Bài tập điều kiện - Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam

I - BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945.

1 - Tình hình kinh tế:

Trước cách mạng tháng Tám Việt Nam là nước thuộc địa, nửa phong kiến phụ thuộc chặt chẽ vào đế quốc Pháp.

Đầu những năm 30 của thế kỉ XX cũng như các nước tư bản khác, Pháp rơii voà cuộc khủng hoảng kinh tế của thế giới tư bản. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng đế quốc Pháp đã trút gánh nặng lên vai các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam.

Năm 1936 Pháp ra khỏi cuộc khủng hoảng với một nền kinh tế bị đình đốn phá sản Pháp đã thi hành một loạt những chính sách đối với Việt Nam nhằm khôii phục lại nền kinh tế chính quốc.

* Nông nghiệp:

Thực dân Pháp thi hành chính sách tạo điều kiện cho bọn tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Số đất đai do tư bản Pháp chiếm giữu chủ yếu lập đồn điền cao su, cà phê,. Các đồn điiền trồng cao su cà phê ở Trung kì và Nam Kì năm 1936 đến 1939 diện tích tăng thêm 9939 ha.

Làm cho số người mất đất ngày càng nhiều, thời kì này trong cả nước có tới 2/3 số hộ nông đân không có hoặc có rất ít ruộng đất, chiếm khoảng 13 đến 14 triệu người. Số đất đai ít ỏi của người nông đân đa số độc canh cây lúa, phần nhỏ trồng ngô, khoai sắn năng suất thấp kém.

* Công nghiệp:

Thời kì này nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới ngày càng đến gần, các nước ra sức chuẩn bị chiến tranh, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu tăng lên, đặc biệt là than, cho lên ngành khai mỏ Việt Nam có điều kiện phát triển.

 

