Bài thu hoạch chính trị hè

Câu hỏi : Sau khi tiếp thu nội dung trong đợt sinh hoạt chính trị hè 2009, đồng chí tâm đắc nội dung nào nhất ? Vì sao? Liên hệ với bản thân.

TRẢ LỜI

Trong đợt sinh hoạt Chính trị hè 2009 vừa rồi đội ngũ những người làm công tác giáo dục của chúng tôi được học và tiếp thu nhiều thông tin khá bổ ích nhưng có lẽ nội dung mà chúng tôi quan tâm nhất đó là CHUYÊN ĐỀ “ TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ NÂNG CAO Ý THỨC TRÁCH NHIỆM,HẾT LÒNG PHỤNG SỰ TỔ QUỐC, PHỤNG SỰ NHÂN DÂN”

Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về đạo đức và thực hành đạo đức. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người có giá trị toàn diện cả về lý luận và thực tiễn. Bối cảnh đất nước cũng khác nhiều so với lúc sinh thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những đổi thay trong đời sống kinh tế- xã hội Việt Nam, đặc biệt là quy mô nhỏ bé của nền kinh tế, những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra càng khẳng định việc thực hành đạo đức theo tấm gương Hồ Chí Minh là việc làm có ý nghĩa hết sức to lớn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch chính trị hè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hữa”. Phụng sự, phục vụ nhân dân phải luôn luôn thấu triệt cán bộ là công bộc, là đày tớ của dân. Bác Hồ đã dạy: “Làm cán bộ, tức là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân. Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi học suốt đời mới thuộc được”. Làm đày tớ thì phải học dân, hỏi dân, hiểu dân. “Không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân. Có biết làm học trò dân, mới làm được thầy học dân”.
	Với mỗi người giáo viên chúng ta thì vấn đề đạo đức lại càng phải được đặt lên hàng đầu. Qua học tập chuyên đề thì nội dung sâu sắc nhất đối với tôi đó là: “Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”
1. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là công việc rất quan trọng và rất cần thiết 
Hồ Chí Minh coi phát triển giáo dục là một trong những công việc đầu tiên của cách mạng. 
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Bây giờ xây dựng kinh tế, không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu". Hồ Chí Minh coi sự nghiệp giáo dục và đào tạo phải được quan tâm, quán triệt thường xuyên, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Khi dân tộc bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh yêu cầu: ta cần phải có một nền giáo dục kháng chiến và kiến quốc, vì chúng ta phải đào tạo cán bộ mới và giúp đỡ cán bộ cũ theo tôn chỉ kháng chiến và kiến quốc. Khi cách mạng Việt Nam cùng một lúc phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, Hồ Chí Minh nêu rõ: "Văn hóa giáo dục phải phát triển mạnh để phục vụ yêu cầu của cách mạng. Văn hóa giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà". 
2. Mục đích của việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau 
Mục đích hàng đầu là đào tạo cán bộ cho cách mạng. Trong thư gửi các thầy cô giáo và học sinh dự bị đại học ở Thanh Hóa tháng 4-1952, Hồ Chí Minh viết: "Giáo dục cần nhằm vào mục đích thật thà phụng sự nhân dân". Nền giáo dục cách mạng đào tạo con em những người lao động thành "những người công dân có ích cho nước Việt Nam". 
Trường học là nơi đào tạo những người chủ tương lai của đất nước. Theo Người, trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Đó là một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của học sinh; là con đường làm cho con em chúng ta thành những trò giỏi, con ngoan, bạn tốt, và mai sau là những công dân dũng cảm, cán bộ gương mẫu, người chủ xứng đáng của chế độ xã hội chủ nghĩa. Với thanh niên, phải giáo dục họ "luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho. Thường xuyên giáo dục cán bộ trẻ, tiếp tục chăm sóc bồi dưỡng giáo dục họ để "làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự Đảng, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích ấy phải giáo dục đạo đức "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" cho họ". 
3. Nội dung giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ 
- Bồi dưỡng, giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau một cách toàn diện 
- Bồi dưỡng, giáo dục phải trên tất cả các mặt "đức, trí, thể, mỹ", thể hiện ở 5 nội dung sau đây: 
Thứ nhất, giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ. 
Thứ hai, quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao chí khí cách mạng cho tuổi trẻ. 
Thứ ba, giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. 
Thứ tư, giáo dục nâng cao trình độ chính trị, học vấn, khoa học, kỹ thuật và quân sự. 
Thứ năm, giáo dục, bồi dưỡng nếp sống văn hóa, thể chất cho tuổi trẻ. 
4. Phương pháp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ 
- Giáo dục phải phù hợp với mỗi đối tượng, giáo dục là một khoa học. 
- Giáo dục phải gắn liền với xã hội, học đi đôi với hành. Giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo 
- Giáo dục phải phối hợp nhà trường - xã hội - gia đình. 
- Thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục. 
- Giáo dục phải gắn liền với thi đua. 
5. Vai trò của các thế hệ đi trước, của thầy giáo trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ 
- Hồ Chí Minh khẳng định, giáo dục thế hệ trẻ phải thực hiện phương pháp nêu gương. 
- Phải xây dựng đội ngũ những "người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo". 
Về phẩm chất của người thầy, Hồ Chí Minh yêu cầu: 
