Bài tập điều kiện - Thầy Bảo

I - CHẾ ĐỘ SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở CÁC QUỐC GIA ĐỊA TRUNG HẢI.

* Ở các quốc gia Địa Trung Hải đặc biệt là ở Rôma nét nổi bật của kih tế nông nghiệp là việc tập trung cao độ ruộng đất vào tay giai cấp chủ nô.

Những chiến thắng liên tiếp và sự mở rộng cương vực đã giúp cho nhà nước có trong tay những vùng đất đai rộng lớn. Thông thường Rôma đã biến một bộ phận đất chiếm được thành ruộng công rồi đem phân cấp cho những người bình dân Rôma di cư tới làm ăn, đại bộ phận đất chiếm được đều bán cho tư nhân, quý tộc và thương nhân Rôma đã tung tiền, vàng ra mua ruộng của Nhà nước; biến thành tài sản sở hữu của mình để lấn chiếm ruộng công, đất tư hữu của dân nghèo, dân lưu tán, binh sĩ tử trận. Cuối cùng họ có trong tay không phải là những vườn, ruộng nhỏ mà là mênh mông. Cuối cùng họ có cao độ ruộng đất vào tay giai cấp chủ nô đã diễn ra. Trên cơ sở đó, các điền lớn hay đại trại - Latiphunđia đã xuất hiện.

Latiphunđia là hình thái sản xuất cơ bản của nền kinh tế Rôma, vận mệnh của Nhà nước Rôma gắn liền với vận mệnh những đại trại (Latiphunđia). Khi các Latiphunđia phát triển cực thịnh thì cũng là lúc Nhà nước Rôma, văn minh Rôma phát triển đến đỉnh cao của nó, ngược lại có Latiphunđia suy yếu và tan rã, đế quốc Rôma cũng đi vào giai đoạn khủng hoảng suy vong.

Latiphunđia là sở hữu đất trồng của chủ nô, sử dụng sức lao động tập thể của nô lệ với phương thức sản xuất độc canh. Do vậy, muốn thiết lập Latiphunđia phải có 2 điều kiện: Có chế độ sở hữu ruộng đất lớn của tư nhân và có đầy đủ nô lệ thực thụ.

Trong tiến trình lịch sử, không phải bất cứ quốc gia cổ đại nào (dù đó là nền văn minh nông nghiệp tưới tiêu) cũng đủ đảm bảo 2 điều kiện cần thiết để lập các Latiphunđia, do vậy, trong lịch sử cổ đại, các Latiphunđia dường như trở thành đặc trưng của hoạt động kinh tế nông nghiệp của người Rôma.

Mỗi Latiphunđia thuộc quyền sở hữu 1 chủ nô, chủ nô thông qua những viên quản lý thân tín của mình để điều hành, cai quản. Các Latiphunđia đều lấy nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chủ chốt, bởi thế sản xuất nông nghiệp ở Rôma lúc đó được chú trọng đề cao. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên từng vùng, việc kinh doanh nông nghiệp ở các Latiphunđia đều trồng nho, ôliu, các Latiphunđia này đều có những đồng cỏ trù phú lại chủ yếu kinh doanh nghề chăn nuôi, còn ở đảo xinxin và Bắc phi, các Latiphunđia lại chuyển trồng ngũ cốc kinh tế Latiphunđia mang tính chất 2 mặt rõ rệt. Một mặt nó là nền kinh tế nông nghiệp trong khuôn khổ nền kinh tế tự nhiên, đảm bảo việc cung cấp thỏa mãn cho những điền trang, mặt khác sản phẩm của nó lại còn gắn bó chặt chẽ với hoạt động thủ công nghiệp, thương mại trong khuôn khổ của nền kinh tế hàng hóa.

* Từ giữa thế kỉ I trở đi, chế độ đại điền bàng (Latiphunđia) bắt đầu những dấu hiệu khủng hoảng. Việc sử dụng sức lao động tập thể nô lệ trở nên không thích hợp, năng suất lao động ở các Latiphunđia thành nhiều mảnh, giao trực tiếp cho nô lệ hoặc những người không có ruộng đất canh tác ngày càng trở nên phổ biến, các Latiphunđia rộng lớn xưa kia ngày càng dần tan vỡ, nhường chỗ cho các điền ấp san tút - (Saltus). Việc tan rã của cá Latiphunđia, không những thể hiện sự khủng hoảng suy vong của chế độ chiếme nô Rôma mà còn kéo theo hàng lọat những thay đổi trong phương thức canh tác

Nếu trước đây, đa số các Latiphunđia chuyên doanh trồng cây công nghiệp phục vụ cho kinh tế thủ công nghiệp và thương mại. Thì bây giờ trong các San tút, người ta đã chuyển dần sang trồng cây lương thực. Chủ nô không sử dụng sức lao động tập thể của nô lệ mà giao trực tiếp cho nô lệ những mảnh ruộng nhỏ cùng với công cụ sản xuất để nô lệ tự tiến hành nền tiểu sản xuất của họ, nộp sản phẩm cho chủ.

