Bài tập điều kiện - Thầy Minh

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

 Nhà Nguyễn ra đời và tồn tại không những trong một bối cảnh đặc biệt của đất nước mà còn trong tình hình thế giới có nhiều biến chuyển lớn . Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu đã kéo theo sự phát triển của chủ nghĩa thực dân và của sự giao lưu buôn bán quốc tế . Sự phát triển nền kinh của chủ nghĩa tư bản đòi hỏi thị trường để giải quyết việc tiêu thụ hàng hoá , nhân công , nguyên liệu để cung cấp cho sự phát triển kinh té tư bản chủ nghĩa . Để giải quyết nhu cầu đó , các nước tư bản đẩy mạnh đi xâm lược vũ trang . Chủ yếu tập trung ở khu vực phương Đông , đặc biệt ở Việt Nam từ thế kỉ XVIII các giáo sĩ phương Tây ngày càng đẩy mạnh xâm nhập vào Việt Nam để truyền đạo Thiên chúa , sang thế kỉ XIX càng được đẩy mạnh khi nhà Nguyễn thành lập . Trong hoàn cảnh đó đặt ra yêu cầu là phải chuẩn bị tiềm lực để sẵn sàng đối phó với cuộc xâm lược vũ trang của tư bản Pháp : xây dựng tiềm lực cho quốc gia nhà nước về kinh tế , quốc phòng . Về kinh tế đòi hỏi phải mở rộng quyền sở hữu ruộng đất cho nhà nước . Giải quyết an cư lập nghiệp cho dân chúng , làm cho nông dân có ruộng để cày cấy đảm bảo cho xã hội ổn định phát triển .

 Trong khi đó từ giữa thế kỉ XVIII đầu XIX chế độ phong kiến ở nhiều nước phương Đông bước vào giai đoạn khủng hoảng . Một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng là do quan hệ bóc lột điạ tô phong kiến đã mâu thuẫn sâu sắc với lực lượng sản xuất là nông dân mà nguyên nhân của tình trạng đó chính là xuất phát từ vấn đề ruộng đất . Lúc này ruộng đất hầu hết tập trung vào tay giai cấp địa chủ , nông dân ở các làng xã phải phụ thuộc chặt chẽ vào địa chủ ( Theo số liệu của Quốc sử quán triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX cả nước có 3.945.225 mẫu ruộng thực trưng , trong khi đó ruộng công thuộc quyền sở hữu của nhà nước chỉ còn chiếm 17,8% . Ruộng đất tư hữu vào địa chủ chiếm 82,02% , đặc biệt ở Nam bộ ruộng đất tư hữu chiếm tới 92% ) . Như vậy quyền sở hữu ruộng đất của nhà nước bị thu hẹp nghiêm trọng , nguồn thu của nhà nước từ ruộng công làng xã không còn bao nhiêu . trong khi đó nhu cầu để ban cấp ruộng đất cho quan lại , xây dựng quốc phòng ngày càng cao , đồng thời nông dân đòi hỏi phải có ruộng cày để ổn định trật tự xã hội. Yêu cầu đặt ra lúc này cho triều Nguyễn là phải giải quyết tình trạng đó .

 

