Bài thu hoạch Công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên

PHẦN I

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ

Năm học: 2013-2014

 Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 Của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện quy chế chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;

 Căn cứ Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 Của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS;

 Căn cứ công văn số 96/HD-SGDĐT ngày 12/3/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện công tác Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên hàng năm

 Căn cứ tình hình thực tế đơn vị trường THCS Tịnh Phong, bản thân tôi lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) năm học 2013 – 2014 như sau:

I. MỤC ĐÍCH

1. Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp.

2. Phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành.

3. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lí hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

 

doc43 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 5065 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thu hoạch Công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ạch công tác chủ nhiệm
Theo tôi lập công tác chủ nhiệm bao gồm các nội dung sau:	
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 
1. Thuận lợi, khó khăn :
III. NHỮNG CÔNG VIỆC VÀ BIỆN  PHÁP  THỰC HIỆN : 
1. Phân loại học sinh : (sau khi khảo sát đầu năm học)    - Tổng số học sinh:
2. Cơ cấu tổ chức học sinh của lớp 
 Danh sách đội ngũ tự quản:
Lớp trưởng:                                
Lớp phó học tập:                    
Lớp phó lao động – vệ sinh:  
Thủ quỹ lớp:                         
Tổ trưởng tổ 1
Tổ trưởng tổ 2
Tổ trưởng tổ 3
Tổ trưởng tổ 4
3. Nhiệm vụ chung :
4. Xây dựng tập thể học sinh tự quản:
a. Mục tiêu
b. Biện pháp thực hiện
5. Tổ chức các hoạt động GDNGLL:
 a. Mục tiêu
 b. Biện pháp thực hiện:
6.  Xác định mục tiêu phấn đấu chung .
 a. Mục tiêu
   	 b. Biện pháp thực hiện
7.  Kế hoạch hoạt động cụ thể từng tháng
6. Những nội dung sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơn vị:
6.1. Các công việc của giáo viên trước, trong và sau khi lên lớp:
1. Việc chuẩn bị lên lớp:
Chúng ta đều biết rằng dạy học là công việc vừa có tính khoa học lại vừa có tính nghệ thuật, nó luôn đòi hỏi sự sáng tạo của người giáo viên trong quá trình giảng dạy.Tuy nhiên, không thể có một sự sáng tạo nào mà lại thiếu đi sự chuẩn bị chu đáo. Vì vậy, việc chuẩn bị lên lớp không những là điều cần thiết nà còn là điều bắt buộc không chỉ đối với người giáo viên mới bước vào nghề mà cả đối với giáo viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm.
Việc chuẩn bị lên lớp của người giáo viên bao gồm việc chuẩn bị dài hạn cho cả năm học hoặc từng học kỳ và việc chuẩn bị lên lớp cho từng tiết học cụ thể.
* Việc chuẩn bị dài hạn cho cả năm học hoặc từng học kỳ bao gồm những công việc sau:
- Tìm hiểu học sinh lớp mình giảng dạy về kết quả học tập, giáo dục, thái độ và phong trào học tập, tu dưỡng của lớp, đặc điểm tâm lý chung của lớp và của những học sinh cá biệt, phong cách sư phạm của người giáo viên đã và đang giảng dạy ở lớp đó. Trên cơ sở đó mà đề ra những yêu cầu hợp lý đối với họ.
- Nghiên cứu kỹ chương trình, nội dung tài liệu học tập, trên cơ sở đó để thu thập, lựa chọn tài liệu cho từng tiết học, phương pháp, phương tiện dạy học và những hình thức dạy học thích hợp.
- Tìm hiểu những phương tiện dạy học có ở trường để tiến hành tạo nên những phương tiện mới; những tài liệu, sách báo trong tủ sách nhà trường để có kế hoạch cùng với học sinh xây dựng nên tủ sách của lớp. Qua đó mà có những dự định đổi mới phương pháp dạy học.
