Bài tập điều kiện - Thầy Bình

i - chế độ sở hữu ruộng đất ở các quốc gia địa Trung Hải.

* ở các quốc gia Địa Trung Hải đặc biệt là ở Rôma nét nổi bật của kih tế nông nghiệp là việc tập trung cao độ ruộng đất vào tay giai cấp chủ nô.

Những chiến thắng liên tiếp và sự mở rộng cương vực đã giúp cho nhà nước có trong tay những vùng đất đai rộng lớn. Thông thường Rôma đã biến một bộ phận đất chiếm được thành ruộng công rồi đem phân cấp cho những người bình dân Rôma di cư tới làm ăn, đại bộ phận đất chiếm được đều bán cho tư nhân, quý tộc và thương nhân Rôma đã tung tiền, vàng ra mua ruộng của Nhà nước; biến thành tài sản sở hữu của mình để lấn chiếm ruộng công, đất tư hữu của dân nghèo, dân lưu tán, binh sĩ tử trận. Cuối cùng họ có trong tay không phải là những vườn, ruộng nhỏ mà là mênh mông. Cuối cùng họ có cao độ ruộng đất vào tay giai cấp chủ nô đã diễn ra. Trên cơ sở đó, các điền lớn hay đại trại - Latiphunđia đã xuất hiện.

Latiphunđia là hình thái sản xuất cơ bản của nền kinh tế Rôma, vận mệnh của Nhà nước Rôma gắn liền với vận mệnh những đại trại (Latiphunđia). Khi các Latiphunđia phát triển cực thịnh thì cũng là lúc Nhà nước Rôma, văn minh Rôma phát triển đến đỉnh cao của nó, ngược lại có Latiphunđia suy yếu và tan rã, đế quốc Rôma cũng đi vào giai đoạn khủng hoảng suy vong.

Latiphunđia là sở hữu đất trồng của chủ nô, sử dụng sức lao động tập thể của nô lệ với phương thức sản xuất độc canh. Do vậy, muốn thiết lập Latiphunđia phải có 2 điều kiện: Có chế độ sở hữu ruộng đất lớn của tư nhân và có đầy đủ nô lệ thực thụ.

Trong tiến trình lịch sử, không phải bất cứ quốc gia cổ đại nào (dù đó là nền văn minh nông nghiệp tưới tiêu) cũng đủ đảm bảo 2 điều kiện cần thiết để lập các Latiphunđia, do vậy, trong lịch sử cổ đại, các Latiphunđia dường như trở thành đặc trưng của hoạt động kinh tế nông nghiệp của người Rôma.

Mỗi Latiphunđia thuộc quyền sở hữu 1 chủ nô, chủ nô thông qua những viên quản lý thân tín của mình để điều hành, cai quản. Các Latiphunđia đều lấy nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chủ chốt, bởi thế sản xuất nông nghiệp ở Rôma lúc đó được chú trọng đề cao. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên từng vùng, việc kinh doanh nông nghiệp ở các Latiphunđia đều trồng nho, ôliu, các Latiphunđia này đều có những đồng cỏ trù phú lại chủ yếu kinh doanh nghề chăn nuôi, còn ở đảo xinxin và Bắc phi, các Latiphunđia lại chuyển trồng ngũ cốc kinh tế Latiphunđia mang tính chất 2 mặt rõ rệt. Một mặt nó là nền kinh tế nông nghiệp trong khuôn khổ nền kinh tế tự nhiên, đảm bảo việc cung cấp thỏa mãn cho những điền trang, mặt khác sản phẩm của nó lại còn gắn bó chặt chẽ với hoạt động thủ công nghiệp, thương mại trong khuôn khổ của nền kinh tế hàng hóa.

* Từ giữa thế kỉ I trở đi, chế độ đại điền bàng (Latiphunđia) bắt đầu những dấu hiệu khủng hoảng. Việc sử dụng sức lao động tập thể nô lệ trở nên không thích hợp, năng suất lao động ở các Latiphunđia thành nhiều mảnh, giao trực tiếp cho nô lệ hoặc những người không có ruộng đất canh tác ngày càng trở nên phổ biến, các Latiphunđia rộng lớn xưa kia ngày càng dần tan vỡ, nhường chỗ cho các điền ấp san tút - (Saltus). Việc tan rã của cá Latiphunđia, không những thể hiện sự khủng hoảng suy vong của chế độ chiếme nô Rôma mà còn kéo theo hàng lọat những thay đổi trong phương thức canh tác

Nếu trước đây, đa số các Latiphunđia chuyên doanh trồng cây công nghiệp phục vụ cho kinh tế thủ công nghiệp và thương mại. Thì bây giờ trong các San tút, người ta đã chuyển dần sang trồng cây lương thực. Chủ nô không sử dụng sức lao động tập thể của nô lệ mà giao trực tiếp cho nô lệ những mảnh ruộng nhỏ cùng với công cụ sản xuất để nô lệ tự tiến hành nền tiểu sản xuất của họ, nộp sản phẩm cho chủ.

