Bài tập điều kiện - Lịch sử tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam thời phong kiến

Trong công cuộc xây dựng nền hành chính quốc gia, hầu như nước nào cũng quan tâm đến hai yếu tố cơ bản: Hiện đại và dân tộc. Yếu tố hiện đại thường gắn liền với nguyện vọng ý chí của con người, nhất là của lớp người cầm quyền, mang ý nghĩa vĩ mô, còn yếu tố dân tộc lại gắn liền với tính chất và hoàn cảnh cụ thể riêng của mỗi nước, mang ý nghĩa thực tiễn. như vậy nếu như yếu tố hiên đại thể hiện mong muốn vươn lên tiến tiến so với các nước xung quanh thì yếu tố dân tộc buộc con người phải tìm hiểu thực tiễn lịch sử và xã hội nước mình để sao cho bộ máy quản lí nhà nước mà mình xây dựng nên đạt được hiệu quả thốmg trị cao nhất.

Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời và một truyền thông tốt đẹp. Lịch sử lâu đời đó do chính những con người Việt Nam đã xây dựng và tạo nên những truyền thống và quá khứ hào hùng, vẻ vang của dân tộc. Từ trong sự nghiệp dựng nước, giũ nước, nhân dân Việt Nam đã tạo ra ý thức dân tộc, ý chí kiên trung, tinh thần yêu nước nồng nàn và lòng dũng cảm tuyệt vời để xây dựng nên những giá trị tinh thần cơ bản, góp phần quan trọng làm nên sự nghiệp cách mạng, bảo vệ tổ quốc, chống các thế lực đế quốc xâm lược, thống nhất đất nước. Công lao to lớn đó của cha ông ta rất đáng tự hào và để giáo dục cho các thế hệ mai sau, nhất là trong công cuộc xây dựng đất nước thời kì hiện đại.

 

