Bài giảng Ý nghĩa biểu tượng chiếc gương soi trong Thủy nguyệt

NỘI DUNG TRÌNH BÀY

I. TÁC GIẢ:

1.Tiểu sử:

2.Văn nghiệp:

II. BIỂU TƯỢNG CHIẾC GƯƠNG TRONG TÁC PHẨM:

1. Tìm hiểu nhan đề “Thủy nguyệt”:

2.Ý nghĩa của chiếc gương soi trong văn hóa – văn học Nhật Bản:

3.Ý nghĩa biểu tượng chiếc gương soi:

III. KẾT LUẬN:

 

ppt20 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 3593 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ý nghĩa biểu tượng chiếc gương soi trong Thủy nguyệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hiếc gương soi:	III.	KẾT LUẬN:	 I. TÁC GIẢTIỂU SỬKawabata Yasunary (1899 – 1972) sinh ở OsakaTuổi thơ bất hạnh với cuộc sống mồ côi từ rất sớmTình yêu đầu tiên với nàng Chiyo bất ngờ tan vỡ>> Cảm thức cô đơnLúc nhỏ có mơ ước vẽ tranh15 tuổi đi vào con đường viết văn và rất thành công với giải Nobel văn chương 1968Năm 1972 ông tự tử bằng khí ga trong căn nhà nhỏ2. VĂN NGHIỆPThơ ca và truyện ngắn của Kawabata được ấn hành ngay từ lúc ông còn là học sinh trung học. Ông đặc biệt thành công với loại truyện ngắn trong lòng bàn tay: "Tuổi trẻ trong đời nhiều nhà văn thường dành cho thơ ca; còn tôi, thay vì thơ ca, tôi viết những tác phẩm nhỏ gọi là truyện ngắn trong lòng bàn tay... Hồn thơ những ngày trẻ tuổi của tôi sống sót trong những câu chuyện ấy..."Khi còn là sinh viên ông tiếp cận cả văn học phương Đông lẫn phương Tây: "Tôi đã tiếp nhận nồng nhiệt văn chương Tây phương hiện đại và tôi cũng đã thử bắt chước nó, nhưng chủ yếu tôi là một người Đông phương và suốt mười lăm năm qua tôi chưa từng đánh mất phong cách ấy của mình."Và ông đã cùng với Yokomitsu Richi lập ra tờ Văn nghệ thời đại nhằm thực hiện một "cuộc cách mạng văn học đối đầu với làn sóng văn học cách mạng đương thời". Một số tác phẩm: Vũ nữ xứ Izu (伊豆の踊り子) năm 1926, Xứ tuyết (雪国) năm 1934, tiểu thuyết như Ngàn cánh hạc (千羽鶴), Tiếng rền của núi (山の音), Người đẹp say ngủ (眠れる美女) và Cái đẹp và nỗi buồn (美しさと哀しみと)1. Tìm hiểu nhan đề “Thủy nguyệt”:“Thủy” có nghĩa là nước, “nguyệt” có nghĩa là trăng. “Thủy nguyệt” (seigetsu) được dịch là trăng soi đáy nước. Đối với người Nhật trăng là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết, trong sáng, đồng thời nó cũng tượng trưng cho vẻ đẹp mơ hồ, huyền ảo, lung linh. Còn nước biểu trưng cho chiếc gươngKawabata nói về chiếc gương thông qua nhiều biến thể, có thể là đôi mắt, giọt nước, miếng kính chiếc gương soi bình thường – vật dụng của Kyoko – nhân vật nữ trong truyện mới là điểm nhìn nghệ thuật của tác phẩmII. BIỂU TƯỢNG CHIẾC GƯƠNG TRONG TÁC PHẨM:Thủy nguyệt tức là trăng và nước. Mà hai thứ đó thì tồn tại mãi mãi, cũng giống như vẻ đẹp về thế giới xung quanh, về người vợ mà chồng Kyoko nhìn thấy sẽ mãi đẹp lung linh. Trăng biểu trưng cho vẻ đẹp huyền ảo, nước như chiếc gương soi chiếu ánh trăng, soi chiếu lại vẻ đẹp huyền ảo kia. Tuy trăng ở xa thật xa ta nhưng ta vẫn có thể nhìn ngắm nó ở một nơi thật gần như trong nước nhưng lại không thể nắm bắt được. Cũng giống như khi sắp chết chồng Kyoko thấy vợ mình, thế giới xung quanh mình như đẹp hơn nhưng chàng không thể với tới nó được nữa mà chỉ có thể ngắm nhìn nó mà thôi! Tác phẩm Thủy nguyệt hay nói khác hơn, qua chiếc gương soi trong tác phẩm, Kawabata còn thông báo cho chúng ta cách nhận thức về cái đẹp theo quan niệm của ông. Nhìn nhận cái đẹp không chỉ bằng đôi mắt trần mà phải nhìn bằng cái tâm của mình, bằng cả tâm hồn và cảm xúc của mình để biết được đẹp hay xấu, hư hay thực. Mỗi người có cái tâm riêng sẽ nhìn thấy bầu trời riêng và màu sắc riêng. Cũng giống như trăng và nước thì tồn tại mãi mãi, thấy trăng trong, nước đẹp hay không là tùy ở mỗi người.2.