Bài tập Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

1.Thuận lợi:

Ø Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa è thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

Ø Nằm ở nơi gặp gỡ nhiều luồng di cư động thực vật nên tài nguyên sinh vật đa dạng, làm phong phú sản phẩm nông nghiệp.

Ø Giáp với vùng biển rộng lớn, cung cấp độ ẩm lớn cho cây cối phát triển quanh năm.

Ø Giáp với nhiều nước thuận lợi xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thu ngoại tệ.

 

ppt39 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 796 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCMKHOA ĐỊA LÝBÀI TẬP: GVHD : TS PHẠM THỊ XUÂN THỌNSVTH: Nhóm 2 – 4BĐỊA LÍ KINH TẾ Xà HỘI VIỆT NAM CÂU HỎI Đánh giá nguồn lực vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến sự phát triển nông nghiệp Việt Nam? Nội dung chínhVỊ TRÍ ĐỊA LÝĐiỀU KiỆN TỰ NHIÊN 1. Đất	2. Khí hậu	 3. Nước	4. Thực vật tự nhiênI. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ1.Thuận lợi: Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa  thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. Nằm ở nơi gặp gỡ nhiều luồng di cư động thực vật nên tài nguyên sinh vật đa dạng, làm phong phú sản phẩm nông nghiệp. Giáp với vùng biển rộng lớn, cung cấp độ ẩm lớn cho cây cối phát triển quanh năm. Giáp với nhiều nước thuận lợi xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thu ngoại tệ.2. Khó khăn: Nằm ở nơi giao tranh của các khối khí, trên đường di chuyển của nhiều cơn bão, gây thiên tai, lũ lụt => ảnh hưởng năng suất cây trồng vật nuôi. VN nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động của thế giới, buộc chúng ta phải nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp để cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 	Sự phát triển và phân bố của nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, trong đó các nhân tố quan trọng hàng đầu là đất đai, khí hậu và nước.1. ĐẤT ĐAI: Thuận lợi: Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông, lâm nghiệp, nó quyết định đến quy mô, cơ cấu và phân bố nông nghiệp, nhất là đối với ngành trồng trọt.Có 14 loại đất, chia làm 2 nhóm đất chính:Đất đồng bằngĐất miền núi Đất đồng bằng: Đất phù sa là chủ yếu, DT 3tr ha, tập trung nhiều ở ĐBSH, ĐBSCL và các ĐB nhỏ hẹp ven biển miền Trung. Đất giàu mùn, NPK thuận lợi cho trồng cây LTTP, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản.  hình thành các vùng chuyên canh lương thực thực phẩmNgoài ra, còn có đất phèn (hơn 2,1tr ha), đất mặn khoảng 1tr ha, tập trung ở vùng cửa sông ĐBSCL => trồng cói, kết hợp trồng lúa và nuôi tôm, nâng cao hiệu quả kinh tế. Các loại đất này thích hợp cho phát triển rừng ngập mặn.LúaNgô Rau Nuôi tômCây đước Đất miền núi: Chủ yếu là đất feralit Đất feralit hình thành trên đá badan, giàu NPK, tơi xốp, tầng đất dày, nhiều chất dinh dưỡng thuận lợi trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điềuvà cây CN ngắn ngày, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp Đất feralit hình thành trên đá phiến kết hợp với khí hậu núi cao thích hợp trồng chè, cây cây dược liệu, cây lấy dầu như sơn, trẩu, hồi. Đất trồng kết hợp với địa hình cho phép áp dụng các biện pháp canh tác khác nhau giữa các vùngCao suCà phêĐiềuĐồi chèb. Khó khăn: Khả năng mở rộng diện tích đất NN rất khó khăn do việc mở rộng đất chuyên dùng, đất CN và đất ở. Đất bị khai thác quá mức  bạc màu, suy thoái. Đất ở miền núi bị rửa trôi, xói