doc23 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập điều kiện - Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ngày Nhật đảo chính Pháp 9/3/1945, đến giữa tháng 8/1945, Người và Trung ương đã lãnh đạo cao trào kháng Nhật cứu nước, gọi là thời kì tiền khởi nghĩa, từ khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng địa phương tiến tới giành chính quyền toàn quốc khi thời cơ chín muồi.
Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh chỉ thị lập khu giải phóng Việt Bắc, Người đề ra 10 chính sách của khu giải phóng. Ngỳa 4/5/1945, khu giải phóng chính thức được thành lập. Uỷ ban nhân cách mạng lâm thời khu giải phóng được thành lập. Khu giải phóng là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam thu nhỏ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trong tương lai.
Đại hội quốc dân Tân Trào (16,17/8/1945) do Người trực tiếp, chỉ đạo đã cử ra Uỷ ban Giải phóng dân tộc Việt Nam , tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch để lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Chủ trương tập dượt cho Đảng và nhân dân ta giành, giữ chính quyền trước khi Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốclà một chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Người, làm phong phú thêm lý luận về vấn đề chính quyền và nhà nước cách mạng của chủ nghĩa Mác - lênin, góp phần làm nên thành công của cách mạng tháng Tám.
7 - Mở rộng lực lượng đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế với cách mạng Việt Nam.
Đảng cộng sản Đông Dương với những phong trào cách mạng đã nhanh chóng đạt được sự thừa nhận của quốc tế công sản và trở thành một thành viên của quốc tế cộng sản. sự thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương đưa phong trào cách mạng Việt nam hoà cùng phong trào chống nguy cơ phát xít trên thế giới, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ với phong trào mặt trận nhân dân ở Pháp. Đến khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, nhất là từ khi phát xít Nhật tấn công Đông Dương thì phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam về khách quan đã đứng về phía các lực lượng chông phát xít trên thế giới. Giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới có mối quan hệ biện chứng tương tác nhau lẫn nhau. Vì vậy, Người luôn chủ trương xây dựng cơ sở, lực lượng cách mạng Việt Nam ở nước ngoài, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế đối với cách mạng Việt Nam. Qua đó cách mạng Việt Nam cũng đóng góp cho thắng lợi của cách mạng thế giới.
Năm 1930 - 1940, khi còn ở Côn Minh, Quảng tây (Trung Quốc), Người đã chú trọng giác ngộ, tổ chức Việt Kiều yêu nước, củng cố chi bộ hải ngoại (một chi bộ của Đảng công sản Đông Dương ở nước ngoài) để duy trì mói quan hệ giữa Đảng và cách mạng Việt Nam với quốc tế, đồng thời đẩy mạnh hoạt động, đấu tranh góp phần đẩy mạnh cách mạng ở trong nước.
Tại Trung Quốc, Người trực tiếp hoặc chỉ đạo cán bộ Đảng, Mặt trận Việt Minh xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Đảng cọng sản Trung Quốc, với phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc. Tranh thủ sự giúp đỡ của Đảng cộng sản Trung Quốc việc xây dựng cơ sở hoạt động, bảo vệ cán bộ cách mạng Việt Nam, học tập kinh nghiệm đấu tranh cách mạng và chống Nhật của Trung Quốc. Người cũng đặt quan hệ với quốc dân Đảng Trung Quốc nhằm thông qua họ để đào tạo, rèn luyện cán bộ quân sự, mua sắm vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang trong nước. Nhưng chủ yếu là nhằm tìm hiểu, ngăn chặn âm mưu, hành động xâm lược, phá hoại cách mạng Việt Nam của Mĩ - Tưởng. 
Mỹ là nước đồng minh, có sức mạnh về kinh tế, quân sự, nhưng Mỹ lại có âm mưu dùng Tưởng, gạt Pháp ở Đông Dương, gây ảnh hưởng cảu Mỹ ở Đông Nam á và Thái Bình Dương. Mỹ có nhiều kế hoạch làm bá chủ thế giới sau chiến tranh. Trước tình hình ấy, Hồ Chí Minh chủ trương quan hệ với lực lượng Mỹ đồng minh. Tổ chức SOS, tổ chức cứu trợ phi công Mỹ ở Đông Dương có trụ sở tại trung Quốc nhằm mục đích tranh thủ sự giúp đỡ của người Mỹ. Nhưng chủ yếu để tìm hiểu, ngăn chặn âm mưu, hành động xâm lược, phá hoại cách mạng Việt Nam của Mỹ - Tưởng: đồng thời thông qua người Mỹ tuyên truyền ảnh hưởng của Việt Minh với Đồng Minh và thế giới.
Theo Patty, quan hệ với người Mỹ lúc này, Hồ Chí Minh không có yêu cầu về vũ khí, tiền và các vấn đề khác nữa, chủ yếu gây ảnh hưởng chính trị, yêu cầu của Mỹ và các nước Đồng Minh, công nhận Việt Minh là tổ chức yêu nước chân chính, có đủ khả năng , tư cách và đang tổ chức lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống phát xít giành độc lập tự do. Việt Minh giúp đỡ các lực lượng đồng minh ở Đông Dương, cung cấp tình hình quan Nhật ở Đông Dương cho đồng MinhKết quả người Mỹ cũng giúp cho Việt Minh một số vũ khí nhẹ, đạn, thuốc men và cử một nhóm sĩ quan quân đội Mỹ tới Tuyên Quang để huấn luyện quân sự cho một đơn vị lực lượng vũ trang Việt Minh, thực chất sự giúp đỡ của Mỹ không nhiều, nhưng gây được ảnh hưởng tốt với Mỹ và giúp Hồ Chí Minh nắm đựơc âm mưu và tình hình của người Mỹ để có đối sách ngăn chặn họ.
