Bài Thu Hoạch Bồi Dưỡng Thường Xuyên Năm Học 2013 – 2014

Họ và tên: Trần Thị Bích Trang

 Ngày tháng năm sinh: 01/04/1979

 Tổ chuyên môn: Tổ khối 4-5

 Năm vào ngành giáo dục: 1996

 Nhiệm vụ được giao trong năm học: Giáo viên giảng dạy lớp 5A2.

 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học 1 xã Hiệp Tùng.

Kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân tôi và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học tập bồi dưỡng thường xuyên vào quá trình thực hiện năm học của tôi như sau:

 I. Đối với Module TH 7: Xây dựng môi trường học tập thân thiện.

1. Xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường về vật chất (phòng học, cảnh quan trường lớp, tạo khu vui chơi )

1.1. Mục tiêu:

- Hiểu được xây dựng môi trường trường học thân thiện về mặt vật chất; hiểu được ý nghĩa và biết cách tạo môi trường trường học thân thiện về mặt vật chất.

- Hiểu được thế nào là xây dựng môi trường trường học thân thiện về mặt tinh thần; hiểu được ý nghĩa và biết cách xây dựng môi trường trường học thân thiện về mặt tinh thần.

1.2. Xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường về vật chất:

a. Thế nào là xây dựng môi trường trường học thân thiện về mặt vật chất ?

Môi trường trường học thân thiện về mặt vật chất là môi trường phải đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng không chỉ yêu cầu của sự nghiệp giáo dục mà còn cho cuộc sống an toàn, văn minh, phù hợp với tâm lí của HS : trường lớp sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát; lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi HS ; có sân chơi, bãi tập,

b. Ý nghĩa của việc xây dựng môi trường trường học thân thiện về mặt vật chất

- Tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe doạ HS, tạo hứng thú học tập cho HS.

- Tạo sân chơi bổ ích cho các em, tạo điều kiện cho các em “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

- HS có ý thức xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan trường học.

- Phát huy được tính tự giác của HS trong việc xây dựng môi trường sạch đẹp của nhà trường.

 

