Bài Tập điều kiện Địa lý địa phương - Địa lý tự nhiên tỉnh Thanh Hoá

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình học tập môn Địa lí địa phơng, chúng em đợc thực hành biên soạn tài liệu địa lý địa phơng cấp tỉnh. Đây là một việc làm hết sức cần thiết trong quá trình học tập bởi qua quá trình thực hành biên soạn tài liệu chúng em đợc ghi nhớ sâu hơn các kiến thức đã học trên lớp. Đồng thời có thêm nhiều hiểu biết về quê hơng mình và đây cũng là nguồn tài liệu quan trọng cho chúng em sau này khi ra trờng.

Nội dung tài liệu Địa lý địa phơng bao gồm 3 phần chính : địa lý tự nhiên, địa lý dân c và địa lý kinh tế. Nhng do thời gian nghiên cứu và làm bài có hạn, ở đây em chỉ xin trình bày một phần của tài liệu Địa lý địa phơng cấp tỉnh. Và bản thân vốn sinh ra và lớn lên ở quê hơng Thanh Hoá nên ở bài tập này em tiến hành tìm hiểu về: Địa lý tự nhiên Thanh Hoá.

 

doc12 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài Tập điều kiện Địa lý địa phương - Địa lý tự nhiên tỉnh Thanh Hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng và rộng. Trên địa hình ven biển này có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn. Đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Vậy là qua tìm hiểu về địa hình, ta thấy địa hình của Thanh Hoá rất phong phú, đa dạng là điều kiện để Thanh Hoá phát triển các ngành nông- lâm – ngư nghiệp toàn diện và cho phép chuyển dịch cơ cấu dễ dàng trong nội bộ từng ngành. Nhiều cảnh quan đẹp kết hợp giữa rừng – biển - đồng bằng là điều kiện để phát triển du lịch, dịch vụ. Độ cao chênh lệch giữa các vùng miền núi,trung du, đồng bằng, với nhiều hệ thống sông suối, tạo ra tiềm năng thuỷ điện khá phong phú
IV. khí hậu 
	Là một tỉnh ở phíabắc của Trung Bộ, khí hậu Thanh Hoá mang đầy đủ những nét chung nhất của khí hậu miền Bắc Việt Nam. Đó là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh độc đáo đồng thời hình thành nên nhiều kiểu thời tiết đặc biệt. Là kết quả giao thoa và cộng hưởng của biến trình tuần hoàn nhiệt, ẩm ở miền vĩ độ nhiệt đới, với cơ chế gió mùa phức tạp của khu vực gió mùa Đông Nam á, trên nền địa hình miền Bắc Việt Nam. Khí hậu Thanh Hoá có ba đặc điểm chính:
Khí hậu Thanh Hoá có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
Thanh Hoá nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa nóng trùng với mùa mưa và mùa lạnh trùng với mùa khô. Đặc biệt, trong mùa nóng có sự xuất hiện của gió Tây vào đầu mùa hạ. 
Do lãnh thổ kéo dài hơn 1 vĩ độ, đồng thời lại nằm trong khu vực nội chí tuyến, hàng năm tại Thanh Hoá có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh vào trước và sau ngay hạ chí 22/6. Tổng lượng bức xạ trung bình năm đạt 100 kcal/cm2/năm và nhiều nơi đạt 125 kcal/cm2/năm.
Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23 – 24 0C ở vùng đồng bằng và trung du; giảm dần khi lên vùng và xuống 18 – 200C ở biên giới Việt – Lào. Hằng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 200C (từ tháng XII đến tháng III), tháng lạnh nhất là vào tháng I với nhiệt độ trung bình khoảng 17 – 180C (cao hơn Đồng Bằng Bắc Bộ khoảng 10C). Tổng nhiệt độ cả năm vào khoảng 8.600 – 8.7000C ở vùng đồng bằng, giảm xuống 8.0000C ở miền núi .
Lượng mưa trung bình năm từ 1.600 – 1.800 mm. Số ngày mưa từ 130 – 150 ngày/năm. Mùa mưa thường kéo dài 6 tháng, bắt đầu từ tháng V kết thúc vào tháng X . Các tháng mưa nhiều là VIII, IX, X. Mùa mưa tập trung 60 – 80% lượng mưa của cả năm nên dễ gây ra lũ lụt, nhất là ở những vùng có địa hình thấp như các huyện ven biển. 
khí hậu Thanh Hoá có sự biến động mạnh mẽ.
Sự diễn biến của gió mùa Đông bắc và gió mùa Tây nam làm cho khí hậu Thanh Hoá trở nên thất thường,biến động. Có năm gió mùa Đông bắc mạnh đem lại một mùa đông lạnh kéo dài ; có năm gió mùa Đông bắc lại yếu, thời tiết nóng sớm đến bất thường. Gió mùa Tây nam cũng có năm mạnh gây mưa nhiều và lũ lớn, có năm lại hoạt động yếu gây hạn hán cả trong mùa hè ; năm thì bão nhiều năm lại không có bão. 