doc43 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập điều kiện - Thầy Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ó ý thức mị dân của nhà Nguyễn, cũng như xoa dịu giai cấp bị bóc lột, nhà Nguyễn đã lâm vào một mâu thuẫn với giai cấp địa chủ, tự mâu thuẫn với mình, tự phản bội lại giai cấp chỗ dựa của mình. Trong vòng hơn 50 năm đầu thế kỷ XIX, cái mặt nạ mị dân ấy cứ lộ dần ra, cái thực chất của vấn đề càng phơi bày rõ. Rút cục, giai cấp địa chủ cứ làm điều chúng muốn, giai cấp bị bóc lột mỗi ngày mỗi kiệt quệ hơn, toàn bộ xã hội suy thoái nhanh chóng và cái ngai vàng Nguyễn, lợi ích tối cao của dòng họ Nguyễn, cũng một ngày lung lay dữ dội hơn.
Nếu thừa nhận lịch sử trước hết và về lâu dài là lịch sử của sản xuất xã hội thì cũng đồng thời thừa nhận rằng vấn đề ruộng đất là vấn đề cơ bản của các xã hội tiền tư bản. ở nửa đầu thế kỷ XIX, vấn đề ruộng đất của xã hội Việt Nam là sự tách rời giữa người trực tiếp sản xuất nông nghiệp với ruộng đất về mặt quyền sở hữu; là sự phân hoá và phát triển tới 2 cực của sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu nhỏ tự canh bị đẩy xuống mức tối thiểu, để sở hữu địa chủ tiến tới tối đa; tóm lại đó cũng là sự phát triển một yêu cầu ngày càng bức thiết, yêu cầu tái lập quyền sở hữu nhỏ của nông dân tự canh một cách rộng rãi và phổ biến.
Vì lợi ích nhỏ mọn của dòng họ và cũng là do đứng trên lập trường của giai cấp địa chủ, nhà Nguyễn không những không góp phần giải quyết vấn đề ruộng đất ấy theo hướng yêu cầu của lịch sử, mà còn làm cho vấn đề trầm trọng thêm bằng một chính sách cổ lỗ, lạc hậu, mị dân; định thay thế quyền sở hữu nhỏ bằng các hình thức của chiếm hữu nhỏ. Tuy nhiên, ý chí con người dù phản động cực đoan cũng không bao giờ xoá bỏ được quy luật mà nhiều lắm chỉ có thể ngăn trở, làm chậm sự phát triển của quy luật khách quan ấy thôi. Cho nên chính sách của nhà Nguyễn một mặt vẫn thất bại nhưng mặt khác lại có tác dụng kìm hãm lịch sử. Xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX rơi xuống một thảm cảnh của rối loạn, trong đó nông dân thiếu ruộng đã lại đứng lên một cách tự phát thực hiện cái vai trò động lực lịch sử vốn có của họ trong chế độ phong kiến.
Đối với nông dân nghèo, vấn đề cơ bản của họ là vấn đề ruộng đất như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, những duyên cớ để họ đứng dậy thường rất ít khi xuất phát từ các sự kiện về vấn đề ruộng đất. Phong trào nông dân Việt Nam dưới thời trung đại nói chung cũng như nửa đầu thế kỷ XIX nói riêng hầu như không nêu rõ khẩu hiệu hay mục tiêu ruộng đất. Phải chăng đó là một đặc điểm của phong trào nông dân Việt Nam? Đứng về mặt nào đó thì cũng thừa nhận rằng nông dân nói chung không bao giờ tự giải phóng được mình, mà chỉ làm đội quân hùng hậu và động lực dưới sự lãnh đạo của các giai cấp khác mà thôi. Nông dân biết rất rõ vì sao họ chịu cực khổ nhưng họ lại không biết nguyên nhân của cái nguyên nhân đó. Nông dân do trực quan thấy được rằng họ khổ và họ không có ruộng đất, nhưng họ lại chưa hiểu được vì sao họ không có ruộng đất, họ cũng chẳng biết là họ bị bóc lột như thế nào. Đối với họ, có lẽ là tại số phận đã sinh ra như vậy, và chính ở lĩnh vực này, lĩnh vực có tính chất “tha hoá” về ý thức nông dân, đã đem lại bao màu sắc tôn giáo và phương thuật cho phong trào nông dân nhiều nơi, nhiều lúc.