 

doc17 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 816 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập điều kiện - Thầy Bảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 nhưng có quyền thừa kế, bán, đổi, tặng. Nó khác với IKta ra đời trước thế kỉ XIV: Nhưng Nhà nước vẫn có quyền thu hồi.
+ Loại NinCơ và I nam là ruộng sở hữu tư người có thể cho nhân dân cày cấy, và nộp tô thuế, mức tô thuế do chủ ruộng quy định mà Nhà nước không có quyền can thiệp.
Đến thời kì Acơba, ông đã thực hiện một cuộc cải cách ông thực hiện chia hình thức halếchcơ chi cho quan lại và nông dân những ruộng chia cho quan lại chi làm 2 loại.
Loại 1: Đơ - gia - hi - a: Chủ yếu phong cấp cho các thủ lĩnh quân sự mang tính tạm thời, Nhà nước có thể thu hồi lại.
Loại 2: Da - miAda: Phong cấp cho quý tộc quan lại địa phương có quyền chuyển nhượng nhưng trên danh nghĩa vẫn thuộc về Nhà nước. Loại A-cơ-ba dùng dể phong cấp cho quý tộc ấn giáo ở địa phương thực chất sở hữu raninđa dần đã trở thành sở hữu tư người của ấn giáo. Sở hữu tư nhân dân lấn át ruộng công 23 là ruộng tư nhân, 1/3 là ruộng công. Năm 1574 Acơba định thực hiện cải cách thu hồi toàn bộ ruộng đất phong cấp. Sau đó ban cấp cho quý tộc bằng tiền để bảo toàn ruộng công Nhà nước. Công cuộc này không thực hiện được vì các quý tộc phản đối mãnh liệt vào 1576. A-cơ-ba phải hủy bỏ công cuộc này. Chứng tỏ vào thời A-cơ-ba sở hữu ruộng đất tư đang lấn dần sở hữu ruộng đất công.
Quá trình chuyển biến từ công đến tư diễn ra đến thế kỉ XVI, ruộng đất công vãn còn (1/3). Toàn bộ ruộng công đó còn nằm trong công làng xã, đình chùa. 
4. Chế độ sở hữu ruộng đất ở Nhật Bản.
Năm 646 - 649 Nhật Bản thực hiện cuộc cải cách Taica: nội dung chủ yếu của các cuộc cải cách tai ca trước hết là xóa bỏ quyền sở hữu tư nhân về đất đai để chuyển vào quyền sở hữu của Nhà nước. Chế độ bộ dân đồng thời cũng bị bãi bỏ. Toàn bộ cư dân trở thành thân dân của Nhà nước, được lĩnh canh các khoản đất của quốc gia và do đó có nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước.
Theo quy định của chế độ ban điền (chia ruộng) trong cải cách tai ca thì người ở địa phương nào thì chia ruộng ở địa phương ấy. Nam 6 tuổi trở lên, mỗi người được cấp 1 đoạn (1đoạn bằng 0,12ha), mỗi suất nữ được chia bằng 213 suất nam. Nếu có nô tì (tôi tớ gái suốt đời trong nhà, được coi như thân quyền) thì được cấp mỗi người bằng 113 suất của nưgời tự do. Những người phải nhận ruộng xấu thì được cấp gấp đôi diện tích đã định. Mỗi gia đình được quyền sở hữu với đất nhà, đất vườn của họ. Rừng núi, ao hồ, sông ngòi là của chung, ai cũng có quyền sử dụng. Nông dân nhận ruộng phải nộp tô thuế cho Nhà nước bằng thóc với mức 3% sản lượng thu hoạch. ở những người có dưới 1 mẫu (bằng 10 đoạn) và mức 25% sản lượng thu hoạch ở những người có trên 1 mẫu ruộng. 
Đồng thời họ còn phải nộp thuế bằng sản phẩm thủ công nghiệp gia đình như tơ, lụa, bông, vải hoặc thổ sản địa phương và phải làm lao dịch 10 ngày trong 1 năm trong các công trình chung như xây dựng, tưới ruộng, làm đường, vận tải lương thực