Như vậy tính chất biến động thể hiện cả ở chế độ nhiệt và chế độ mưa. Chế độ nhiệt thể hiện sự giao động của nhiệt độ tháng, sự giao động của ngày bắt đầu và kết thúc của các mùa nóng, lạnh. Tính biến động của chế độ mưa thể hiện ở sự biến động lượng mưa hàng năm, lượng mưa của từng mùa và lượng mưa của mỗi tháng.
Khí hậu Thanh Hoá có sự phân hoá rõ rệt theo không gian và thời gian.
Do có hình dáng lãnh thổ rộng dài, phía đông giáp biển lại có nhiều vùng núi cao nên khí hậu Thanh Hoá có sự phân hoá theo không gian. Nhiêt độ giảm dần từ thấp lên cao; tăng dần từ bắc vào nam và giảm dần từ đông sang tây. Bên cạnh đó khí hậu Thanh Hoá còn thay đổi theo thời gian và đây cũng là một đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam.
Các đặc điểm trên của khí hậu Thanh Hoá được minh chứng cụ thể qua bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa trung bình các tháng trong năm như sau:
Bảng1: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình các tháng trong năm của Thanh Hoá 
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Cả năm
Nhiệt độ(0C)
17.0
17.3
19.8
23.5
27.2
28.9
29.0
28.2
26.4
24.5
22.4
18.6
23.6
Lượng mưa(mm)
24.9
30.9
40.8
59.2
156.9
178.7
202.7
278.3
404.0
263.5
76.5
28.5
1744.9
V.Thuỷ văn.
	Nguồn nước ở tỉnh Thanh Hoá dồi dào bao gồm cả nước mặt và nước ngầm, có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân.
1.Về nước mặt.
Do địa hình phức tạp mạng lưới sông ngòi Thanh Hoá khá phong phú và mang nhiều tính chất chung của mạng lưới sông ngòi miền Bắc Việt Nam.
Thanh Hoá có 20 sông lớn nhỏ chảy từ tây bắc xuống đông nam và 264 khe suối chằng chịt thuộc 4 hệ thống sông chính là : sông Mã, sông Lạch Bang, sông Yên, sông Hoạt. Tổng chiều dài các hệ thống sông là 881km, tổng diện tích lưu vực : 39.756 km2, tổng lượng nước trung bình hằng năm : 19.520 tỉ m3. Với trữ lượng nước mặt này, nếu được điều kiện tốt, có thể thoẩ mãn nhu cầu phát triển của sản xuất và đời sống. Sông suối Thanh Hoá chảy qua nhiều dạng địa hình phức tạp, tạo ra tiềm năng thuỷ điện khá lớn. Riêng sông Mã đã có trữ lượng điện năng đạt tới 12 tỉ kwh.
Sông Mã bắt nguồn từ vùng núi ở Điện Biên Phủ chảy qua Sầm Nưa (Lào) và vào địa phận Thanh Hoá ở Mường Lát. Từ nguồn đến Cẩm Thuỷ, sông chảy ào ạt, khi thì qua những ghềnh đá lởm chởm, khi thì uốn khúc rộng ra để lộ những bãi cát trắng dài. Sau khi tiếp nhận sông Chu, sông chia ra thành ba nhánh (sông Đò Lèn, sông Lạch Trường, sông Mã) và đỏ ra biển qua 3 cửa Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Trào. Sông mã có chiều dài 242 km và diện tích lưu vực là 900 km2.
Sông Chu thuộc hệ thống sông Mã, có chiều dài 135 km. Trên sông Chu có đập Bái Thượng dài 170 m, tưới cho vài chục vạn ha đất nông nghiệp.
Sông Hoạt chảy qua địa phận bắc Hà Trung và Nga Sơn, với chiều dài 55 km và lưu vực rộng 250 km2, đổ ra biển qua cửa Đáy.
Sông Lạch Bạng chảy qua các huyện Như Xuân, Tĩnh Gia rồi đổ ra cửa Bạng. Sông dài 34,5 km, lưu vực rộng 236 km2.
Sông Yên dài 89 km, lưu vực rộng 1.850 km2,đổ ra biển qua cửa Lạch Ghép.
2. Về nước ngầm
Nước ngầm ở Thanh Hoá khá phong phú cả về trữ lượng và chủng loại bởi có mặt đầy đủ các loại đất đá: trầm tích, biến chất, mắc ma và phun trào. 
Nước ngầm ở vùng trung du miền núi: mới được tìm kiếm sơ bộ ở 4 nơi: thị trấn Lam Sơn huyện Thọ Xuân (diện tích hơn 20 km2), nông trường Phúc Do huyện Cẩm Thuỷ (diện tích gần 100 km2), thị trấn Vân Du huyện Thạch Thành(diện tích khoảng 10 km2), nước khoáng nóng ở Xuân Mỹ huyện Thường Xuân với diện tich khoảng 1000 km2, nước nóng tới 600C.
