Bài thảo luận Tế bào học

TẾ BÀO HỌC

 Là hợp chất hữu cơ được tạo nên từ các nguyên tố: C, H, O có công thức cấu tạo chung Cm(H2O)n (thường m = n).

 Do có công thức cấu tạo như trên nên saccharide thường được gọi là carbohydrate – (carbon ngậm nước)

 

ppt27 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thảo luận Tế bào học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
BÀI THẢO LUẬNTẾ BÀO HỌCNHÓM 21. TÔN NỮ THUỲ AN2. LÊ THỊ THANH TÂM3. TRẦN THỊ THUÝNHÓM 2ĐƯỜNG ĐƠN VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG TRONG TẾ BÀO1. Saccharide Là hợp chất hữu cơ được tạo nên từ các nguyên tố: C, H, O có công thức cấu tạo chung Cm(H2O)n (thường m = n). Do có công thức cấu tạo như trên nên saccharide thường được gọi là carbohydrate – (carbon ngậm nước) Saccharide là thành phần quan trọng trong mọi sinh vật Ở thực vật, saccharide chiếm từ 80 - 90% trọng lượng khô, saccharide tham gia vào thành phần các mô nâng đỡ (cellulose) hay tích trữ dưới dạng thực phẩm dự trữ với lượng lớn (tinh bột). Ở động vật, hàm lượng saccharide thấp hơn nhiều, thường không quá 2%, ví dụ glycogen. Từ các polyalcol có từ 3C đến 7C bị khử hyđro sẽ tạo ra các phân tử đường đơn tương ứng. Tuỳ theo vị trí khử H2 sẽ tạo ra 2 dạng đường2. Monosaccharide - Nếu khử H2 tại C1 sẽ cho đường dạng aldose. - Nếu khử H2 tại C2 sẽ cho đường dạng catose.AldoseCatose Người ta qui định lấy vị trí nhóm OH của nguyên tử C bất đối ở xa nhóm định chức nhất để phân thành 2 nhóm đồng phân: - Nếu tại C bất đối đó nhóm OH quay phía phải thì phân tử đó thuộc đồng phân D.D - glyceraldehyde. - Nếu tại C bất đối đó nhóm OH quay phía trái thì phân tử đó thuộc đồng phân L.L - glyceraldehyde Đa số các phân tử đường có 5C trở lên ở trong dung dịch đều có cấu trúc dạng vòng. Có 2 loại vòng: vòng 5 cạnh và vòng 6 cạnh. Khi hình thành cấu trúc dạng vòng làm xuất hiện thêm một nguyên tử C bất đối mới sẽ xuất hiện dạng đồng phân mới. Nhóm OH tạo ra này gọi là nhóm OH-glucozid. Nếu nhóm OH - glucozid quay lên trên thì có dạng đồng phân , nếu nhóm OH - glucozid quay xuống dưới thì tạo ra dạng đồng phân .3. Tính chất của monosaccharide  Đường đơn là những chất kết tinh có vị ngọt và tan trong nướca. Lý tínhb. Hoá tính Monose là tác nhân khử Trong môi trường kiềm, khử các ion kim loại nặng có hoá trị cao thành ion có hóa trị thấp hay các ion kim loại thành kim loại. Tính khử này do nhóm aldehyde hay nhóm ketone tạo ra và các monose biến thành acid. Phản ứng với các chất oxy hoá: - Chất oxy hoá nhẹ như nước brom đường aldose sẽ thành aldonic acid, với ketose phản ứng không xảy ra. - Chất oxy hoá mạnh như HNO3 đậm đặc có sự oxy hoá xảy ra ở 2 đầu cho ta diacid. - Trường hợp đặc biệt nếu ta bảo vệ nhóm -OH glucoside bằng cách methyl hóa hay acetyl hoá trước khi oxy hoá bằng nước brom, sản phẩm tạo thành là uronic acid. Phản ứng với chất khử Dù dạng vòng chiếm tỷ lệ rất lớn trong thành phần, dạng thẳng chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đủ để cho ta thấy rõ tính chất của một carbonyl thật sự. Khi bị khử: monose sẽ biến thành polyalcohol. Phản ứng ester hoá Các gốc rượu của monose có khả năng kết hợp với acid để tạo thành ester. Các ester phosphate thường gặp là: Glucose-6-phosphate, fructose-6-phosphate... Phản ứng tạo furfural Dưới tác dụng của acid đậm đặc, các aldopentose tạo thành furfural và aldohexose biến thành hydroxymethylfurfural. Các sản phẩm này khi cho tác dụng với các phenol cho màu đặc trưng như:  naphthol cho vòng màu tím (Molisch). Nếu đường 5C sẽ cho màu xanh cẩm thạch với orcinol (Bial).Đây là phản ứng để phân biệt đường với các chất khác. 4. Các monose quan trọng và vai trò của chúng a. Pentose b. Hexose * Glucose: còn gọi là dextrose vì làm quay mặt phẳng ánh sáng phân cực về phía phải. Phổ biến rộng rãi trong thực vật nhất là trong quả nho, nên còn gọi là đường nho, trong máu người có 0.8 - 1,1 g/l * D - Mannose: ít gặp ở trạng thái tự do, thường gặp trong polysaccharride và glucoside * D - Galactose: là thành phần của lactose có trong sữa còn gọi là đường não tuỷ. Chúng là thành phần cấu tạo của raffinose, hemicellulose. pectine... * D - Fructose còn gọi là levulose vì làm quay mặt phẳng ánh sáng phân cực về phía trái. Fructose còn gọi là đường quả, có ở trạng thái tự do trong trái cây chín và mật ong. Trong cơ thể, các đường đơn thường được sử dụng làm nhiên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào, hoặc được sử dụng làm nguyên liệu để xây dựng nên các đường đôi hoặc đường phứcXin ch©n thµnh c¶m ¬n !!!

File đính kèm:

  • pptduong don va vai tro cua chung trong te bao.ppt
Bài giảng liên quan