Bài giảng Vật lý 8 - Tiết 20 - Bài 16: Cơ năng

1 MỤC TIÊU

 1.1) Kiến thức: -Nêu được khi nào vật có cơ năng?

 1.2) Kĩ năng:

-Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn

-Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.

-Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.

 1.3) Thái độ: -Nghiêm túc, ham thích môn học.

+BPGDBVMT: Mọi công dân đều tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông và an toàn lao động.

2. CHUẨN BỊ

 2.1) Chuẩn bị của GV:

-Tranh hình 16.1

-Lò xo thép như hình 16.2

-Quả nặng, máng nghiêng, vật nhẹ như hình 16.3

 2.2) Chuẩn bị của HS: Đọc bài trước ở nhà

 

doc3 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Vật lý 8 - Tiết 20 - Bài 16: Cơ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần: 21
Tiết: 20
NS: 20/12/2012
ND:
Bài 16. CƠ NĂNG
1 MỤC TIÊU
 1.1) Kiến thức: -Nêu được khi nào vật có cơ năng?
 1.2) Kĩ năng: 
-Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn
-Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.
-Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
 1.3) Thái độ: -Nghiêm túc, ham thích môn học.
+BPGDBVMT: Mọi công dân đều tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông và an toàn lao động.
2. CHUẨN BỊ
 2.1) Chuẩn bị của GV:
-Tranh hình 16.1 
-Lò xo thép như hình 16.2
-Quả nặng, máng nghiêng, vật nhẹ như hình 16.3
 2.2) Chuẩn bị của HS: Đọc bài trước ở nhà
3. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
 3.1) Ổn định(1’)
 3.2) KTBC(4’)
 ? Phát biểu khái niện công suất, viết công thức và giải thích ?
 Áp dụng làm bài tập 15.1, 15.2/SBT
 * Đáp án:
 Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong 1 đơn vị thời gian
Công thức: 
Giải thích: P- Công suất(W)
 A- công thực hiện(J)
 t- thời gian(s)
 Áp dụng: 15.1 – C, 15.2 – P=55,55W
 3.3 Các họat động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
HĐ1: Tạo tình huống (5’)
Phương pháp: đàm thọai, vấn đáp
* Tình huống: Đặt vấn đề như SGK
Thông báo khái niệm cơ năng
Cho HS tìm ví dụ
GV nhận xét.
-Khi tham gia giao thông, phương tiện tham gia có vận tốc lớn (có động năng lớn), thường có gì xảy ra?
-Sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Chúng ta phải thế nào?
Đọc phần đặt vấn đề
Nghe khái niệm cơ năng. Ghi vào vở.
Ví dụ: quyển sách trên bàn, quả táo trên cây...
-Khi tham gia giao thông, phương tiện tham gia có vận tốc lớn (có động năng lớn), thường có gì xảy tai nạn sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng.
-Mọi công dân đều tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông.
I- Cơ năng:
Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có cơ năng.
Vật có khả năng sinh công càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn
Đơn vị cơ năng là jun (J)
HĐ3: Hình thành khái niệm thế năng (14’)
Phương pháp: vấn đáp, thảo luận, thí nghiệ
Cho HS xem hình 16.1
Hình nào thì quả nặng A có khả năng sinh công?
->Khái niệm thế năng hấp dẫn.
Nếu vật nằm trên mặt đất thì có thế năng hấp dẫn không? HS trả lời C1
Càng đưa vật lên cao so mặt đất thì thì thế năng hấp dẫn có thay đổi không?
Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào mốc tính độ cao mà ta chọn trước( mặt đất, mặt bàn,...)
 Cùng độ cao nhưng các vật có khối lượng khác nhau thì thế năng hấp dẫn có khác nhau không?
 Yêu cầu HS cho ví dụ.
 GV giới thiệu thí nghiệm H16.2
 Cho HS làm thí nghiệm H16.2 và trả lời C2 theo nhóm.
 Lò xo bị nén tức là nó bị biến dạng so với lúc đầuà thế năng
 Nếu lò xo bị nén càng nhiều thì sao?
 =>Thế năng đàn hồi và sự phụ thuộc của nó.
-Các vật rơi từ trên cao xuống có gì nguy hiểm?
-Khi lao động trên cao, chúng ta phải có biện pháp gì?
H16.1b vật có khả năng sinh công. Vậy nó có cơ năng
Vị trí của vật càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
Nghe- ghi nhận
Cho ví dụ vật có thế năng hấp dẫn.