mòn. Đất ven biển bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Đặc biệt ở ven biển MTrung có hiện tượng cát bay làm thu hẹp diện tích đất NN.2. KHÍ HẬU: Thuận lợi:Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: lượng mưa 1500-2000mm/ năm; độ ẩm trên 80%, nhiệt độ TB 22 - 250c, tổng lượng bức xạ mặt trời lớn 120 - 130kcal/cm2/năm  cung cấp lượng bức xạ lớn, lượng ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt ẩm phong phú cho cây trồng sinh trưởng, phát triển quanh năm và năng suất cao. Do KH nóng ẩm, cây ngắn ngày có thể tăng thêm từ 1-2 vụ/ năm; cây dài ngày có thể khai thác được nhiều đợt, nhiều lứa.KH phân hoá theo không gian và thời gian sản phẩm NN đa dạng, hình thành các tập đoàn cây trồng, vật nuôi bao gồm cả NĐ, CNĐ, Ô Đ. Riêng MB có mùa đông lạnh là tiền đề pt cây vụ đông.b. Khó khăn: Khí hậu NĐÂGM gây nhiều trở ngại cho sản xuất NN như bão lụt, hạn hán. Độ ẩm cao nên sâu bệnh dễ phát triển. MB có mùa đông lạnh, sương muối,sương giá ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, cây trồng. Ở một số nơi mùa khô thiếu nước, mùa mưa ngập úng  sản xuất nông nghiệp có tính bấp bênh.Hạn hánĐàn cừu sắp chết khôGặt lúa sớm vì ngập lũBắt rầy nâu3. NƯỚC:Thuận lợi: Nước mặt:Phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2360 con sông có chiều dài hơn 10km. Tổng lượng dòng chảy của sông tb 880km3 /năm, trong đó có 235km3 hình thành trên lãnh thổ VN, cung cấp nước tưới cho NN.Nguồn nước phong phú cung cấp lượng phù sa khổng lồ hình thành các đồng bằng  hình thành các vùng chuyên canh NN. Cả nước có tới hơn 1 tr ha diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước mặn và nước lợ. Đặc biệt ở ĐBSCL có nhiều rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi tôm. Ở các đồng bằng có nhiều ô trũng để thả cá và nuôi các loại đặc sản. Nước ngầm: Khá phong phú, trữ lưỡng khai thác đã thăm dò 6 - 7 tỉ m3/năm có vai trò quan trọng cung cấp nước cho NN vào mùa khô (ví dụ các vùng chuyên canh ĐNB và TNG)b. Khó khăn: Tài nguyên nước phân bố không đều theo không gian, thời gian gây khó khăn lớn đối với hoạt động NN. Chất lượng nước mặt một số sông đang bị ô nhiễm. Ở ven biển, nước mặn có chiều hướng tiến sâu vào đất liền.4. SINH VẬT TỰ NHIÊN: Ngoài đất, khí hậu, nước, thực vật tự nhiên cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.Đó là những nguồn gen để lai tạo các giống cây trồng làm phong phú bộ giống cây trồng nông nghiệp. Đặc biệt đồng cỏ là cơ sở thức ăn tự nhiên cũng được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi theo lãnh thổ. Những nơi có đồng cỏ tự nhiên phát triển thường là có ngành chăn nuôi đại gia súc phát triển.Cánh đồng cỏGiải pháp Xây dựng các công trình thuỷ lợi phục vụ cho tưới tiêu, phòng tránh thiên tai một cách chủ động. Cải tạo diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn như thau chua rửa mặn.Cải tạo diện tích đất trống đồi núi trọc để trồng cây công nghiệp.Cung cấp chất dinh dưỡng, độ phì cho đất, áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất cây trồng, sử dụng hợp lý có quy hoạch tài nguyên đất.Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có khả năng chịu hạn, chịu rét. Đầu tư cơ sở vật chất để khai thác nguồn nước ngầm hiệu quả.Hệ thống thuỷ lợi Tràng Vinh (Quảng Ninh)Nhóm thực hiện: nhóm 2- lớp 4BVi Thu Hằng Phạm Thị Hồi Lê Thị Hường Nguyễn Thị Mai Lê Thị ThuỷCaûm ôn Coâ vaø caùc baïn

File đính kèm:

  • pptDia ly.ppt
Bài giảng liên quan