Bài soạn Lớp 5 Tuần 2 - Lô Thanh Ngọc

I.Mục đích yêu cầu:

-Luyện đọc: + Đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

-Hiểu được: +Nghĩa các từ: văn hiến, văn miếu, quốc tử giám, tiến sĩ, chứng tích.

 * Nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

- Gio dục học sinh phải biết tự hào về truyền thống khoa cử lâu đời của nước ta.

II. Chuẩn bị: GV : Nội dung bài ; Bảng phụ chép sẵn bảng thống kê để luyện đọc.

 HS : Đọc, tìm hiểu bài.

 

doc34 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn Lớp 5 Tuần 2 - Lô Thanh Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hệø:- Gọi 1 em đọc mục: Bạn cần biết.
5. Nhận xét – Dặn dị:
- Dặn HS đọc nội dung: Bạn cần biết, xem trước bài 5.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS và những nhóm tham gia xây dựng bài. 
TIẾT: 5
ÂM NHẠC:
(Giáo viên bộ mơn dạy)
Thứ sáu ngày 31 tháng 8 năm 2012.
TIẾT: 1
TOÁN :
Hỗn số (Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
	- Củng có các kiến thức về hỗn số đã học, chuyển đổi hỗn số thành phân số và áp dụng để giải toán
	- HS biết chuyển đổi hỗn số thành phân số và áp dụng vào để giải toán.
	- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: GV: Nội dung bài ; Các tấm bìa vẽ hình vuông như sgk thể hiện hỗn số 
 HS: Tìm hiểu bài.
III. Hoạt động dạy và học:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ: GV cho HS viết, đọc một số VD về hỗn số. 
	3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài.
HĐ 1: hướng dẫn cách chuyển hỗn số thành phân số:
-Gv dán Các tấm bìa vẽ hình vuông như sgk thể hiện hỗn số lên bảng. 
H: Em hãy đọc hỗn số chỉ số phần hình vuông đã được tô màu? Hãy đọc phân số chỉ số phần hình vuông đã tố màu?
-GV nhận xét HS trả lời và chốt lại:
 * Đã tô màu hình vuông. Tô màu 2 hình vuông là 16 phần, tô màu thêm hình vuông, tức là tô màu thêm 5 phần tất cả là 16 + 5 = 21 phần. Vậy có hình vuông được tô màu 
 hình vuông = hình vuông hay = 
-Yêu cầu HS theo nhóm bàn hãy trình bày cách viết 
= ?
( Gợi ý cho HS viết hỗn số thành tổng phần nguyên, phần phân số rồi cộng lại).
-GV nhận xét và chốt lại: 
= 2 + = 
Hay viết ngắn gọn hơn: = 
Ta có thể viết hỗn số thành phân số có:
*Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.
*Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.
HĐ 2: Luyện tập – thực hành:
Yêu cầu HS đọc bài tập sgk, nêu yêu cầu và làm bài – GV theo dõi HS làm.
- GV chốt cách làm bài HS và ghi điểm.
Bài 1: Chuyển các hỗn số sau thành phân số:
2=; 4= ; 3= ; 9= ; 10=
Bài 2: Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính (theo mẫu):
b. 9+5=+= ; c. 10- 4=-=
Bài 3: Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính (theo mẫu):
b. 3x 2=x===
c. 8: 2=: =x===
-HS trả lời các nhân, HS khác bổ sung.
-HS thảo luận theo nhóm bàn, hoàn thành yêu cầu GV giao, sau đó đại diện nhóm trình bày-nhóm khác bổ sung.
-HS đọc thuộc phần nhận xét tại lớp.
	4. Củng cố – Liên hệ: 
	5. Nhận xét - Dặn dò: 
- Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
TIẾT: 2
TẬP LÀM VĂN:
 Luyện tập làm báo cáo thống kê
I. Mục đích, yêu cầu:
	- Giúp học sinh hiểu được cách trình bày các số liệu thống kê và tác dụng của các số
 liệu thống kê.
	- Biết phân tích số liệu thống kê trong bài: Nghìn năm văn hiến.
	- Biết thống kê đơn giản gắn với các số liệu về từng tổ HS trong lớp. Biết cách trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng.	 
 * KNS: + Thu thập xử lí thơng tin.
 + Hợp tác ( cùng tim kiếm số liệu, thơng tin)
 + Thuyết trình kết quả tự tin
II. Chuẩn bị:
	- GV : Nội dung bài ; Bảng phụ ghi bảng thống kê trong bài: Nghìn năm văn hiến ; Phiếu BT.
 - HS : Tìm hiểu bài.
III. Các hoạt dạy và học chủ yếu:
	1. ổn định:
	2. Bài cũ: 2 HS đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày đã viết lại hoàn chỉnh.
	3. Bài mới:
 Hoạt động dạy của GV
H/đ học của HS
Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ 1: Hướng dẫn làm bài tập 1(17 phút)
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-Yêu cầu HS theo nhóm 2 em đọc thầm bài: Nghìn năm văn hiến để hoàn thành bài tập 1 theo yêu cầu.
-GV treo bảng thống kê ở bảng phụ và yêu cầu trình bày lần lượt kết quả từng câu hỏi thảo luận – Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a. Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài:
- Từ 1075 đến 1919, số khoa thi ở nước ta: 185, số tiến sĩ: 2896.
- Số khoa thi, số tiến sĩ và trạng nguyên của từng triều đại.
Triều đại
Số 
khoa thi
Số
 tiến sĩ
Số 
trạng nguyên
Lý
6
11
0
Trần
14
51
9
Hồ
2
12
0
Lê
104
1780
27
Mạc
21
484
10
Nguyễn
38
558
0
- Số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại cho đến ngày nay: số bia – 82, số tiến sĩ có tên khắc trên bia – 1306.
b. Các số liệu thống kê được trình bày dưới 2 hình thức:
- Nêu số liệu và lập bảng số liệu.