Ngoài việc ra sức đòi chia ruộng công một cách công bằng mà không có kết quả gì trong khi nhà Nguyễn vẫn làm ngơ (ví dụ hơn 300 lá đơn đòi chia lại ruôngj công ở Bình Định sau năm 1839 và chắc chắn ở làng nào cũng có những vụ kiện cáo như vậy), thì nông dân không còn con đường nào khác là lưu tán, bỏ cửa nhà đi tìm đất sống để lại chịu cũng một thân phận cũ tại một địa phương mới; hoặc là cầm vũ khí đứng dậy tham gia bất kỳ cuộc khởi nghĩa nào để đập phá cho hả giận, để phá bỏ toàn bộ cái trật tự xã hội đang đè nặng trên kiếp sống cùng cực của họ. Theo các thống kê về nạn nông dân phiêu tán cho thấy trong vòng 5 năm, từ năm 1802 đến 1806, toàn miền Bắc Kỳ có 372 xã thôn dân phiêu tán đi cả. Nếu làm một phép tính cộng đơn giản thì thôn xã phiêu tán tới trên 650. So với nạn lưu tán thế kỷ XVIII, tình hình chỉ mới 50 năm đầu thế kỷ XIX đã chứng tỏ một tốc độ lưu tán tương đương. Hơn nữa, ở thời Nguyễn, nạn lưu tán không chỉ diễn ra ở Bắc Kỳ mà còn lan rộng vào miền Trung Nam, bao gồm cả kinh kỳ Thừa Thiên. Thêm vào đó còn xảy ra nhiều vụ lưu tán trọn cả làng, cả xã; một hiện tượng của riêng đầu thế kỷ XIX. Như đã đề cập ở trên, lưu tán là hậu quả của chính sách ruộng đất lạc hậu của nhà Nguyễn, nên nó không khác nạn lưu tán ở thế kỷ trước. Nếu có khác đó là mức độ và phạm vi sâu rộng hơn. Người ta thấy rằng nạn lưu tán thời Nguyễn diễn ra mạnh ở Bắc Kỳ, và càng xuống phía Nam thì tình hình càng bớt đi. Bớt đi không có nghĩa là không có. Hiện tượng ấy càng khẳng định rằng lưu tán là hậu quả chính sách ruộng đất lạc hậu. Bởi vì chính ở Bắc trước hết rồi đến Trung và Nam, triều Nguyễn có điều kiện thuận lợi thực hiện mạnh nhất đường lối chung về ruộng đất. Có thể nhận xét chung rằng, ở nơi nào nhiều công điền công thổ thì nơi đó nông dân phiêu tán cũng nhiều. Vậy hiện tượng dân lưu tán không thể không sản sinh trên cơ sở tác động của chính sách ruộng đất của triều Nguyễn, đồng thời cũng là biểu hiện chứng minh tính chất lỗi thời và phản động của chính sách ấy.
Vấn đề ruộng đất là cái gốc lõi, cái cơ bản trong thảm cảnh nông dân nửa đầu thế kỷ XIX dẫn đến nạn đói. Sử sách của triều Nguyễn không ghi chép đầy đủ về hiện tượng xã hội này. Nhưng chỉ với mấy chữ giải thích nguyên nhân các quyết định miễn giảm tô thuế cũng đủ thấy nạn đói xảy ra thường xuyên và có khi mấy năm liền. Đói không chỉ là hậu quả xấu trong quan hệ con người và tự nhiên, mà còn là hậu quả xấu của quan hệ giữa người với người ở những xã hội có bóc lột. Đói cũng là cái chung cục, hay cái điểm nút cuối cùng đẩy con người tới sự phản kháng mạnh mẽ nhất. Không phải ngẫu nhiên mà Cao Bá Quát, lãnh tụ của khởi nghĩa nổi tiếng thời Tự Đức làm thơ tả người đói. Vậy thì tình cảnh khổ cực cụ thể của nông dân nghèo thường là duyên cớ tức thời, gây nên những phản kháng giai cấp của họ. Và điều quan trọng hơn nữa, là không nên xem thường các duyên cớ đó; bởi lẽ chúng đều bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa bên trong của các sự kiện, chủ yếu là từ vấn đề ruộng đất đã phân tích ở trên.
Về ba hình thức phản ứng từ thấp đến cao của nông dân nửa đầu thế kỷ XIX, có thể xem việc bỏ làng, bỏ ruộng đi lưu tán là hình thức thấp nhất; và cao nhất là khởi nghĩa. Cả hai hiện tượng trên đều đã xuất hiện từ mấy năm đầu thời Gia Long và kéo dài liên tiếp cho tới cuối thế kỷ.
 Kết luận 