- Với những tài liệu hướng dẫn của các cơ quan quản lý giáo dục và với sự nghiên cứu, tìm hiểu nêu trên mà mỗi giáo viên, tập thể nhóm giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học theo từng chương mục cả năm học hay từng học kỳ của mình.
* Việc chuẩn bị trực tiếp lên lớp bao gồm việc phân tích nội dung sách giáo khoa, soạn giáo án và chuẩn bị những điều kiện cho việc lên lớp:
Về phân tích nội dung các bài trong sách giáo khoa, thường phải phân tích về mạt khái niệm, về mặt logic, về mặt tâm lý, về mặt giáo dục và cuối cùng là về mặt lý luận dạy học.
+ Phân tích về mặt khái niệm bao gồm: Việc xác định cấu trúc những tri thức, nghĩa là việc xem xét những khái niệm cơ bản nào với những dấu hiệu đặc trựng của chúng và những khái niệm thứ yếu; mức độ phức tạp của những khái niệm đó; định rõ những tri thức phải nắm; những tri thức nào có tính cất thông báo.
- Xác định khối tri thức mới và mối liện hệ với tri thức đã học.
- Trên cơ sở mối liên hệ giữa những khái niệm mới và khái niệm đã học mà tổ chức cho học sinh tự lực hình thành hoặc giúp đỡ họ hình thành khái niệm bằng con đường tái hiện hay sáng tạo.
- Xác định những khái niệm nào trong số đó cần đào sâu, mở rộng, hoặc những khái niệm sẽ phải nghiên cứu sâu hơn trong các tiết học sau.
+ Phân tích về mặt logic: Là việc xác định trình tự của việc trình bày những khái niệm đó. Muốn vậy, phải xác định mặt mâu thuẫn của thông tin như sự kiện không tương ứng với quy luật, khái niệm đã biết.
+ Phân tích về mặt tâm lý: Bao gồm việc xác định tính vấn đề của tài liệu học tập, có thể tạo nên tình huống có vấn đề và chúng có thể tác động đến mặt cảm xúc của học sinh.
+ Phân tích về mặt giáo dục bao gồm:
-Xác định những khái niệm, quan điểm nào có tác dụng hình thành thế giới quan khoa học, quan điểm chính trị, tư tưởng, quan điểm đạo đức, quan điểm thẩm mỹ cho học sinh.
- Xác định những tài liệu học tập nào có liên quan đến thực tiễn xung quanh học sinh, với điều kiện thực tế xây dựng kinh tế, xã hội đất nước.
+ Phân tích về mặt lý luận dạy học: Trên cơ sở kết quả những phân tích trên mà xác định mục đích, yêu cầu, trọng tâm của tiết học, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, tổ chức phối hợp hoạt động của giáo viên và học sinh.
- Chính xác hoá khối lượng tài liệu bắt buộc phải nắm, bổ sung tài liệu cần thiết, xác định trình tự những vấn đề cần trình bày.
- Xác định hệ thống các bài luyện tập vận dụng tri thức tại lớp và ở nhà; cách hướng dẫn học sinh giải quyết.
- Chính xác hoá những biện pháp liên hệ nội nội dung tài liệu học tập với cuộc sống, với thực tiễn xây dựng đất nước, với tri thức của các bộ môn khác, những cơ sở hình thành thế giới quan khoa học.
- Chính xác hoá những nội dung, biện pháp kiểm tra tri thức của học sinh và cách chỉ đạo cá biệt.
+ Về việc soạn giáo án: Giáo viên cần dựa trên kế hoạch dạy học theo chương mục, nội dung sách giáo khoa, trình độ tri thức của học sinh và những điều kiện tiến hành bài dạy cụ thể mà xây dựng kế hoạch tiến hành từng kế hoạch cụ thể.
Khi soạn giáo án cần xác định trạng thái tri thức ban đầu cần phải có để lĩnh hội tri thức của tiết học và từ đó mà xác định trình độ tri thức của học sinh lớp mình và đề ra các biện pháp khắc phục tình trạng hổng kiến thức của học sinh (nếu có).
- Cần phải cố gắng nhìn trước tiến trình suy nghĩ, trạng thái tâm lý của học sinh sẽ diễn ra để dự định những phương án thích hợp và xử lý kịp thời nhằm điều khiển hoạt động nhận thức và những trạng thái xúc cảm của họ.
- Cần suy nghĩ biện pháp để phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong tiết học nhằm hình thành cho họ năng lực, phẩm chất tự lực để họ có thể học tập liên tục, học tập suốt đời.
- Cần suy nghĩ những biện pháp chỉ đạo cá biệt.
- Cần suy nghĩ cẩn thận những phương tiện dạy học cần thiết và cách sử dụng chúng.
(Có những mẫu giáo án cụ thể, giáo viên có thể soạn theo những mẫu đó).
2.Lên lớp.