Chính sách ban điền của cuộc cải cách Taica rõ ràng là sự xác nhận quan hệ sản xuất phong kiến ở Nhật Bản giữa thế kỉ VII. Người nông dân lĩnh canh ruộng đất, về hình thức, không mất quyền tự do cá nhân. Họ vẫn giữ tài sản và công cụ sản xuất của họ, và điều đó khiến họ chủ động phần nào trong việc canh tác. Nhưng đồng thời họ không có quyền rời bỏ khoảnh đất được chia, nghĩa là thực tế thì họ bị trói chặt vào ruộng đất phong kiến và trở thành đối tượng bóc lột chủ yếu của Nhà nước và giai cấp thống trị. Do phương thức bóc lột thay đổi mà tầng lớp quý tộc cũ đã biến thành tầng lớp quý tộc, quan lại mới. Theo luật pháp, tầng lớp quý tộc thống trị cũng có đất riêng của mình dưới hình thức đất phong nhận của Nhà nước lọai đất này khác về cơ bản với đất đai mà Nhà nước chia cho nông dân căn cứ theo trước vị, chức vụ, công lao của quý tộc mà Nhà nước ban cấp ruộng đất cho họ mang những danh hiệu khác nhau.
Có hai loại ruộng đất phong, đó là: “Ruộng chức vị”, ruộng đẳng cấp và ruộng thượng công lao với Nhà nước.
Ruộng đất, chức vị và đẳng cấp được ban cấp trong thời kì đảm nhiệm chức vụ nhất định đất thưởng công thì cấp trong 2 hay 3 đời. Nhìn chung những loại đất này đều được ban cấp một cách hình thức cho sử dụng trong một thời hạn ngắn hay dài tùy trường hợp. Song vì tất cả những người được ban cấp ruộng đất đều là quý tộc giữ những chức vụ khác nhau trong bộ máy cai trị nên việc biến quyền sử dụng đất đai đó thành tư hữu chỉ còn là vấn đề thời gian.
Ngoài đất phong, bọn quý tộc còn được nhận kèm theo những hộ nông dân làm bổng lộc. Tùy theo đẳng cấp mà được nhận từ 100 - 500 hộ và tùy theo chức vụ mà được nhận từ 800 - 3000 hộ. Nếu có công lao với Nhà nước cũng được ban cấp một số hộ nông dân. Những gia đình nông dân này phải nộp một nửa số tô thóc cho Nhà nước, còn một nửa thì nộp cho quý tộc phong kiến trực tiếp có quyền sử dụng họ.
Sau cải cách taica, Nhà nước đã xác lập được quyền sở hữu tối cao của mình đối với ruộng đất trong toàn quốc và thực hiện quyền sở hữu ruộng đất đó dưới hình thức ban điền. Tuy nhiên sự thống trị của hình thức sở hữu Nhà nước về ruộng đất tồn tại khong được lâu. Từ thế kỉ IX, chế độ ban điền bắt đầu lầm vào tình trạng tan rã; đồng thời chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất diễn ra vì mấy lí do sau:
Một là, những ruộng đất mà Nhà nước ban cấp cho quý tộc theo chức vụ, đẳng cấp và thưởng công trước đây, lúc đầu kèm theo điều kiện, nhưng về sau khi quyền lực của họ Phudioara được thiết lập và gắn liền với nó là sự suy yếu của chính quyền trung ương (Thiên hoàng), những điều kiện kèm theo khi ban cấp ruộng đất dần dần không được tôn trọng nữa. Thực tế những ruộng đất ấy trở thành sở hữu riêng của các chúa phong kiến cát cứ.
Hai là những nông dân cày cấy ruộng Nhà nước phải chịu nhiều thuế má và tạp dịch nặng nề nên phần nhiều bị phá sản. Họ phải rời bỏ ruộng đất mà Nhà nước chia cho để lưu lạc, hoặc vào làm trên ruộng đất các chúa phong kiến. Một số khác thì đem hiến ruộng đất cho chùa. Do vậy chế độ chia cấp ruộng đất của Nhà nước bị phá hoại nghiêm trọng.
Cuối cùng, do số dân ngày càng tăng, Nhà nước không có đủ ruộng để cấp, nên khuyến khích khẩn hoang. Vào năm 743 đã có sự thừa nhận về mặt luật pháp quyền sở hữu tư nhân đối với ruộng đất khai khẩn. Dĩ nhiên những ruộng đất này chủ yếu rơi vào tay bọn quý tộc. Chúng lợi dụng lao động của nông dân để được cấp theo chức vụ, đẳng cấp hay thưởng công để khai phá đất hoang. Vào giữa thế kỉ X, hình thức sở hữu tư nhân về ruộng đất của các chúa phong kiến hòan toàn được xác lập. Những thành viên họ Phudicara, nhờ chiếm được những địa vị quan trọng nhất của Nhà nước đã tập trung trong tay bất kì ruộng đất nào và biến thành những tên tư hữu ruộng đất lớn nhất ở trong nước.