 

doc27 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập điều kiện - Thầy Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
có nhiều thay đổi to lớn và sâu sắc. Về mặt xã hội, các giai cấp bóc lột : tư sản , địa chủ bị xóa bỏ, tới đây chỉ còn hai giai cấp là công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức XHCN.
	Những thành tựu to lớn về mọi mặt trên đây chứng tỏ nhân dân Liên Xô đã bước đầu xây dựng những cơ sở kinh tế xã hội của CNXH , có nghĩa là bước đầu xây dựng được những nền móng kinh tế, chính trị và xã hội, dẫn đến chế độ XHCN được xác lập ở Liên Xô. Sự nghiệp xây dựng CNXH còn phải trải qua một quá trình lâu dài , phải tiếp tục không ngừng củng cố, phát triển và hoàn thiện nó. Sự phát tiển nhanh chóng về mọi mặt của Liên Xô và những thành tựu to lớn mà nhân dân Liên Xô đã giành được trong công cuộc xây dựng chế độ mới có ý nghĩa lịch sử trọng đại.
	Tuy nhiên , công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô vẫn chứa đựng một số thiếu sót , sai lầm : 
	Sau khi Lênin qua đời , các đại hội đảng và hội nghị trung ương đảng đã nêu ra những tư tưởng và nguyên tắc sai lầm làm cho những tư tưởng và nguyên tăc mà Lênin vạch ra trong công cuộc xây dựng CNXH bị vi phạm một cách thô bạo. Đặc biệt, việc đại hội đảng lần thứ XVIII và lần thứ XIX cách nhau hơn 13 năm ròng và thậm chí sau khi chiến tranh kết thúc hơn 07 năm , đại hội đảng không được triệu tập, khẳng định thêm thái độ chủ quan duy ý chí của những người đứng đầu đảng và nhà nước Liên Xô. Hơn nữa, trong những năm 1937- 1941, rất nhiều cán bộ quân sự và chính trị trong quân đội đã bị giết, đã gây ra những hậu quả nặng nề nhất là trong giai đoạn đầu của chiến tranh. Trong những năm đó, nhiều lớp cán bộ chỉ huy, từ cấp đại đội, tiểu đoàn đến các cán bộ quân sự cao cấp đã bị khủng bố, trong đó có những cán bộ chỉ huy có kinh nghiệm ở Tây Ban Nha và Viễn Đông cũng bị giết. Ta cũng nhìn nhận thời kỳ 1921- 1941 với những sai lầm về sách lược, với sự nóng vội, với mong muốn đạt ngay những đỉnh cao của CNXH chỉ bằng một nước nhảy vọt với quan điểm của Xtalin. Thực chất của những sai lầm và việc làm biến dạng CNXH còn sâu sắc đến những giai đoạn tiếp theo . Khi nhà nước nắm độc quyền về kinh tế và hình thành chế độ bao cấp về kinh tế  cùng với những sai lầm , nóng vội trong việc tập thể hóa nông nghiệp đã để lại những hậu quả tai hại, lâu dài cho nền nông nghiệp của Liên Xô. Nghiêm trọng hơn cả là nguyên tắc tập trung dân chủ và nền pháp chế XHCN đã bị coi thường và thay vào đó là tệ sùng bái cá nhân và nạn quan liêu, độc đoán. Những sai lầm và thiếu sót trên đây không phải do bản thân chế độ XHCN gây nên mà do Liên Xô là nước đầu tiên tìm tòi, khám phá con đường xây dựng CNXH nên khó tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót, có khi còn do chính những người lãnh đạo đảng và nhà nước Xô Viết lúc ấy gây ra.
	Mặc dầu có sai lầm và thiếu sót , công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô đã thu được nhiều thành tựu to lớn, có thể xem như một bước nhảy vọt về kinh tế mà dư luận phương Tây cũng đã thừa nhận. Những thắng lợi đó gắn liền với nhiệt tình lao động, cố gắng to lớn và tinh thần chịu đựng khó khăn gian khổ của các tầng lớp nhân dân Xô Viết. Đó là nhân tố con người, theo cách nói ngày nay, nó được khai thác phát huy như một nguồn lực trong phát triển kinh tế.
	2. Đối với thế giới :