doc12 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 11281 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài Thu Hoạch Bồi Dưỡng Thường Xuyên Năm Học 2013 – 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
học gẹo người khác quá mức.
- Sách vỡ không đầy đủ, thường xuyên không chép bài.
- Mê chơi game, lôi kéo, rủ rê bè bạn.
- Đia học về nhà không đúng giờ.
- Thường nói dối.
- Không giữ vệ sinh trường lớp 
IV. Đối với Module TH 13: Kĩ năng lập KH bài học theo hướng dạy học tích cực:
1. Phân loại bài học ở Tiểu học; yêu cầu chung của mỗi loại bài học (bài hình thành kiến thức mới, bài thực hành, bài ôn tập, kiểm tra)
1.1. Phân loại bài học ở tiểu học
 Ở tiểu học có các loại bài học sau:
- Loại bài hình thành kiến thức mới
- Loại bài thực hành
- Loại bài ôn tập, kiểm tra 
1.2. Yêu cầu chung của mỗi loại bài học
a. Loại bài hình thành kiến thức mới:
Các bài tập hình thành kiến thức mới cần ngắn gọn, tường minh, dễ hiểu, thu hút được trí tò mò, khám phá của HS.
b. Loại bài thực hành:
- Bài tập thực hành cần bám sát phần lí thuyết, đi từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng.
c. Loại bài ôn tập, kiểm tra: 
- Nội dung bài ôn tập cần hệ thống được toàn bộ các kiến thức đã học.
- Nội dung bài kiểm tra cần bám sát mục tiêu giáo dục, phù hợp với nội dung dạy học cụ thể, với đặc điểm lứa tuổi HS và với cơ sở vật chất của nhà trường.
2. Cách triển khai mỗi loại bài học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học:
2.1. Loại bài hình thành kiến thức mới:
- GV thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.
- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của HS; bồi dưỡng hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS; giúp các em phát triển tối đa tiềm năng của bản thân.
- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học, đặc điểm và trình độ HS; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương.
2.2. Loại bài thực hành:
- GV nghiên cứu để nắm được mục tiêu, ý đồ của từng bài thực hành, từ đó có kế 
hoạch tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện bài thực hành có hiệu quả, giáo dục, rèn kĩ 
năng phù hợp cho HS.
- Có biện pháp để HS tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập nhằm rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn; cho HS sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành thí nghiệm; thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn. Khuyến khích HS xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân.
2.3. Loại bài ôn tập, kiểm tra:
- Thiết kế, tổ chức bài ôn tập, kiểm tra với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn với HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.
- Nội dung bài kiểm tra phù hợp với đặc điểm, trình độ HS; thời gian, thời lượng kiểm tra cần bám sát với nội dung, chương trình, quy định của Bộ GD & ĐT.
3. Các bước, yêu cầu thiết kế kế hoạch bài học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học:
3.1. Tìm hiểu tiêu chí của một “giờ dạy tích cực” 
“Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)”, “tích cực hóa” hoạt động của học sinh, “dạy học tích cực” là những cụm từ đã quá quen thuộc với tất cả các giáo viên. Ở nhà trường tiểu học, việc đổi mới PPDH đã được triển khai thực hiện từ khá lâu và hầu hết giáo viên tiểu học đều có ý thức phải đổi mới PPDH, nhưng trong quá trình thực hiện, do thiếu thông tin, thiếu những tư liệu hướng dẫn, nhiều GV hiện còn ngộ nhận về tính tích cực của một tiết dạy và vẫn dạy học theo lối truyền thụ thụ động, chưa thật sự tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy của mình. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi nhận thức được vấn đề là một chuyện song thực hiện nó một cách hiệu quả lại là chuyện khác, khó khăn hơn nhiều. 
Thực tế cho thấy, nhiều GV khi được yêu cầu tự nhận xét về sự thành công, tính tích cực của tiết dạy mà mình vừa thực hiện đã không tránh khỏi sự lúng túng và đa số là nhận xét chung chung, không có nhiều nhận xét. Điều đó cho thấy họ chưa thật sự thấu hiểu về tính tích cực của một tiết dạy.
Hệ quả của việc không hiểu rõ các tiêu chí để đánh giá một tiết dạy tích cực chính là những giáo án không chứa đựng yếu tố “tích cực” đúng nghĩa. Bởi nếu không biết và hiểu rõ thế nào là một “giờ dạy tích cực”, GV khó có thể thiết kế được các hoạt động phù hợp nhằm tích cực hóa hoạt động của HS, mà cụ thể là khó khăn trong việc lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học tối ưu.
Theo tôi, một giờ dạy được gọi là “tích cực” khi mà các tiêu chí sau được thỏa mãn:
	* Tiêu chí 1: Mọi HS đều được hoạt động 
Dạy học sao cho tất cả HS đều được hoạt động, đều được làm việc (hay dạy học bằng cách tổ chức làm việc) là một trong những định hướng quan trọng của việc đổi mới PPDH ở Tiểu học. Đây là một cách dạy học tiên tiến, nó bám sát nguyên tắc: “Dạy học thông qua các hoạt động bằng tay của bản thân từng trẻ em” (Phạm Đình Thực, 2008).