Trong quá trình chế độ ban điền tan rã chế độ trang viên phong kiến đã ra đời và phát triển trên cơ sở sự ra đời và phát triển của sở hữu tư nhân về ruộng đất. Khi trang viên mới ra đời, chỉ rõ thưởng công và ruộng nhà chùa được miễn thuế. Nhưng từ thế kỉ X, toàn bộ ruộng đất của lãnh chúa có thế lực đều được miễn thuế, đồng thời còn có quyền bất khả xâm phạm về mặt hành chính. Theo thuật ngữ luật pháp bấy giờ thì đó là những ruộng đất mà các viên quan lại không được động đến. Hoàn cảnh đó cho phép vua chúa phong kiến thời kì đầu bóc lột nông dân làm trong các trang viên ít nặng nề hơn so với sự bóc lột mà nông dân phải chịu khi họ còn làm việc cho Nhà nước.
Ngoài đa số nông dân còn có một số thợ thủ công làm các nghề: dệt, nhuộm, rèn, nấu rượuhợp thành tầng lớp trang dân làm việc trong các trang viên. Do vậy các trang viên đều có thể sản xuất tại chỗ nhu cầu chủ yếu. Trang viên vì thế không chỉ là những khu vực hành chính mà Nhà nước không thể kiểm soát được, mà còn là đơn vị kinh tế tự túc.
Sự phát triển của trang viên rõ ràng là mâu thuẫn với lợi ích của Nhà nước. Để hạn chế trang viên, vào năm 1069, Thiên Hoàng, Gosangiô (1068 - 1072) đã thiết lập cơ quan “Kí lục sở” nhằm kiểm tra ruộng đất trang viên, giúp Nhà nước thu hồi lại những ruộng đất mà họ Phudioara đã cấp cho người thân và phe cánh của mình từ năm 1045, đồng thời rút bớt số trang viên được miễn thuế để thu hồi đất cho Nhà nước, bãi bỏ cha truyền con nối quyền cai trị các xứ do triều đình bổ dụng, hoặc thuyên chuyển, đưa những khoản thuế mà lãnh chúa được hưởng sang quỹ Nhà nước. Tuy nhiên do chế độ trang viên đã phát triển khá mạnh nên hoạt động của kí lục sở và pháp lệnh của Nhà nước, không có hiệu lực đáng kể.
Như vậy đến đầu thế kỉ XI chế độ Ban điền đã tan rã hòan toàn và dần dần ruộng đất tư ngày càng tăng lên những ruộng đất tư đó trở thành những trang viên của Nhật Bản.
Kết luận
Tóm lại: Qua tìm hiểu chế độ sở hữu ruộng đất ở quốc gia cổ đại phương Tây và một số nước điển hình ở phương Đông chúng ta có thể thấy rõ có sự khác biệt rất rõ rệt về hình thức sở hữu ruộng đất giữa cá nước phương Đông và phương Tây.
ở các quốc gia phương Tây hình thức sở hữu chủ yếu đó là sở hữu tư về ruộng đất, ruộng đất tập trung cao độ vào tay giai cấp chủ nô, quý tộc Rôma đã tung tiền ra mua ruộng đất của Nhà nước, của dân nghèo, dân lưu táncuối cùng họ có trong tay những ruộng vườn mênh mông. Sự tập trung cao độ ruộng đất vào tay giai cấp chủ nô đã diễn ra. Trên cơ sở các điền trang lớn đó - Latiphunđia đã xuất hiện. Vậy Latiphunđia là đặc trưng cơ bản của chế độ sở hữu ruộng đất ở Rôma, tồn tại đến thế kỉ I Latiphunđia có dấu hiệu khủng hoảng. Sau đó tan rã thay vào đó là các điền ấp Santút.
Qua việc tìm hiểu chế độ sở hữu ruộng đất ở một số các quốc gia tìm hiểu qua các thời kì khác với các quốc gia cổ đại phương Tây, ở các quốc gia phương Đông đặc trưng cơ bản là chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất đúng như Các Mác trong thư gửi Ang ghen đã viết: “Không có gì là lạ lùng đối với những ai đã biết đến tình hình và sự cai trị độc đáo đất nước, đối với những ai đã biết rằng nhà vua là những kẻ sở hữu duy nhất tất cả mọi đất đai trong quốc giaTình hình không có chế độ tư hữu vì ruộng đất. Đó là chiếc chìa khóa thật sự ngay cả cho thiên giới phương Đông”. Và Ang ghen cũng thừa nhận. Việc không có chế độ tư hữu ruộng đất quả thật là chiếc chìa khóa để hiểu toàn bộ phương Đông. Đó là cơ sở của toàn bộ lịch sử chính trị và tôn giáo của nó.

File đính kèm:

  • docBTDK thay Bao.doc