Hồ Chí Minh chủ trương quan hệ với chính phủ Pháp nhằm làm giảm bớt sự căng thẳng giữa Pháp và Việt Minh, ngăn chặn âm mưu quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa của Thực dân Pháp. Người còn có chủ trương và chỉ đạo Đảng và Việt Minh đặt quan hệ với lực lượng người Pháp Đờ Gôn để mở rộng liên minh chống phát xít Nhật nhưng khong thành công do những người Pháp Đờ Gôn từ chối liên minh.
Người luôn giữ quan hệ với Đảng công sản Pháp, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp và nhân dân Pháp với cách mạng Việt Nam.
Tại hội nghị Bắc Pó (5/1941), Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh sự kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc của tổ quốc với trào lưu dân chủ của các nước đồng minh và loài người tiến bộ: " Cuộc cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới, và giai đoạn hiện tại là một bộ phận dân chủ chống phát xít". 
Từ mục tiêu hàng đàu là giảii phóng dân tộc khỏi ách thống trị của Nhật - Pháp, giành độc lập giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản trong những năm 1941 - 1945 đã thực hiện những hoạt động quốc tế quan trọng.
Cùng với việc thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề thành lập " Ai Lao độc lập đồng minh" và "Cao Miên độc lập đồng minh" trên tinh thần tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, giải quyết vấn đề độc lập dân tộc trong khuân khổ từng nước, đồng thời đoàn kết, dựa vào nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Đảng cộng sản quan niệm một cách rõ ràng "Nói đến vấn đề dân tộc là nói đến sự độc lập của mỗi dân tộc tuỳ theo ý muốn của mỗi dân tộc"
Trong điều kiện cách mạng chưa thành công, chưa có chính quyền, Nhà nước đã đặt quan hệ ngoại giao chính thức, phỉa mở rộng quan hệ quốc tế chủ yếu bằng con đường bí mật. Nhưng những chủ trương và hoạt động của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã mở rộng mối quan hệ quốc tế, đoàn kết, liên kết được nhiều lực lượng quốc tế, đồng tình ủng hộ cách mạng Việt Nam. Những chủ trương và hoạt động quan hệ quốc tế của Hồ Chí Minh trước cách mạng tháng Tám năm 1945 chẳng những đem lại thắng lợi cho cách mạng tháng Tám mà còn giúp Đảng, nhà nước ta giải quyết được nhiều khó khăn hiểm nghèo trong đối nội và đối ngoại, bảo vệ được chính quyền cách mạng non trẻ và thành quả của cách mạng tháng 8/1945.
Kết luận
-----*****-----
"Chủ Tịch Hồ Chí minh là một nhà lãnh đạo chính trị, quân sự toàn tâm toàn ý và thiên tài"
Chủ Tịch Hồ Chí minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã tìm ra con đường cứu nước cho nhân dân ta, thắng lợi của cách mạng tháng Tám là một chứng minh hùng hồn về tư tưởng giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc chống đế quốc đồng thời chống phong kiến.
Trong khởi nghĩa và chiến tranh, Người vạch ra chiến lược quân sự, xây dựng lực lượng chính trị quần chúng, sáng lập lực lượng vũ trang cách mạng, xác định kẻ thù, hoặch định kế hoặch, bố trí lực lượng cách mạng giải quyết đúng đắn, kết hợp phù hợp với các phương pháp đấu tranh và hình thức đấu tranh chuyển lên đấu tranh vũ trang đúng lúc kịp thời, kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang từ thấp lên cao phù hợp với yêu cầu páht triển của cách mạng cả nươc để thúc đẩy toàn bộ cuộc cáhc mạng tiến lên mạng mẽ. Từng bước xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng theo phương thức và hình thức thích hợp; có được lực lượng vũ trang cách mạng tuy còn nhỏ bé nhưng nó làm nòng cốt vững chắc để phát động chiến tranh du kích làm lực lượng xung kích trong tổng khởi nghĩa trong cách mạng tháng Tám.
Chủ Tịch Hồ Chí minh là người tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam và là người chuẩn bị và lãnh đạo lực lượng để thực hiên mục đích ấy, lực lượng đó chính là lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là lực lượng gạt bỏ những cản trở để dân tộc Việt Nam được độc lập, nhân dân Việt Nam được tự do. Dưới sự lãnh đạo của Chủ Tịch Hồ Chí minh và qua thực tế đấu tranh lực lượng ấy ngày càng trưởng thành đã đương đầu chiến thắng kẻ thù - phát xít Nhật, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ những lực lượng lớn mạnh, hiện đại hơn rất nhiều lần, Bởi vì cả dân tộc Việt Nam đã ngưỡng mộ, tin tưởng và tự hào về Người, Người tìm đường đưa dân tộc Việt nam đến tự do. Người là tấm gương sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đạo đức của Người thấm nhuần truyền thống đạo lý dân tộc và chủ nghĩa nhân văn. Suốt đời hi sinh vì dân, vì nước, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giảii phóng con người. Từ con người vị lãnh tụ vĩ đại - Bác Hồ toả rộng một sức tập hợp kì diệu. Càng bình dị, khiêm tốn sức tập hợp càng cao. Cả dân tộc đoàn kết xung quanh Người chiến đấu vì độc lập tự do, vì XHCN với tinh thần: "Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ".
Hồ Chí Minh không còn với chúng ta theo nghĩa vật chất, nhưng tư tưởng của Người vẫn như ngọn Hải đăng dẫn đường cho cuộc chiến đấu bảo vệ và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta và của toàn nhân loại. Đúng như tiến sĩ A-nét ( Giám đốc UNESCO khu vực Châu á - Thái Bình Dương) đã đánh giá: "Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó.Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng dân tộc cho tổ quốc và nhân dân bị đô hộ mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hi vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này".

File đính kèm:

  • docBTDK thay Am.doc
Bài giảng liên quan