Ý nghĩa của chiếc gương soi trong văn hóa – văn học Nhật Bản:Gương soi là một vật thể có vị trí rất quan trọng trong lịch sử văn hóa Nhật Bản từ xưa. Nó thường gắn liền với truyền thuyết về nữ thần mặt trời Amaterasu, là một trong ba thần khí của Nhật Bản (bao gồm thanh kiếm Kusanagi, chuỗi hạt Yasakani no magatama và chiếc gương Yata no kagami). Trong Phật giáo và Thần đạo, chiếc gương đóng vai trò giữ mối liên hệ với nữ thần mặt trời và mặt trăng. Thêm vào đó, chiếc gương là thánh thể của các vị thần linh (kami). Theo các thế hệ học giả và tu sĩ, chiếc gương là tượng trưng cho trí tuệ thanh khiết và là nguồn gốc của “đức tính thành thực”, không giấu diếm. Hình ảnh chiếc gương thường dùng để thể hiện một ý nghĩa là mỗi người nên cố nhìn lại mình như nhìn vào trong gương và đánh giá xem mình thật sự như thế nào. Quá trình tự xem xét bản thân là biện pháp tốt nhất để hoàn thiện nhân cách. Khi nền văn học viết của xứ sở mặt trời mọc bắt đầu được manh nha thì những thi nhân đầu tiên đã đưa hình ảnh chiếc gương soi vào sáng tác của mình. Chiếc gương trở thành vật “ám ảnh” trong tâm thức của người Nhật.Hình ảnh chiếc gương thật sự đã trở thành một phần trong tâm hồn người Nhật, một biều tượng đa nghĩa trong văn chương xứ Phù Tang.Trong thế giới văn chương của Kawabata, “chiếc gương” có đời sống riêng của nó. “gương” không chỉ để soi chiếu thế giới mà còn để bất tử hóa cái đẹp phù ảo trong tiết tấu của thời gian, hay để ảo hóa thực tại. Nhịp thở phập phồng của vũ trụ, tính bất xứng của con người và thiên nhiên được nhà văn “gói ghém” gọn ghẽ trong vòng tròn của chiếc gương. Qua những “tấm gương” kết tinh từ ngàn năm huyền thoại văn hóa Nhật Bản, ta có thể cảm nhận sâu sắc triết lý của nhà văn về con người, về cuộc sống.Với Kawabata, chiếc gương không đơn thuần là một chiếc gương soi. Nó là một hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp và thực sự trở thành linh hồn cho không ít tác phẩm. Qua hình tượng này, nhà văn gửi gắm những triết lý, cảm quan thẩm mỹ của mình về vẻ đẹp, về cuộc đời, về con người.3. Ý nghĩa của biểu tượng chiếc gương soi:Nhân vật xuyên suốt tác phẩm – chứng nhân của tình yêu:Trong tác phẩm Thủy nguyệt, hình ảnh chiếc gương soi được nhà văn nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nó không chỉ là sự vật được gắn liền với một nhân vật mà còn là nhân chứng cùng dõi theo câu chuyện của Kyoko, là nhân chứng cho tình yêu vĩnh cửu của nàng Kyoko với người chồng cũ.Cái đẹp của chiếc gương được miêu tả khá tinh tế, kết tinh đầy đủ tố chất tâm hồn người Nhật. Chiếc gương tuy chỉ là vật dụng bình thường nhưng trong tác phẩm nó lại trở nên rất quan trọng đối với đời sống hằng ngày của con người. Kyoko đã trao cho người chồng đau yếu, ngày đêm nằm liệt giường chiếc gương soi để dùng nó nhìn ngắm thế giới thực từng ngày đổi thay.Chiếc gương phản chiếu cuộc sốngNhan đề của tác phẩm là Trăng soi đáy nước nhưng nhân vật trung tâm mà tác giả muốn nói ở đây không phải là nước và trăng mà lại là chiếc gương soi – vật dụng của Kyoko. Chiếc gương chính là điểm nhìn nghệ thuật của tác phẩm. Từ điểm nhìn ấy mọi chuyện diễn ra được soi chiếu, được phản ánh không chỉ với vẻ ngoài như thực tế nó vốn có mà phản chiếu cả vào tâm hồn, vào bản chất của sự vật, sự việc, con người. Chiếc gương trong đời sống thực chỉ là vật vô tri vô giác nhưng ở đây nó lại như trở thành một thực thể sống có thể nhìn, có thể cảm nhận, như đôi mắt của một người đang sống. Hình ảnh chiếc gương soi xuất hiện như một nhân vật có đời sống riêng, song