Bài giảng Vật lý 8 - Tiết 25 đến tiết 28
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.
2. Kĩ năng:
Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt
3. Thái độ:
Hứng thú, tập trung trong học tập
II. CHUẨN BỊ:
Một quả bóng cao su; một miếng kim loại; một phích nước nóng; một cốc thủy tinh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Bài mới:
ểm tra - Từ tiết 20 đến tiết 26 theo phân phối chương trình + Đối với học sinh: Chuẩn bị kiến thức để kiểm tra + Đối với giáo viên: Chuẩn bị ma trận, đề đáp án, thang điểm Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra Kết hợp TNKQ và TL (40% TNKQ, 60% TL) Bước 3: thiết lập ma trận đề kiểm tra a. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung PPCT Nội dung Tổng số tiết Lý thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT VD LT VD 1. Từ tiết 20 đén tiết 26 7 6 2.4 4.6 34.3 65.7 Tổng 7 6 2.4 4.6 34.3 65.7 b. bảng số lượng câu hỏi và điểm số Nội dung Trọng số Số lượng câu Điểm số Tổng số TN TL 1. Từ tiết 20 đến tiết 26 34.3 4 4(2đ) 2(4đ) 6(6đ) 2. Từ tiết 20 đến tiết 26 65.7 7 4(2đ) 1(2đ) 5(4đ) Tổng 100 11 8(4đ) 3(6đ) 11 (10đ) MA TRẬN Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Từ tiết 20 đến tiết 26 1. Nêu được hai cách làm biến đổi nhiệt năng 5. Biết được cơ năng là tổng động năng và thế năng 6. Biết được cách làm thay đổi nhiệt năng 8. Biết được chuyển động của các phân tử, nguyên tử có liên hhệ chặt chẽ với nhiệt độ 11. Biết được khi nào có cơ năng, thế năng và động năng 2. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hổn độn không ngừng 4. Nhận biết nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt 7. Hiểu được khi nào thì có nhiệt năng 3. Giải thích một số hiện tượng xãy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động 9. Vận dụng để trả lời cách làm thay đổi nhiệt năng 10. Quan sát được và giải thích để nhận biết động năng SOẠN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN VẬT LÝ 8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4điểm) Câu 1: Trường hợp nào sau đây nhiệt năng của miếng đồng thay đổi bằng cách thực hiện công?: A. Dùng đèn đốt nóng miếng đồng B. Cọ sát miếng đồng. C. Bỏ đồng vào chậu nước đá D.Bỏ vào ly nước nóng. Câu 2: Chuyển động của các nguyên tử, phân tử là : A. Chuyển động thẳng đều B. Chuyển động cong. C. Chuyển động tròn. D. Chuyển động không ngừng. Câu 3: Đường kính phân tử ôxi vào khỏng 0,000.0003mm. Thì độ dài của 1000 phân tử đứng nối tiếp nhau là: A. 0,0003mm B. 0,03mm C. 0,003mm D. 0,3mm Câu 4: Nếu ta nói : nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được nhưng không mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đúng hay Sai? .............. Câu 5: Cơ năng gồm hai dạng: A. Thế năng và nhiệt năng. B. Động năng và cơ năng. C. Động năng và thế năng. D. Cơ năng và nhiệt năng. Câu 6: Có thể thực hiện công cho vật bằng cách: A. Cho vật tiếp xúc với nguồn nhiệt. B. Cho vật dịch chuyển. C. Cả A, B đều đúng. D. Cả A, B đều sai. Câu 7: Thế năng chuyển hóa thành động năng khi: A. Bắn viên bi A vào viên bi B trên mặt bàn nằm ngang viên bi chuyển động. B. Một vật rơi từ trên cao xuống. C. Một vật được ném lên. D. Một vật được đặt trên bàn. Câu 8: Khoảng cách giữa các phân tử của vật tăng khi: A. Khối lượng của vật tăng. B. Số phân tử cấu tạo nên vật tăng. C. Nhiệt độ của vật tăng. D. Thể tích của vật tăng. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: (2điểm) Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng mấy cách? Kể tên. ÁP DỤNG: Đun một ống nghiệm nút kín có đựng nước, nước trong ống nghiệm nóng dần đến một lúc nào đó hơi nước trong ống làm bật nút ống nghiệm lên. Thí nghiệm trên có làm thay đổi nhiệt năng của nước không? Hãy cho biết sự thay đổi nhiệt năng từng giai đoạn? Câu 2: (2điểm) Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi là 100 N và đi được 5km trong 2 giờ. Tính a.Công của con ngựa ? b. Công suất của con ngựa? ( Câu này dành cho 8A) Câu 3: (2điểm) - Khi nào vật có cơ năng.Lấy ví dụ - Khi nào vật có động năng? Lấy ví dụ trường hợp vật vừa có thế năng vừa có động năng và nêu ra từng giai đoạn? A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D D A sai C A B C Điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ B. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: 2đ - Nhiệt năng của vật thay đổi bằng hai cách - Thực hiện công và truyền nhiệt Áp dụng: Giai đoạn truyền nhiệt: Khi đun nước có sự truyền nhiệt từ ngọn lởa sang nước. Câu 2: a. Công của con ngựa là: A= F. s = 100. 5000 = 500.000 (J) Công suất của con ngựa: P = A/ t = 500.000/ 7200 = 69,44 (W) Câu 3: 2đ - Khi vật có khả năng sinh công ta nói vật có cơ năng - Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất hoặc so với một vị trí khác được chọn làm móc để tính độ cao. gọi là thế năng đàn hồi. VD: Chiếc cung đã được giương - Cơ năng của vật do chuyển động mà có. Gọi là động năng. VD: Nước chảy từ trên đập cao xuống. Tuần: 28 Ngày soạn: Tiết: 28 Ngày giảng: Bài 22: DẪN NHIỆT I-MỤC TIÊU: Kiến thức: Biết: dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng . Hiểu :so sánh tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. Vận dụng: tìm thí dụ thực tế về dẫn nhiệt, giải các bài tập trong phần vận dụng. Kỹ năng: làm các thao tác thí nghiệm, vận dụng sự hiểu biết để giải các bài tâp C9-C12. Thái độ: tích cực khi làm thí nghiệm, hợp tác khi hoạt động nhóm. II-CHUẨN BỊ: -Dụng cụ làm thí nghiệm như H.22.1, 22.3,22.4 cho giáo viên, hình vẽ H.22.1 -Dụng cụ làm thí nghiệm như H.22.2 cho các nhóm HS III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: Kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập,: *Kiểm tra bài cũ: Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Định nghĩa nhiệt lượng? *Tổ chức tình huống: Trong sự truyền nhiệt, nhiệt năng truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. Sự truyền nhiệt này được thực hiện bằng những cách nào? HĐ2: Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt: Giới thiệu dụng cụ và làm TN như H.22.1 SGK Gọi HS trả lời C1,C2,C3 HS nhận xét câu trả lời. GV kết luận: sự truyền nhiệt năng như thí nghiệm trên gọi là sự dẫn nhiệt. Hướng dẫn HS kết kết luận về sự dẫn nhiệt. Các chất khác nhau dẫn nhiệt có khác nhau không? =>xét TN khác HĐ3: Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của các chất: Giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành TN H.22.2. Cho HS nhận dụng cụ và làm TN theo nhóm. Quan sát HS làm TN Cho đại diện nhóm trả lời C4,C5 Ba thanh: đồng, nhôm, thủy tinh. Thanh nào dẫn nhiệt tốt nhất, thanh nào dẫn nhiệt kém nhất? Từ đó rút ra kết luận gì? GV làm TN H.22.3 cho HS quan sát. Nước phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi như cục sáp ở đáy ống nghiệm nóng chảy không ? Nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất lỏng? GV làm TN H.22.4 HS quan sát Đáy ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp ở nút ống nghiệm có nóng chảy không? Nhận xét về tính dẫn nhiệt của chất khí? Cho HS rút ra kết luận từ 3 thí nghiệm HĐ4: Vận dụng, củng cố, dặn dò: -Hướng dẫn HS trả lời C8 -> C12 Cho HS thảo luận, nhận xét từng câu trả lời. Sự truyền nhiệt được thực hiện bằng cách nào? Dẫn nhiệt là gì? So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, lỏng và khí Giới thiệu phần “Có thể em chưa biết” Gọi HS giải thích sự dẫn nhiệt trong thí nghiệm ở H.22.1 *Dặn dò: về nhà học bài theo phần ghi nhớ, làm bài tập trong từ 22.1 à 22.5 SBT trang 29 HS lên bảng trả lời -HS trả lời bằng dự đóan. Quan sát TN H.22.1 Cá nhân trả lời C1, C2, C3 C1: nhiệt truyền đến sáp làm sáp nóng lên và chảy ra. C2: từ a ->b,c,d,e. C3:nhiệt truyền từ đầu A -> đầu B của thanh đồng. Nhận dụng cụ và tiến hành TN H.22.2 theo nhóm. Đại điện nhóm trả lời C4, C5. C4:kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thủy tinh. C5:Đồng dẫn nhiệt tốt nhất. Thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất. Trong chất rắn, KL dẫn nhiệt tốt nhất HS quan sát TN Sáp không nóng chảy Chất lỏng dẫn nhiệt kém Miếng sáp không nóng chảy Chất khí dẫn nhiệt kém HS trả lời theo yêu cầu của GV HS thảo luận câu trả lời Giải thích sự dẫn nhiệt trong TN H.22.1: Khi đốt nóng đầu A thanh đồng làm cho các hạt KL đầu A dao động mạnh, nhiệt độ tăng lên ->truyền một phần động năng cho các hạt bên cạnh, các hạt này lại dao động mạnh lên và truyền cho các hạt bên cạnh. Cứ như thế nhiệt được truyền đến đầu B Nhiệt năng (3đ) Các cách thay đổi nhiệt năng (2,5đ) Nhiệt lượng (2,5đ) 21.1 – C (2đ) I- Sự dẫn nhiệt: 1/ Thí nghiệm: H.22.1 Đốt nóng đầu A của thanh đồng Các đinh rơi xuống theo thứ tự từ a -> b -> c,d,e. Sự truyền nhiệt năng như thí nghiệm gọi là sự dẫn nhiệt. 2/ Kết luận: Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. II- Tính dẫn nhiệt của các chất: 1/Thí nghiệm 1: (H.22.2) -Nhận xét: Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất. 2/Thí nghiệm 2: (H.22.3) -Nhận xét: Chất lỏng dẫn nhiệt kém. 3/Thí nghiệm 3: (H.22.4) -Nhận xét: Không khí dẫn nhiệt kém. *Kết luận: Chất rắn dẫn nhiệt tốt, tốt nhất là kim loại. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. III-Vận dụng: C8: C9: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt, còn sứ dẫn nhiệt kém C10: Vì không khí giữa các lớp áo mỏng dẫn nhiệt kém C11: Mùa đông. Tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém giữa các lông chim C12: Vì KL dẫn nhiệt tốt. Những ngày rét, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền vào KL và phân tán nhanh trong KL nên ta cảm thấy lạnh. Ngày nóng, nhiệt độ bên ngoài cao hơn cơ thể nên nhiệt độ từ KL truyền vào cơ thể nhanh và ta có cảm giác nóng. * Phần này dành cho HS lớp 8A: 22.6 SBT Vật lý 8 - Hướng dẫn: Khi thả miếng đồng được nung nóng thì các phân tử đồng sẽ truyền một phần động năng cho các phân tử nước. Kết quả là động năng của các phân tử đồng giảm, còn động năng của phân tử nước tăng, do đó đồng lạnh đi còn nước nóng lên IV. Rút kinh nghiệm: Tổ trưởng Nguyễn Thanh Biểu ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- GA vat li8 LOP CHON 25-28 13-14.doc