Nước ngầm ở vùng đồng bằng ven biển: vùng này đã được điều tra ở nhiều nơi như : thị xã Bỉm Sơn, vùng Hàm Rồng thành phố Thanh Hoá, vùng Nghi Sơn- Tĩnh Gia, thăm dò nước khoáng ở ga Nghĩa Trang.
Nhìn chung các mỏ nước ngầm này đã, đang và sẽ đưa vào sử dụng trong giai đoạn tới. Là nguồn bổ sung quan trọng cùng với nguồn nước mặt để phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
VI. Thổ nhưỡng.
Thanh Hoá có 10 nhóm đất với 28 loại đất khác nhau, trong đó có các nhóm đất có diện tích tương đối lớn là đất đỏ vàng, đất phù sa bồi tụ, đất mặn, đất cát
Nhóm đất đỏ vàng có 647,7 nghìn ha, chiếm 58% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở các huyện trung du, miền núi. Nhóm đất này thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và lâm nghiệp.
Nhóm đất phù sa bồi tụ có 144,3 nghìn ha, chiếm 13% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở các huyện đồng bằng, ven biển. Nhóm đất này thích hợp cho trồng lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có 18,25 nghìn ha, chiếm 1,6% diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu ở trung du và các dãy núi độc lập ở đồng bằng ven biển của Nông Cống,Thiệu Yên, Hoằng Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Đông Sơn Nhóm đất này cần được cải tạo bằng cách trồng rừng.
Nhóm đất bạc màu có 14,4 nghìn ha, chiếm 1,3% diện tích tự nhiên, có thể cải tạo để đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp.
Nhóm đất mặn có 16,3 nghìn ha, chiếm 1,45% diện tích tự nhiên.
Nhóm đất cát có 17,7 nghìn ha, chiếm 1,6% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện ven biển. 
Như vậy, Thanh Hoá có nguồn đất trồng phong phú. Đây là điều kiện phát triển nền nông nghiệp toàn diện. Tuy nhiên diện canh tác mới sử dụng được 68%. Bình quân đất Thanh Hoá trên đầu người được xếp vào loại thấp nhất của cả nước (695m2/người). Vì vậy vấn đề sử dụng đất đai hợp lí, khai hoang, phục hoá, nhanh chóng tạo lớp phủ thực vật là rất cần thiết.
VII. sinh vật.
Thảm thực vật Thanh Hoá rất phong phú và đa dạng rừng có 4 mùa xanh tươi.
Diện tích đất rừng của Thanh Hoá gồm 430,4 nghìn ha, chiếm 36,8% diện tích tự nhiên.Trong đó có 322 nghìn ha rừng tự nhiên và 108,4 nghìn ha rừng trồng.
Rừng có nhiều đặc sản quý, trong đó nổi bật là lát (Ngọc Lặc), lim(Như Xuân), trám (Thạch Thành), thông (Tĩnh Gia), cọ phèn thả cánh kiến (Quan Hoá), quế (Thường Xuân), cói (Nga Sơn)và có trữ lượng lớn các loại cây tre, nứa, vầu, luồng ở các huyện miền núi của tỉnh.
Hiện nay, rừng giàu và rừng trung bình chỉ còn phân bố trên cácdãy núi cao ở biên giới Việt – Lào và một số vùng ở Bù Man,Bù Khatrên độ cao 700–1200m các loại rừng này có ý nghĩa phòng hộ đầu nguồn. Các vùng rừng ở độ cao dưới 700m, gần các trục giao thông và khu dân cư, thường là rừng nghèo. Đáng chú ý là rừng tre nứa phân bố ở Thường Xuân, Lang Chánh, Quan Hoá, là nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp giấy, bao bi.
Các loài động vật hoang dã có voi, bò tót, khỉ, vượn, trăn, rắn
Ngoài ra Thanh Hoá còn có nguồn thuỷ sản phong phú do có đường bờ biển dài (102 km). ở đây có nhiều loại có giá trị kinh tế như cá thu, cá chim, cá nụ, cá đé, tôm he, tôm hùm, mực
Như vậy qua tìm hiểu chúng ta thấy Thanh Hoá có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế của tỉnh.
Tài liệu tham khảo
Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam - tập 3, (Lê Thông chủ biên). NXB Giáo dục
Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam, ), Lê Thông chủ biên. NXB Đại học Sư Phạm.
Địa lý địa phương, (Lê Huỳnh, Nguyễn Minh Tuệ). NXB Giáo dục.
Một số vấn đề trong dạy học Địa lý ở trường phổ thông, (Nguyễn Trọng Phúc), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Các trang web của tỉnh Thanh Hoá và sở du lịch Thanh Hoá :
www.thanhhoa.gov.vn
www.thanhhoatourism.com.vn

File đính kèm:

  • docDia ly tự nhiên tinh Thanh Hoa.doc
Bài giảng liên quan