Lên lớp là hoạt động cụ thể của giáo viên nhằm thực hiện toàn bộ giáo án đã vạch ra. Lên lớp là lĩnh vực đời sống tinh thần quan trọng nhất. Đây là lúc người giáo viên và người học tiếp xúc với nhau. Chính trong thời gian đó người giáo viên mới thể hiện đầy đủ tính khoa học và tính nghệ thuật trong công tác dạy học và giáo dục của mình, thể hiện tầm hiểu biết, hứng thú, niềm tin và nói chung là thế giới tinh thần của mình.
Việc mở đầu tiết học có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình sau này của tiết học. Chính nó quyết định nhịp điệu của tiết học, trạng thái tình cảm của thầy và trò.
Tiết học hiện đại thường bắt đầu bằng việc tạo nên tình huống có vấn đề, gây hứng thú và thu hút sự chú ý của học sinh vào những vấn đề, vào đề tài của tiết học. Tiếp đó, tổ chức công tác tự lực của cá nhân hoặc hợp tác với nhau theo từng nhóm để giải quyết vấn đề. Tiết học cũng có thể mở đầu bằng công tác độc lập chung cho cả nhóm giải quyết một vấn đề dựa trên tri thức đã học và việc giải quyết vấn đề đó có liên quan đến tri thức sắp học.
Tiến trình của tiết học không chỉ phụ thuộc vàp việc mở đầu tiết học mà còn phụ thuộc cả vào việc thông báo đề bài, mục đích, yêu cầu của tiết học, tạo cho họ có nhu cầu, hứng thú, chờ đợi tiếp nhận những tri thức mới mà tiết học sẽ đem đến cho họ.
Trong tiến trình tiết học, giáo viên phải chú ý duy trì được không khí tích cực, hào hứng trong học sinh đối với bài học, luôn đặt họ ở trong những tình huống phải tích cực hoá những tri thức, những kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề và thông qua đó mà lĩnh hội tri thức mới
Tư thế, tác phong của người giáo viên phải đúng mực, ăn mặc gọn gàng, giản dị, ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm, nhịp điệu nói phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, biết cách thay đổi giọng nói.
Kết thúc tiết học phải làm sao đạt được mục đích, yêu cầu của tiết học.
3. Sau khi lên lớp:
Sau tiết học, người giáo viên phải phân tích sư phạm một cách tổng hợp, cụ thể cần làm sáng tỏ:
- Chất lượng của việc tích cực hoá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
- Chất lượng hình thành những khái niệm và kỹ năng, kỹ xảo.
- Chất lượng khái quát hoá và hệ thống hoá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
- Chất lượng ra bài về nhà và hướng dẫn học sinh tự học
Từ sự phân tích tiết học đó, những kinh nghiệm thành công và thất bại rút ra cần ghi lại phía dưới giáo án để những tiết học lần sau được tiến hành với những kết quả cao hơn.
6.2. Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, vận dụng để thực hiện các đề tài nghiên cứu, đặc biệt biết sử dụng các công cụ xác xuất thống kê để phân tích dữ liệu có hiệu quả
6.3. Học tập và vận dụng các kỹ năng, phương pháp chủ nhiệm lớp hiệu quả
7. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giải quyết các nội dung khó:
* Nội dung khó: Kinh nghiệm khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, đặc biệt vận dụng công cụ xác xuất thống kê đê phân tích dữ liệu.
* Đề xuất: Các cấp cần tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, tập huấn nội dung trên
8. Tự đánh giá (nêu rõ bản thân sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công tác được bao nhiêu % so với yêu cầu và  kế hoạch)
Sau khi học tập , bồi dưỡng và bản thân đã vận dụng các nội dung trên vào thực tiễn công tác 90% so với yêu cầu và kế hoạch.
Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX của giáo viên cuối năm học: 
KQ đánh giá
Cả năm
ND1
ND2
ND3
TỔNG
ĐTB
XL
Kết quả tự đánh giá của cá nhân
10
9.5
9.0
28.5
9.5
Giỏi
Kết quả đánh giá của Tổ chuyên môn
Kết quả xếp loại của nhà trường
 Giáo viên ký tên                                                                     HIỆU TRƯỞNG
Dương Quang Minh

File đính kèm:

  • docBAI THU HOACH BDTX 2013-2014.doc
Bài giảng liên quan