hành với các câu chuyện của nhân vật khác, phản ánh tâm tư của họ theo nhiều chiều và không ngừng mở ra những cách nhìn khác nhau cho người đọc. Chiếc gương soi trở thành phương tiện giúp nhà văn hé mở phần nào đời sống bên trong mỗi nhân vật với những suy tư không dễ gì hiểu được, dù cho câu chuyện có được kể lại dưới lớp ngôn từ nhẹ nhàng và trong sáng đến thế nào đi nữa.Thế giới trong chiếc gương soi:Chiếc gương không những là minh chứng cho tình yêu hai người mà còn là một thế giới khác, một thế giới mà theo Kyoko là “còn thực hơn cả thế giới thực” chiếc gương đã mở ra cho chồng nàng một thế gới khác, một thế gới đẹp hơn, sinh động hơn! Cái thế giới trong gương nàng cảm thấy còn đẹp hơn cả thế gới thực. Sở dĩ nó đẹp hơn bởi kết tinh từ tình yêu,từ khát vọng mà con người muốn đạt đến. Cái thế giới mà khi nhìn vào trong đó thì dù bầu trời thực tại có xám xịt vẫn “ánh lên sắc bạc”. Chiếc gương như con mắt khác nhìn vào cuộc sống và bầu trời thì có lẽ như Kyoko đã nghĩ “là màu sắc mà đôi mắt của hai người yêu nhau thắm thiết nhìn thấy”.Triết lý trong chiếc gương soi:Gương soi là một vật linh của Nhật Bản, biểu tượng cho trí tuệ và tâm hồn con người. Đồng thời, chiếc gương trong quan niệm phương Đông là dấu hiệu tâm hồn con người.. Chiếc gương giúp ta nhận diện được chính mình. Soi gương, con người “biết” được chính mình, những hỉ - nộ - ái - ố thường tình trên gương mặt của chính ta mà bình thường chúng ta chỉ thấy được ở người khác mà không nhận ra được chính bản thân mình. Đây là một triết lý sâu xa được thể hiện qua hình ảnh chiếc gương trong truyện ngắn Thủy nguyệt. Với Kyoko “thình lình nàng bỗng phát hiện ra một điều kì lạ: thì ra ai cũng có thể nhìn thấy mặt mũi của chính mình bằng cách ngắm nhìn trong gương; ngoài cách ấy ra, không còn cách nào khác nữa hết. Từ đó trở đi, ngày nào Kyôkô cũng phải ngắm nghía và sờ nắn khuôn mặt của chính mình, để biết đích xác gương mặt in trong gương cũng chính là khuôn mặt mà nàng nhìn thấy ngày ngày” Qua chiếc gương nàng tìm thấy được chính mình và chiếc gương ấy trở thành một biểu tượng sinh động để nàng tiếp xúc với cuộc sống bằng chính trái tim mình. Mỗi lần soi gương là mỗi lần Kyoko cảm nhận được chính mình với một tình cảm thiết tha dành cho người chồng cũ, kèm theo đó là sự tự trách của nàng khi đã để chiếc gương cho chồng mìnhCòn với chồng nàng, hình ảnh trong gương không phải sắc mặt tiều tụy mà là vườn rau xanh mướt, là cánh tay của người vợ là bóng trăng phản chiếu qua vũng nứơc đọng lại dưới sân Những hình ảnh đẹp mà chàng thấy trong gương cũng chính là nhân cách đẹp đẽ của mình, là tâm hồn khỏe mạnh tràn đầy sức sống bên trong cơ thể bệnh tật mà chỉ qua gương thì tâm hồn ấy mới được thể hiện. III. KẾT LUẬNChiếc gương soi là một trong ba báu vật được nói đến rất nhiều trong các huyền thoại về sự ra đời và tín ngưỡng thiên nhiên của đất nước Nhật. Chiếc gương soi là biểu tượng tâm hồn của người Nhật, là phương tiện biểu đạt độc đáo gắn với quan niệm về cái đẹp của Kawabata. Qua hình ảnh chiếc gương soi bình thường – vật dụng của Kyoko – Kawabata đã thể hiện sinh động sự đối lập giữa thế giới thực và ảo, triết lý sống và quan niệm về tình yêu.Qua chiếc gương soi, Kawabata còn thể hiện triết lý sâu sắc về mối quan hệ giữa con người với vũ trụ. Theo ông, con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải soi chiếu vào nhau. Đó là biểu tượng sống động của mỹ học Thiền. Chúng ta nhìn nhận cái đẹp không chỉ bằng đôi mắt trần thế mà phải nhìn bằng cái tâm hồn của mình như Kawabata.

File đính kèm:

  • pptthuy_nguyet.ppt
Bài giảng liên quan