doc29 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập điều kiện - Lịch sử tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam thời phong kiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
uy định chặt chẽ, nghiêm khắc, và càng về sau càng được coi trọng. Phẩm hàm khô cao không thấp song quyền lực và vai trò rất lớn và được đề cao, coi trọng. 
Sở dĩ các cơ quan này được coi trọng như vậy là do nhiều lý do song quan trọng nhất là là tính mục đích của nhà nước khi lập ra cơ quan và chức quan này; Tuy nhiên yếu tố quan trọng nữa đó là do uy tín của đa số các quan lại đảm nhiệm chức vụ hoặc nằm trong hệ thống cơ quan này, được đảm bảo bằng năng lực, kinh nghiệm làm việc, lòng trung thành, trung thực và các phẩm chất đạo đức khác của họ.
* Về vai trò của hệ thống cơ quan thanh tra, giám sát trong việc góp phần xây dựng, củng cố và nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước.
ở góc độ nào đó ta có thể coi các chức quan, cơ quan này, tạm gọi chung là Ngự sử đài, có chức năng nhiệm vụ như hệ thống thanh tra chính phủ của chúng ta hiện nay, do đó vai trò của hệ thống cơ quan này trong việc làm trong sạch, lành mạnh háo và nâng cao năng lực của bộ máy nhà nước là hết sức rõ nét.
Trong hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương không ít các viên quan bị tha hoá, thậm chí tham nhũng tư lợi, biến của công thành của tư, lợi dụng quyền hạn chức vụ...do đó khiến năng lực và vai trò, uy tín của bộ máy nhà nước bị suy yếu. Do đó sự ra đời của các chức quan, cơ quan thanh tra giám sát là rất quan trọng, nó như một yếu tố cấu thành và góp phần xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh là một yêu cầu tất yếu. Các nhà nước Đại Việt hết sức coi trọng từ đầu. Và sự coi trọng tiếp theo đó chỉ có thể có được do chính việc thể hiện năng lực, giữ gìn uy tín và sự đóng góp ngày càng lớn của chúng cho việc giữ nghiêm kỷ cương phép nước, góp phần kìm giữ bộ máy nhà nước trong sạch, góp phần giữ cho hệ thống quan lại thanh liêm. Có uy tín của một triều đình, một chế độ phong kiến nói chung và hệ thống quan lại nói riêng có được, có một phần đóng góp rất lớn của hệ thống các chức quan- cơ quan thanh tra, giám sát này.
* Những lý do cơ bản tạo nên sự hoạt động có hiệu quả của cơ quan thanh tra, giám sát của bộ máy nhà nước phong kiến.
Thứ nhất: Do có sự ủng hộ gần như tuyệt đối của người đứng đầu nhà nước - tức là ông Vua. Đây là nhân tố quan trọng nhất, tạo điều kiện và yêu cầu bắt buộc hệ thống chức quan - cơ quan này có khả năng và bắt buộc phải thực hiện tốt chức năng, vai trò nhiệm vụ của nó. Vì nhà Vua chuyên chế có quyền lực tuyệt đối về kinh tế (ví dụ quyền sở hữu ruộng đất và phân phong ruộng đất trong cả nước) và quyền lực tuyệt đối về chính trị, Vua là chỗ dựa, hậu thuẫn lớn cho Ngự sử đài làm việc độc lập và trực tiếp với Vua. Vậy tại sao Vua lại ủng hộ Ngự sử đài như vậy ? Vì Ngự sử đài chính là “ tai mắt” của Vua, làm trong sạch bộ máy tức là góp phần xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh, cũng có nghĩa là bảo vệ cho quyền lợi thống trị của ông vua và dòng họ hoàng tộc và bản thân giai cấp thống trị (trong đó bảo vệ chính quyền lợi của bộ phận Ngự sử đài. Chưa kể bản thân một số ông vua luôn là người tỏ ra công minh, công bằng, không thiên vị,...nhiều khi các ông vua này như một “Ngự sử đài tối cao” trực tiếp đứng ra xét xử các vụ kiện tụng đối với cả quan lẫn dân. Điều này là tấm gương và hành động cụ thể ủng hộ, khuyến khích các Ngự sử quan mạnh dạn làm việc tốt hơn. Mặc dù những nhà vua phong kiến còn nhiều hạn chế như chuyên quyền, độc đoán ... nhưng rõ ràng chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò cá nhân to lớn tích cực của các ông vua trong lĩnh vực này ( Giáo sư Trương Hữu Quýnh có thống kê là trong vòng 25 năm thì có đến 22 lần Lê Thánh Tông ban hành các chiếu chỉ nhắc nhở, quy định... có liên quan đến công tác của các cai đạo Ngự sử, Hiến ty... Hay theo lệnh vua (1487) thì trong các buổi thiết triều người được tâu hặc truớc tiên chính là Ngự sử đài và sáu khao sau đó mới là các Bộ, Tự, rồi mới đến công hầu...
Thứ hai: về mặt quyền lợi cuả các Ngự sử đài tuy hàm cao nhất là Tam phẩm, và thấp nhất là thất phẩm, tức là không cao không thấp, song bù lại được phong Tử tuớc, Nam tước....mà các quan thường kháo lòng mơ tới; Lương bổng thì hưởng theo chế độ; Quyền lợi này luôn đi kèm nghĩa vụ, đó là: Làm tốt thì thưởng, làm khôgn tốt thì xử phạt. Như vậy rõ ràng là quyền lợi, phẩm hàm, chức tước là không thua kém các quan khác; lại luôn được nêu ý kiến đàn hặc các cơ quan chức quan khác và tâu hặc trực tiếp với Vua; Về mặt bằng trong triều, rõ là dưới các quan đại thần song không chịu sự chi phối của họ, thậm chí còn tâu hậc nếu họ sai. Trong cơ chế đời Lê Thánh Tông chẳng hạn, khi vua không trao quyền lớn cho các đại thần mà làm trực tiếp đến sáu Bộ, và quan Ngự sử ngang tầm với Thượng Thư thì vinh dự của Ngự sử đài càng cao. Nếu nói riêng về chế độ lương bổng cho hệ thống này chúng ta cũng có một sự hình dung về việc ngày càng hoàn thiện của nó: ở thời Lý - Trần, quan lại nói chung và các quan Ngự sử đài, quan ngạch tư pháp, ngục lại nói riêng như ở đầu thời Lý ngoài ruộng đất ra thì chưa có thêm thu nhập gì. Đến năm 1067 Lý Thánh Tông mới định lệ cấp bổng hàng năm cho họ (gồm tiền và hiện vật như: lúa, cá, mắm..) và gọi là tiền “ Dưỡng liêm”. Sang nhà Trần chế độ lương bổng có sự hoàn thiện hơnvà đều được lấy từ thuế. Tuy nhiên bổng lộc đó vẫn quá ít và không thể coi đó là nguồn sống cho họ mà vẫn chủ yếu dựa vào ruộng đất được ban cấp trên cơ sửo đó mà thu tô thuế, Sang thời Lê, chế độ ban cấp lương bổng đã trở nên khá rõ ràng, ngoài lộc điền rất lớn, nhất là các quan Ngự sử lại được liệt vào hàng được phong tước Tử, Nam...thì bổng lộc càng trọng; bên cạnh đó là tiền lương 20 quan, 20 quan tiền quần áo, 120 quan phương gạo...Rõ ràng đó là một bước tiến trongc hính sách ưu đãi và khuyến khích đội ngũ này làm việc ngày càng tốt hơn.
