 2. Kết luận * Mỗi khi từ thông qua mạch kín biến thiên thì trong mạch đó xuất hiện một dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng . Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ * Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua mạch kín biến thiên CỦNG CỐ * Mỗi khi từ thông qua mạch kín biến thiên thì trong mạch đó xuất hiện một dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng . Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ * Từ thông qua một diện tích S đặt trong từ trường đều : = BScos Đơn vị : Vê be. Kí hiệu ( Wb ) MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ B B B A B B D BÀI TẬP C âu 1: Dòng điện trong khung xuất hiện trong trường hợp nào ? CÂU HỎI VỀ NHÀ CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE
File đính kèm:
bai_giang_vat_li_lop_11_bai_23_tu_thong_cam_ung_dien_tu_phan.ppt