+ "Phải thật thà yêu nghề mình"; 
+ "Phải có đạo đức cách mạng. Phải có chí khí cao thượng, phải "tiên ưu hậu lạc" nghĩa là khó khăn thì phải chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ. Đấy là đạo đức cách mạng"; 
+ "Phải yên tâm công tác"; 
+ "Phải thật thà đoàn kết"; 
+ "Phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình"; 
+ "Phải luôn luôn ra sức thi đua công tác và học tập, thật thà phê bình và tự phê bình để cùng nhau tiến bộ mãi". 
 Để thực hiện tốt nhiệm vụ mục tiêu năm học 2009 – 2010: “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ". Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1. Tiếp tục thực hiện ba cuộc vận động và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh
2. Đổi mới quản lý giáo dục 
3. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
4. Tiếp tục phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. 
5. Chăm lo và đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
 5.1. Tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên 
 5.2. Kiên quyết khắc phục việc thiếu giáo viên tại một số tỉnh, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên được tuyển dụng.
 5.3. Chuẩn hóa trong đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn và sử dụng cán bộ quản lý giáo dục
6. Đánh giá toàn diện kết quả thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010. Xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020. Triển khai thực hiện các đề án phát triển giáo dục
7. Một số nhiệm vụ đặc thù về giáo dục các bậc học.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA BẢN THÂN VỀ CHUYÊN ĐỀ “ TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ NÂNG CAO Ý THỨC TRÁCH NHIỆM,HẾT LÒNG PHỤNG SỰ TỔ QUỐC, PHỤNG SỰ NHÂN DÂN”
Với bản thân tôi, là giáo viên THCS tôi luôn nhận thức được nhiệm vụ của mình trong vai trò công tác và các mối quan hệ trong cuộc sống, tôi luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Có ý thức xây dụng tập thể đoàn kết. Trong cơ quan tôi luôn gương mẫu đúng mực trong các mỗi quan hệ, tôn trọng hòa nhã với đồng nghiệp. Nhiệm vụ được giao của tôi là giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao tôi đề ra phương hướng phấn đấu và rèn luyện cho mình như sau:
- Về tinh thần trách nhiệm:
+ Nắm vững đường lối, chính sách , pháp luật của Đảng và Nhà nước. Có tinh thần trách nhiệm trong công việc và hoàn thành tốt công việc được giao.
+ Nắm vững qui chế chuyên môn. Thường xuyên học tập và rèn luyện để nâng cao kiến thức. 
+ Dạy học đúng chuẩn kiến thức và kĩ năng. 
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tạo hứng thú cho các em. 
+ Kết hợp tốt các phương pháp trong dạy học thúc đấy học sinh tư duy, sáng tạo; chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua “đọc - chép”.
- Phát huy hiệu quả thời gian làm việc đối với công chức, viên chức theo quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị.
+ Chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà trường.
+ Đảm bảo đúng và sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc ở nhà trường
+ Không uống rượu, bia, hút thuốc trước và trong giờ làm việc.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ hàng ngày.
+ Luôn có tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản của cơ quan. 
+ Sử dụng và bảo quản tài sản của nhà trường đúng mục đích có hiệu quả.
Tinh thần thái độ với học sinh và phụ huynh:
+ Người thầy giáo phải luôn thương yêu, tôn trọng Hs là tấm gương sáng cho Hs noi theo.
+ Về công tác chủ nhiệm cần bám sát học sinh, hiểu tâm lý phát triển của độ tuổi , có mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình.
+ Có nghệ thuật trong cách ứng xử với học sinh. Có biện pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng Hs, nhất là đối với Hs đặc biệt.
+ Phát huy khả năng dân chủ tự quản của Hs. Coi trọng tự giáo dục, GVCN thực sự là cố vấn cho Hs, là trung tâm tập hợp các lực lượng giáo dục.
- Kiên quyết chống những biểu hiện quan liêu, né tránh, vô trách nhiệm trước yêu cầu chính đáng của học sinh, phụ huynh.
	- Luôn có thái độ cầu thị, thực sự tôn trọng, lắng nghe ý kiến của HS, phụ huynh và đồng nghiệp, kiên quyết khắc phục, sửa chữa những thiếu sót, khuyết điểm mà đồng nghiệp đóng góp để giảng dạy tốt hơn.
	- Nghiêm túc thực hiện quy định 115 của Bộ Chính trị, giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn trong cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau không chỉ thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến và sự chăm lo của Người đối với thế hệ trẻ, mà còn là một nội dung quan trọng trong hệ thống các quan điểm lý luận của Người. Việc nghiên cứu quán triệt quan điểm của Người về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là nhiệm vụ của mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, đảng viên trong các lĩnh vực, nhưng trước hết là của thanh niên, học sinh trong các nhà trường. Đặc biệt là đội ngũ thầy cô giáo chúng ta.
Life is short! (Cuộc đời chẳng mấy chốc) 
Mỗi ngày trôi qua bây giờ thật sự ngắn ngủi ... và mọi thứ vẫn còn như dang dở. Chờ nghe lời yêu từ ai đó, nụ cười tử tế mà có được. Mới đây, tin cô ấy đã quen ai đó khác, tinh thần tự nhiên sa sút, làm gì cũng không xong. Cô ấy dạy cùng trường thì làm sao dễ quên & chắc sẽ không quen thêm ai khác nữa. Mọi ngày luôn chuyển động, mọi thứ rồi cũng sẽ nguôi theo? Chúc Ông, gia đình trẻ sức khỏe, niềm vui năm học mới

File đính kèm:

  • docBAI THU HOACH CT 2009.doc