	Nhờ có những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH 1921- 1941 ở Liên Xô mà cơ sở vật chất , kỹ thuật – nền tảng của CNXH ở Liên Xô được xây dựng vững chắc . Từ đó làm cơ sở, nền tảng cho xây dựng hệ thống CNXH trên thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai trở đi. Liên Xô là thành trì vững chắc của CNXH trên thế giới , đủ điều kiện giúp đỡ các nước Đông Âu,Việt nam về cả vật chất lẫn tinh thần .
	Liên Xô là nước tiên phong trong quá trình đi lên xây dựng CNXH, là ngọn đuốc dẫn đường nhờ có chính sách- biện pháp tích cực, sáng suốt trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Những thành tựu Liên Xô đạt được góp phần to lớn vào kho tàng lịch sử văn minh nhân loại . Đặc biệt, là sự ra đời của một chính quyền nhà nước tiến bộ- chính quyền Xô Viết của những người lao động với những sắc lệnh tiến bộ được ban hành làm cơ sở cho một nền văn hóa ở một xã hội văn minh sau này. Đó là sắc lệnh xóa bỏ mọi sự phân biệt đẳng cấp , dân tộc và mọi tước vị phong kiến , tất cả mọi người đều bình đẳng , công bằng trong một chế độ xã hội.
	Đặc biệt là những sai lầm mà Liên Xô mắc phải trong quá trình xây dựng CNXH tiên phong đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho các nước XHCN đi sau. Đó là : Bài học từ bỏ chính sách kinh tế mới , thay vào một mô hình CNXH tập trung quan liêu và các phương pháp mệnh lệnh hành chính dẫn tới chế độ độc đoán , thiếu tôn trọng dân chủ và tự do tư tưởng cùng sáng kiến cá nhân. Những sai lầm đó theo thời gian “ tích tụ ’’ rồi “ phát triển ’’ lan sang các nước Đông Âu dẫn đến hậu quả nặng nề với tình trạng trì trệ và khủng hoảng của CNXH vào cuối những năm 80.
	Tuy nhiên, những nước XHCN có đường lối chính sách nhạy bén , sáng suốt đã tránh được những sai lầm , vướng mắc mà Liên Xô vấp phải ngay từ giai đoạn đầu tiên xây dựng CNXH ( 1921- 1941 ) . Các nước đó vững chắc đi lên con đường CNXH với những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế, văn hóa  như Trung Quốc, Việt Nam  Nhờ có chính sách đổi mới ở Trung Quốc ( 1978 ) , Việt Nam ( 1986 )  nà hệ thống CNXH đã và đang phát triển , vững bước trên con đường xây dựng đất nước. Chẳng hạn như tư tưởng trong chính sách kinh tế mới của Lênin cho phép phát huy tính tích cực , chủ động của người lao động , giải phóng cách mạng của người sản xuất đã và đang được đảng ta vận dụng trong khoán sản phẩm đến người lao động hiện nay ở nông thôn.
	Đặc biệt ,trong công cuộc khộ phục kinh tế , Lê Nin luôn chú ý đến nghành điện lực với kế hoạch điện khí hóa toàn nước Nga . Đây là một phát minh vĩ đại của Lê Nin . Công thức của Lê Nin là : CNCS , chính quyền Xô Viết + điện khí hóa toàn quốc . Đảng và nhà nước ta đã và đang thực hiện bài học kinh nghiệm đó một cách triệt để. Hiện nay quá trình điện khí hóa đang thu được những kết quả to lớn.
	Việc thực hiện chính sách kinh tế mới còn chứng tỏ một điều như Lênin đã từng nói : chúng ta phải thay đổi căn bản các quan niệm trước đây về CNXH. Đó là sự chuyển từ “ kế hoạch tập trung, phân phối trực tiếp’’ bằng hàng hóa, như đã thực hiện trong thời kỳ chính sách cộng sản thời chiến mà nay không còn phù hợp sang một nền kinh tế hàng hóa thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau ( như sản xuất nhỏ của nông dân, tư bản tư nhân, CNTB nhà nước , quốc doanh). Theo như cách nói ngày nay, đó là sự đổi mới tư duy kịp thời và sáng tạo, thực hiện một nền kinh tế với cơ chế thị trường và tự do buôn bán nhưng những vị trí then chốt và kinh tế quốc dân vẫn thuộc nhà nước Xô Viết ( công nghiệp nặng, ngoại thương, xuất nhập khẩu ), vẫn thực hiện được sự kiểm soát và điều tiết nền kinh tế.