 Tóm lại thông qua việc tìm hiểu về chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX và tác dụng của chính sách đó đến tình hình kinh tế , chính trị , xã hội Việt Nam . Ta có thể thấy rằng về bản chất nhà Nguyễn là một thế lực dòng họ địa chủ quan lại phong kiến đầy tham vọng và mưu đồ phân liệt , chia cắt đất nước , kết hợp với sự phục thù dòng họ cuồng nhiệt . Sau khi nắm được chính quyề toàn quốc , bản chất đó hướng triều Nguyễn đi tới một đường lối chung có tính chất bảo thủ ngoan cố và vổ hủ , nhằm tái lập chế độ quân chủ chuyên chế quan liêu tập quyền truyền thống của dòng họ , củng cố địa vị độc tôn thống trị của dòng họ trên phạm vi toàn quốc . Trong lĩnh vực ruộng đất , đường lối chung đó là sự tái lập và phát triển một cách ưu tiên các loại sở hữu nhà nước và sở hữu làng xã ( một loại sở hữu kép của nhà nước và làng xã ) để làm cơ sở kinh tế cho nhà nước đó , đồng thời chú ý thích đáng đến sự phát triển của sở hữu của địa chủ trên cơ sở hạn chế sở hữu nhỏ tự canh của nông dân lao động . Như đã thấy rõ , vì đường lối đó không phù hợp với yêu cầu phát triển của lịch sử , mà chỉ là ý đồ chủ quan vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ nên thiếu sáng suốt ; vì đường lối đó riêng đối với giai cấp địa chủ vẫn mang ý nghĩa một sự phản bội , còn đối với nông dân nghèo , vừa là một sự mị dân lừa bịp ảo tưởng , vùa là một sự tước đoạt và bóc lột ráo riết triệt để ; cho nên về mặt kết cấu ruộng đất , cái mô hình hiện thực sau hơn 50 năm lại hiện ra hoàn toàn khác và đảo ngược với cái mô hình lý tưởng của họ Nguyễn . 
 Trong quá trình thực hiện đường lối chung đó , triều Nguyễn càng khôn ngoan bao nhiêu thì tính chất hậu quả sản sinh ra càng phản động phản tiến bộ bấy nhiêu . Nếu có những gì là thành tựu trong nửa đầu thế kỉ XIX thì trước hết đó là công lao của nhân dân lao động , chủ yếu là nông dân , của truyền thống với những di sản quý báu kế thừa của toàn bộ dân tộc . Vậy thì gạt bỏ những nhân tố thuộc giai cấp và bản chất dòng họ , trên vị trí một nhà nước , triều Nguyễn có thể thực hiện một cái gì đầy sáng suốt , giúp vào sự phát triển tiến lên của lịch sử dân tộc . Nhưng nhà Nguyễn không làm được điều đó . Nhà Nguyễn cũng không thể trốn trách nhiệm trước tình trạng suy thoái của lịch sử dân tộc ở nửa đầu thế kỉ XIX, cũng như nó phải nhận trách nhiệm để mất nước ta sau này vào tay đế quốc xâm lược bên ngoài . 
Tài liệu tham khảo:
Đại Nam thực lục chính biên, tập 20, tập 21, Hà Nội, 1968.
Đại Nam thực lục chính biên, tập 22, Hà Nội, 1970.
Đại Nam thực lục chính biên, tập 28, Hà Nội, 1973.
Khâm Định Đại Nam hôị điển sự lệ, tập 4, Huế, 1973.
Trương Hữu Quýnh- Đỗ Bang (chủ biên): Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hoá, 1997.
Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh: Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, tập 1 (in lần thứ 4), 2001.
Vũ Huy Phúc: Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979.
Vũ Huy Phúc: Chính sách công điền, công thổ của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 62/1964.
Nguyễn Khắc Đạm: Vai trò của nhà nước về vấn đề khai hoang trong lịch sử Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 22/1962.
Nguyễn Lương Bích: Vấn đề sở hữu ruộng đất trong xã hội phong kiến Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử tháng 3/1968.
Nhóm biên soạn GS.TS Phan Ngọc Liên, PGS.TS Đỗ Thanh Bình, PGS.TS Nguyễn Ngọc Cơ: Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới, Nxb Đại học sư phạm, 2005.
Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ: Đại cương lịch sử Việt Nam, Tái bản lần thứ ba, tập 1, Nxb Giáo dục, 2001.

File đính kèm:

  • docBTDK Thay C.Minh.doc