Nghe hướng dẫn TN
Làm TN và thảo luận nhóm C2
Đại diện nhóm trình bày 
C2. Đốt cháy sợi dây, lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là thực hiện công. Lò xo khi biến dạng (bị nén) có cơ năng.
Vật bị biến dạng càng nhiều thì thế năng đàn hồi càng lớn.
Ví dụ: lò xo thép bị nén.
Thế năng của lò xo càng lớn.
-Các vật rơi từ trên cao xuống có động năng lớn nên rất nguy hiểm đến tính mạng con người.
- Mọi công dân đều tuân thủ các quy tắc an toàn lao động.
II- Thế năng:
1/ Thế năng hấp dẫn:
C1.Quả nặng A khi đưa lờn độ cao nào đú cú khả năng sinh cụng, tức là cú cơ năng.
Cơ năng của vật có được do vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn.
 Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn bằng 0.
 Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào mốc tính độ cao, vật ở vị trí càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
 Khối lượng vật càng lớn thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
2/ Thế năng đàn hồi:
C2. Đốt cháy sợi dây, lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là thực hiện công. Lò xo khi biến dạng (bị nén) có cơ năng.
-Cơ năng của vật có được do vật bị biến dạng gọi là thế năng đàn hồi.
HĐ3: Hình thành khái niệm động năng (10’)
Phương pháp: quan sát, vấn đáp
Hình thành khái niệm động năng: 
Vật nằm trên mặt đất thì không có thế năng, nếu vật chuyển động trên mặt đất có cơ năng không?
Đó là một dạng khác của cơ năng gọi là động năng
Vậy khi nào vật có động năng?
Làm thí nghiệm như H16.3
Yêu cầu HS trả lời C3,C4,C5 và hoàn thành kết luận
Động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
GV làm TN như trên nhưng thay đổi vị trí của quả cầu A trên mặt phẳng nghiêng (cao hơn, thấp hơn), thay quả cầu khác có khối lượng lớn hơn.
Yêu cầu HS trả lời C6,C7,C8
Thế năng và động năng là hai dạng của cơ năng.
-Vật chuyển động trên mặt đất có cơ năng
Nghe giới thiệu và quan sát thí nghiệm
Trả lời C3,C4,C5
Quan sát thí nghiệm
Trả lời C6, C7,C8
C6. Động năng của một vật phụ thuộc vào vận tốc chuyển động của vật
C7. Động năng của một vật phụ thuộc vào khối lượng chuyển động của vật
C8. Động năng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc chuyển động của vật.
III-Động năng:
1/Khi nào vật có động năng?	 
C3. Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B, làm miếng gỗ B chuyển động một đoạn C. Quả cầu A tác dụng vào miếng gỗ B một lực làm miếng gỗ B chuyển động, tức là thực hiện công.
C4.
C5. Một vật chuyển động có khả năng thực hiện công, tức là có cơ năng. 
Cơ năng của vật do chuyển động gọi là động năng.
2/Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
 C6. Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật.
C7. Động năng của một vật phụ thuộc vào khối lượng chuyển động của vật
C8. Động năng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc chuyển động của vật.
HĐ4: Vận dụng (10’)
Phương pháp: vấn đáp, gợi mở
+Vận dụng: cho HS trả lời C9,C10 cá nhân, HS khác nhận xét.
GV thống nhất câu trả lời
Khi nào vật có cơ năng?
Trường hợp nào thì cơ năng của vật gọi là thế năng?
Trường hợp nào thì cơ năng là động năng?
Trả lời C9,C10
HS khác nhận xét
Trả lời theo sự hướng dẫn của GV
! Phát biểu ghi nhớ
IV-Vận dụng:
C9: thí dụ: vật đang chuyển động trong không trung; con lắc lò xo đang chuyển động...
C10: hình a) thế năng
* GHI NHỚ:
Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng
Cơ năng của vật còn phụ thuộc vào độ cao so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn
Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng
4. Dặn dò về nhà:(1’)
 - Học thuộc ghi nhớ và xem lại các câu C
 - Giải bài tập trong SBT
 - Chuẩn bị trước bài 18. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT CI: CƠ HỌC
 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

File đính kèm:

  • docTuần 21.doc
Bài giảng liên quan