C. Phần kết luận
--------***--------
Như vậy từ năm 1921, sau chiến thắng ngoại xâm và nội phản, nước Nga Xô Viết bước sang giai đoạn mới, giai đoạn hoà bình xây dựng đất nước.
Đây là một sự kiện hoàn toà mới lạ đối với nhân dssn Xô Viết. Thêm vào đó những khó khăn trở ngại cho công cộc xây dựng đất nước là hết sức ro lớn nặng nề. Tuy vậy, nhân dân các dân tộc Xô viết dưới sự lãnh đoạ của Đảng cộng sản Liên Xô, dũng cảm khai phá con đường hoàn toàn mới và đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện. Những thành tựu mà Liên Xô đạt được trong quá trình xây dựng CNXH ( 1921- 1941 ) về kinh tế , chính trị , văn hóa  là không thể phủ nhận . Những thành tựu đó là bàn đạp để Liên Xô vững bước trong xây dựng CNXH ở giai đoạn sau . Đông thời , còn giúp Liên Xô trở thành thành trì vững chắc của hệ thống CNXH với việc thực hiện các chính sách đối ngoại tích cực: giúp đỡ các nước XHCN anh em cả về vật chất và tinh thần. Vai trò của Liên Xô trong việc bảo vệ , duy trì nền hòa bình, an ninh thế giới là rất to lớn với vị thế cao trên trường quốc tế và là thành viên quan trọng trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai. Trong thời gian tồn tại, Liên Xô XHCN luôn luôn đấu tranh không mệt mỏi vì nền hòa bình thế giới và giúp đỡ , ủng hộ hêt sức đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
	Tuy nhiên, thành tựu mà Liên Xô đạt được trong XHCN giai đoạn 1921- 1941 mặc dù là to lớn nhưng gắn liền với nó là những sai lầm, thiếu sót khá nghiêm trọng. Ngoài những sai lầm trong công cuộc tập thể hóa nông nghiệp , sai lầm thiếu sót bao trùm trong giai đoạn này là : chủ quan duy ý chí , không tôn trọng các quy luật phát triển khách quan , nhất là kinh tế. Lúc bấy giờ , trong hoàn cảnh bị bao vây, sự tập trung mọi quyền lực trong tay nhà nước là điều cần thiết và nhân dân có thể chấp nhận được. Vả lại, những khuyết tật , sai lầm ấy không bộc lộ nhanh chóng và đầy đủ ngay trong thời kỳ đầu (1921-1941) nên nó đã gây hậu quả lớn về sau, đó là sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô vào năm 1991. 
 Khoa lịch sử 
Bài điều kiện
 Thành tựu trong công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội ở liên xô trong giai đoạn 1921- 1941. ý nghĩa của những thành tựu đó đối với liên xô và thế giới.
 Người viết : Đặng Thị Hương Quỳnh
 Học viên : Cao học K16
 Chuyên ngành : Lịch sử việt nam.
Hà nội, ngày 20 tháng 08 năm 2007.
Phần mục lục
 	Nội dung Trang
	 A.Phần mở đầu 2-3	 B.Phần nội dung	4-20
 I.Bối cảnh lịch sử trước năm 1921 5
II.Thành tựu	 5	
1.Công cuộc khôi phục kinh tế ( 1921- 1925 ) 5
2.Công nghiệp hóa đất nước ( 1926- 1929 ) 7
3Tập thể hóa nông nghiệp ( 1928- 1933 ) 8
4.Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1933- 1937 ) 10
5.Kế hoạch 5 năm lần 3 ( 1938- 1942 ) 12
 III.ý nghĩa 	 15
1 . Đối với Liên Xô 15
2. Đối với thế giới 18
C.Phần kết luận 21-22
Tài liệu tham khảo 23
Tài liệu tham khảo
1.Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917-1945 (quyển A)-NXBĐHQG HN –Nguyễn Anh Thái chủ biên .
2.Sách giáo khoa lớp 11-NXBGD 1999- Nguyễn Anh Thái chủ biên 
3.Sách giáo viên lịch sử lớp 11-NXBGD 1999- Nguyễn Anh Thái chủ biên 
4.Sách giáo khoa lịch sử lớp 11- Ban khoa học xã hội – NXBGD 
5.Sách giáo viên lịch sử lớp 11- Ban khoa học xã hội – NXBGD 
6.Lịch sử văn minh thế giới –NXBGD 2000- Dương Ninh chủ biên.
7. Bách khoa tri thức phổ thông – NXB Văn hóa thông tin .

File đính kèm:

  • docBTDK thay Binh.doc
Bài giảng liên quan