c. Tác dụng của các số liệu thống kê: 
- Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
- Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2: (13 phút)
-Gọi 1 HS đọc đề bài – xác định yêu cầu bài tập.
-GV phát phiếu cho HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả – GV nhận xét tuyên dương nhóm làm bài đúng nhất.
-Yêu cầu nêu: Tác dụng của bảng thống kê.(giúp ta thấy rõ kết quả, đặc biệt là kết quả có tính so sánh).
-HS đọc y/cầu bài tập 1
Tổ
Số học sinh
Học sinh nữ
Học sinh nam
HS giỏi, tiên tiến
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
Tổng số học sinh 
trong lớp
	4.Củng cố-Liên hệø: 
 - GV cùng HS hệ thống lại bài học. 
 -GV nhắc HS nhớ cách lập bảng thống kê.
5. Nhận xét – Dặn dị:
 -Để chuẩn bị bị cho tiết tập làm văn sau: Nhớ lại hoặc quan sát một cơn mưa và ghi lại những điều quan sát được.
 -GV nhận xét tiết học.
--------------------------------------------
TIẾT: 3
LỊCH SỬ:
Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.
I. Mục tiêu:
	- HS biết được những đề nghị chủ yếu để canh tân đất của Nguyễn trường Tộ øngười có tấm lòng yêu nước mong muốn đất nước giàu mạnh.
	-HS trình bày được những đề nghị chủ yếu để canh tân đất của Nguyễn Trường Tộ.
	-Giáo dục lòng yêu mến, kính trọng Nguyễn Trường Tộ .
II. Chuẩn bị:
	GV: Nội dung bài; Hình trong SGK, phiếu ghi câu hỏi thảo luận.
	HS: Tìm hiểu bài.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Ổn định: 
 2. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: 
 H: Năm 1862 triều đình nhà Nguyễn làm gì?
 H: Trương Định đã làm gì trước quyết định của nhà Vua?
 - GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
-Giới thiệu bài: GV giới thiệu bối cảnh đất nước ta thời bấy giờ (phần đầu ở SGk). GV ghi đề bài lên bảng.
HĐ 1: Hoạt động theo nhóm -tìm hiểu nội dung bài:
- Yêu cầu HS đọc ND SGK, thảo luận theo nhóm trả lời các nội dung sau: (có thể viết ra giấy hoặc gạch dưới ở SGK).
 1. Mục đích về việc đề nghị đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ ?
 2. Hãy nêu tóm tắt nội dung những đề nghị đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ ?
 3. Triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào đối với đề nghị đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ? Vì sao?
HĐ2:Trình bày nội dung thảo luận-hệ thống kiến thức bài học:
-Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày các vấn đề đã thảo luận GV nhận xét và chốt lại:
-HS nghe và nhắc lại đề bài.
-Nhận phiếu ghi câu hỏi thảo luận, đọc nội dung SGK và thảo luận theo nhóm 4 em trả lời nội dung GV yêu cầu.
-Đại diện nhóm trình bày từng nội dung, nhóm khác nhận xét bổ sung.
1.Mục đích: Làm cho đất nước giàu mạnh, tiến kịp các nước phát triển như Pháp.
2.Nội dung đổi mới: Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước. Thuê chuyên viên nước ngoài giúp ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản; mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc,...
3.Triều đình nhà Nguyễn có nhiều ý kiến khác nhau vua Tư Đức cho rằng không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ. Vì vua quan nhà Nguyễn bảo thủ cho rằng những phương pháp cũ 
cũng đủ để điều khiển quốc gia rồi.
HĐ 3: Rút ra bài học. 
-GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời:
H: Nguyễn Trường Tộ những đề nghị gì ? Kết quả ra sao?
- GV chốt ý và rút ra bài học (như phần in đậm trong sgk).
-HS trả lời cá nhân, HS khác bổ sung.
-Đọc phần in đậm ở SGK.
	4. Củng cố – Liên hệ:
 -Yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của mình về Nguyễn Trường Tộ? (ông là tấm gương yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bản thân mình cho dân tộc…)
 5. Nhận xét – Dặn dị:
 - Về nhà học bài. Chuẩn bị bài: Cuộc phản công ở kinh thành Hue.á
 - Nhận xét tiết học.
---------------------------------------
TIẾT: 4
MĨ THUẬT:
(Giáo viên bộ mơn dạy)
-------------------------------------
Sinh họat tuần 2
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
 - HS biết nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt.
III. Các hoạt động chủ yểu:
1. Nhận xét tình hình lớp trong tuần 2.
- Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp trong tuần qua.
- GV đánh giá chung, nhận xét hoạt động của lớp trong tuần qua về:
 + Học tập: Vẫn tồn tại tình trạng một số em khơng học bài, làm bài ở nhà.
 + Nề nếp, sĩ số: Thực hiện nề nếp đảm bảo. Về chuyên cần tốt.
 + Đồng phục, vệ sinh cá nhân – trường( lớp): Thực hiện đồng phục, khăn quàng đỏ tốt
 + Các hoạt động khác: Trực nhật lớp sạch sẽ.
- Tuyên dương những HS thực hiện tốt như: H Gianh, H Nhung, Ngọc Huệ, Y Quyền...
- Nhắc nhở những HS chưa thực hiện tốt như: Y Chin, Y Duyên …
2. Biện pháp khắc phục: 
- Chấm dứt tình trạng khơng học tập ở nhà.

File đính kèm:

  • docBài soạn 5 - Tuần 2.doc
Bài giảng liên quan