Thứ ba: Về cơ chế làm việc: Hệ thống thanh tra, giám sát làm việc độc lập với các cơ quan Trung Ương hay các cấp địa phương, (về mặt chuyên môn), và quan trọng hơn là có thể trực tiếp tâu hặc lên vua mà không phải qua các cấp trung gian nào. Điều đó khiến cho các ý kiến, các quyết định của Ngự sử được thống nhất trong nội bộ nghạch từ cấp Trung Ương đến địa phương, và ý kiến đó được nguyên dạng khi tới tai vua, không bị bóp méo, xuyên tạc chậm trễ. Sự làm việc độc lập đó khiến cho Ngự sử đài và các quan Ngự sử có thể đàn hặc bất kì cơ quan nào, kiểm tra bất kì cấp hành chính nào, thanh tra bất kì cơ quan nào có dấu hiệu vi phạm...Khiến cho khả năng làm việc của nó được mở rộng, quyền hành đi kèm là cực kì lớn.v.v..
 Thứ tư: Cơ chế tuyển dụng mềm dẻo: Đặt trong một bối cảnh có quyền lực lớn, được làm việc độc lập, chỉ chịu trách nhiệm trước vua và nghạch dọc; Đồng thời cơ chế tuyển dụng mềm dẻo như trên, đó là những nhân tố cực kì thu hút, khuyến khích quan lại phấn đấu vào Ngự sử đài, và đã vào đó rồi thì cố gắng hết sức để làm việc tốt. Rõ ràng, hoặc có tài học vấn thi cử đỗ đạt, hay có phẩm chất đạo đức tốt, cươgn trực, công bằng, nói thẳng, một mực trung thành với vua v.v. là hoàn toàn có khả năng trở thành Ngự sử quan. Đó là một cơ chế tuyển dụng hết sức linh hoạt, mền dẻo và khuyến khích những người có tâm có tàigóp phàn cho sự nghiệp chung xây dựng nhà nươc vững mạnh.
Thứ năm: Hệ thống pháp luật thành văn ngày càng tiến bộ và hoàn chỉnh theo hướng công bằng, Ví dụ như định lệ về khoả khoá ngày càng chặt chẽ, hoàn chỉnh, và đi vào nề nếp; Hay như việc quy định chức trách, nhiệm vụ của các cơ quan, chức quan trong toàn bộ máyngày càng rõ ràng, chuẩn mực hoá làm cho sự hoạt động phối hợp trở nên thông suốt.v,v. Đây là những điều kiện tốt hỗ trợ đắc lực cho đội ngũ Ngự sử quan thừa hành nhiệm vụ.
Kết luận
 ------*****------
 Gần mười thế kỷ xây dựng quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ, nước Đại Việt đã tự mình vươn lên, xây dựng và bảo vệ để có thể làm chủ một phương như Nguyễn Trãi đã viết. Trong đó có vai trò quan trọng của sự lãnh đạo, điều hành của bộ máy nhà nước, của hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt phải kể đến vai trò tích cực của hệ thống thanh tra khảo sát của nhà nước phong kiến. Suốt từ thời Lý, Trần đến cuối thời Lê đã xây dựng được hệ thống thanh tra khảo khoá quy củ, điển hình là giai đoạn từ Hồng Đức thực sự đã thể hiện vai trò to lớn của mình trong việc thanh tra giám sát bộ máy quan lại. Thực tế cho thấy khi phép khoả khoá bị buông lỏng thì nhà nước Lê Mạt cũng bị đẩy nhanh đến diệt vong Phan Huy Chú cho rằng: “ Nếu không có cáhc răn đe nên khen, sao có thể trừng phạt được kẻ tham lamvà khuyên được phong tiết, giao cho trách nhiệm một địa phương và tính mạng của nhân dân mà mặc cho họ dựa dẫm tới lui, lấy đày xe đem về thế thì không để tiếng xấu cho quan trường mà làm đau khổ cho nhân dânthì cũng ít thấy vậy. Cho nên chính sách yên dân châửng gì hơn việc chấn chỉnh quan trường, mà cách chấn chỉnh quan trường tất phải khảo công để xét rõ người hơn người kém mà thăng giáng cho rõ ràng, thì liêm sỉ riêng đường, chính nhoà đi khắp việc cốt yếu cho nước thịnh trị không thể bỏ qua điều ấy được”
ý kiến của Phan Huy Chú không những chỉ đúng với nhà nước phong kiến mà còn đúng với mọi nhà nước nói chung. Nhà nươc xã hội chủ nghĩa ngày nay của chúgn ta, là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhưng vì vừa mới thoát thia từ xã hội thực dân phong kiến, cho nên bên cạnh những thành tích ưu điểm nó không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót xẩy ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, như bệnh tham nhũng, lạm dụng chức quyền, lãng phí , cục bộ.....Nhà nước ta cần có biện pháp tích cực để xây dựng để ngăn chặn kịp thời và có kết quả những hiện tượng thoái háo, biến chất đó. Tức là cần phải thể chế hoá, pháp luật hoá về những chế độ trách nhiệm, những tiêu chuẩn tài đức cụ thể của cán bộ mỗi ngành mỗi cấp, cần phải có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, phải quán triệt lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh : Chính phủ “là người đầy tớ chung của dân”, cán bộ phải “ trung với Đảng, hiếu với dân”, phải “cần, kiệm, liêm, chính, trí công vô tư”. Chúng ta cần học tập kế thừa những di sản tốt đẹp từ tổ chức thanh tra, giám sát và phép khảo khoá của người xưa để rút ra những bài học lịch sử bổ ích để vận dụng vào việc xây dựng và quản lý Nhà nước XHCN của nhân dân ta ngày nay.

File đính kèm:

  • docBOMAY nha nuoc VN.doc