Dưới đây là một ví dụ: Giả sử GV muốn yêu cầu HS xác định yêu cầu của một bài toán nào đó. Ta so sánh hai cách dạy:
Cách 1: Đàm thoại:
GV hỏi cả lớp: “Em hãy cho thầy (cô) biết bài toán này hỏi gì? Ai biết giơ tay?” Thế thì không có gì bảo đảm là cả lớp đều suy nghĩ để xác định câu hỏi của bài toán. Bởi vì thường thường chỉ có bốn, năm em; thậm chí một, hai em giơ tay xin trả lời. Do đó, ta chỉ có thể khẳng định chắc chắn là trong lớp chỉ có bốn, năm em (hoặc một, hai em) có suy nghĩ. Nhưng trên thực tế chỉ có một em được GV chỉ định trả lời, do đó chỉ có một em được thực sự làm việc.
Cách 2: Tổ chức làm việc:
GV ra lệnh: Giơ bút chì! (Cả lớp giơ bút chì). Gạch dưới câu hỏi của bài toán! (Cả lớp, nghĩa là mỗi HS, đều phải chú ý đọc đề toán trong SGK để xác định câu hỏi rồi gạch dưới). Trong lúc này, GV đi xuống cạnh các HS để đôn đốc các em làm việc, giúp đỡ các em kém. GV có thể đưa mắt nhìn bao quát cả lớp, hễ thấy HS nào không cầm bút chì gạch một cái gì đó thì nhắc nhở em ấy làm việc. Nhờ có những lệnh làm việc bằng tay này mà những HS không chịu làm việc sẽ bị lộ ra do đó GV có thể kiểm soát được hoạt động của cả lớp.
Sau khi quan sát thấy đa số HS đã gạch xong thì GV có thể cho một em đọc xem mình đã gạch dưới câu nào để cả lớp nhận xét. Như vậy, trong dạy học tích cực, việc tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp sao cho từng cá nhân trong lớp học đều được tham gia là hết sức quan trọng. Công việc này đòi hỏi người GV phải có sự đầu tư đúng mức trong quá trình soạn giáo án lên lớp. 
* Tiêu chí 2: Tự học sinh sản sinh ra tri thức
Trước đây, trong quá trình dạy học nói chung, dạy học tiểu học nói riêng có sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. GV thường chỉ truyền đạt, giảng giải các tri thức có sẵn cho HS, còn HS học tập một cách thụ động: nghe giảng, ghi nhớ và làm theo mẫu. 
Song trong xu hướng đổi mới hiện nay, GV không còn đóng vai trò truyền thụ như trước đây nữa, mà trở thành người tổ chức, điều khiển quá trình dạy học để HS tích cực, chủ động, sáng tạo và tự chiếm lĩnh tri thức. Chính vì vậy, một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự thành công của một giờ dạy, một tiết dạy chính là khả năng tự sản sinh ra tri thức mới của HS. 
Do vậy, các hoạt động dạy học trong một tiết dạy học ở Tiểu học phải được thiết kế sao cho phải khơi gợi được nơi HS sự tìm tòi khám phá nhằm dẫn dắt các em tiến dần đến tri thức cần chiếm lĩnh. 
* Tiêu chí 3: Tạo bầu không khí lớp học vui vẻ, thoải mái
Một trong ba tiêu chí quan trọng của một giờ dạy tích cực chính là bầu không khí lớp học. Để có thể tự do hoạt động, khám phá tri thức, HS tiểu học cần một môi trường dạy học đầy sự vui vẻ và thoải mái. Bởi lẽ, với một bầu không khí căng thẳng, ngột ngạt thì khó có thể đạt được 2 tiêu chí đã nêu ở trên.
Trong dạy học cho HS tiểu học, GV cần thật sự chú ý đến việc tạo không khí học tập sôi nổi, vui vẻ, làm sao để các em cảm thấy thoải mái nhất khi tham gia các hoạt động. Vì vậy việc làm thế nào để lôi cuốn sự chú ý của HS, khiến các HS hào hứng, thoải mái là một trong những việc cần được GV dành nhiều quan tâm trong quá trình chuẩn bị cho tiết dạy. 
3.2. Các bước thiết kế kế hoạch bài học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của người học:
Xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể thể hiện mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh nhằm giúp học sinh đạt được những mục tiêu của bài học.
Để xây dựng được kế hoạch bài học theo hướng dạy học phát huy tính tích cực của
người học, GV cần thực hiện qua 5 bước sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình.
- Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để:
+ Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học.
+ Xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS.
+ Xác định trình tự, lôgic của bài học. 
- Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh:
+ Xác định những kiến thức, kĩ năng mà HS đã có và cần có.
+ Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.
- Bước 4: Lựa chọn PPDH; phương tiện, TBDH; hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực tự học.
- Bước 5: Xây dựng kế hoạch bài học: Xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy học của GV và hoạt động học tập của HS
 Trên đây là những vấn đề cơ bản mà tôi đã tìm hiểu về các “Module”. Rất mong được sự góp ý, xây dựng của các đồng nghiệp và đặc biệt hơn là những góp ý chân thành của Ban giám hiệu nhà trường để bản báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Hiệp Tùng, ngày 22 tháng 4 năm 2014
 Người báo cáo
 Trần Thị Bích Trang

File đính kèm:

  • docBÀI THU HOẠC BDTX 13=14.doc
Bài giảng liên quan