Bài Thu Hoạch Cuộc Vận Động Học Tập Và Làm Theo Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh “ Ý Thức Trách Nhiệm Hết Lòng Hết Sức Phụng Sự Tổ Quốc, Phục Vụ Nhân Dân”

- Họ và tên : Đào Huy Uyên

- Cấp bậc : Trung úy CN

- Chức vụ : Nhân viên

- Đơn vị : Đội Công Nghệ - Đoàn 195 – Bộ tư lệnh vảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, người khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đồng thời là chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người đã không ngừng phấn đấu, cống hiến, hi sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cho cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam và cho toàn nhân loại. Với một chí tuệ uyên bác, tấm lòng nhân đức bao dung và sự phấn đấu hy sinh không mệt mỏi của Người cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người là những giá trị cao đẹp cho ngày nay và mãi mãi đời sau. Tuy Người đã vào cõi vĩnh hằng song tư tưởng của Người những giá trị vô giá , là ngọn đuốc soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi . Trong đó tư tưởng về ý thức trách nhiệm hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng vụ nhân dân là một trong những nội dung cốt lõi mà mỗi người cán bộ, đảng viên cần phải trau dồi, học tập trong quá trình công tác của mình.

1. Về ý thức trách nhiệm

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi người. Theo Người ý thức trách nhiệm trước hết được được thể hiện trong quan hệ với nhiệm vụ được giao, với công việc phải làm.

Khi Đảng , Chính phủ hoặc cấp trên giao ta việc gì, bất cứ to hay nhỏ, khó hay dễ, đều phải đưa cả tinh thần, lực lượng làm ra làm cho đến nơi đến chốn, làm một cách tự giác theo lương tâm, lương tri, theo nhu cầu nội tâm của cá nhân mình. Nếu làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm , khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy là không có tinh thần trách nhiệm.

Ý thức trách nhiệm biểu hiện trong nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ, thực hiện đúng đường lối quần chúng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói : Đảng và Chính phủ đề ra chính sách. Cán bộ phải nghiên cứu , hiểu suốt, thấm nhuần chính sách ấy. Theo chính sách ấy mà điều tra nghiên cứu, hiểu thấu hoàn cảnh của đơn vị mình, địa phương mình. Rồi đặt ra kế hoạch rõ rang , tỷ mỷ , thiết thực ; để giải thích, tuyên truyền , cổ động quần chúnglamf cho mọi người hiểu thấu và ủng hộ chính sách của Đảng và Chính phủ như là của họ, rồi thi đua thực hiện đầy đủ chính sách ấy. Như thế là làm tròn nhiệm vụ.

Để thực hiện trách nhiệm, phải bàn bạc với quần chúng , hỏi han ý kiến, gom góp sáng kiến của quần chúng. Lãnh đạo quần chúng quần chúng và hoan nghênh quần chúng phê bình. Người nói” Tóm lại, phải đi đúng đường lối, thế là có tinh thần trách nhiệm đối với Đảng, đối với Chính phủ, đối với nhân dân”.

 

doc20 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài Thu Hoạch Cuộc Vận Động Học Tập Và Làm Theo Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh “ Ý Thức Trách Nhiệm Hết Lòng Hết Sức Phụng Sự Tổ Quốc, Phục Vụ Nhân Dân”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 chức vụ mình đảm nhiệm quá lớn so với tài, đức của mình, hoặc công việc phụ trách trước dân mà mình không hoàn thành... thì phải được miễn nhiệm, bãi nhiệm hay từ chức. 
Cán bộ đảng viên phải hiểu rằng, cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng là của dân, thì việc phục vụ dân, công bộc của dân là lẽ đương nhiên. Mặt khác phải thấy rằng Tổ quốc là Tổ quốc chung của mọi con dân nước Việt, con Lạc cháu Hồng, mọi người phải có trách nhiệm phụng sự Tổ quốc, đặc biệt trong đó, cán bộ là đội ngũ ưu tú của dân tộc thì càng phải nêu cao tinh thần phục vụ Tổ quốc. Bác Hồ đã dạy: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 
Mỗi cán bộ phải nhận thức đúng đắn, sâu sắc rằng, sự khác biệt về chất của các thắng lợi chống ngoại xâm dưới sự lãnh đạo của Đảng so với các thắng lợi dưới các triểu đại phong kiến trước đây là ở chỗ thắng lợi do Đảng lãnh đạo đã “biến người nô lệ thành người tự do”. Cách mạng Tháng Tám 1945 đã dựng lên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó trở đi, nước ta là nước dân chủ: Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Chính quyền từ xã đến chính phủ Trung ương đều do dân cử ra. 
Những nhận thức nêu trên cho thấy việc nêu cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của cán bộ là điều tất yếu, dễ hiểu và người cán bộ của dân- chứ không phải cha mẹ của dân như thời thực dân phong kiến- phải phục vụ tốt đời sống nhân dân, phục vụ hàng ngày, phục vụ suốt đời. 
Nội dung nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân trước hết thể hiện ở chỗ, người cán bộ phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện, tạo nên sự đồng thuận trong xã hội, làm cho nhân dân hiểu và tin đường lối của Đảng. Trách nhiệm của cán bộ là hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng và tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. 
Cán bộ, cùng với việc chấp hành nghiêm đường lối của Đảng, thì phải đi đúng đường lối của quần chúng. Tức là đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết; liên hệ chặt chẽ với nhân dân; việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ; có khuyết điểm thì thật thà phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình; sẵn sàng học hỏi nhân dân; tự mình phải làm gương mẫu cần, kiệm, liêm chính để nhân dân noi theo. Đồng thời phải khắc phục các nguyên nhân của bệnh quan liêu. Đó là xa nhân dân, dẫn đến không nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý. Khinh nhân dân, cho dân không hiểu chính trị, lý luận như mình. Sợ nhân dân, tức là khi có khuyết điểm thì sợ dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa. Không tin cậy nhân dân, tức là không hiểu rằng không có lực lượng nhân dân thì việc nhỏ mấy, dễ mấy, làm cũng không xong; có lực lượng nhân dân thì việc khó mấy, to mấy, làm cũng được. Không hiểu biết nhân dân, tức là cán bộ quên rằng nhân dân cần lợi ích thiết thực- lợi ích gần, xa; riêng, chung; bộ phận, toàn cục; đối với nhân dân, không thể lý luận suông, chính trị suông. Không yêu thương nhân dân, tức là cán bộ chỉ biết đòi hỏi dân, không biết giúp đỡ, có trách nhiệm với dân. 
Điều có ý nghĩa quan trọng nhất là phải làm tròn nhiệm vụ. Nhận thức chung về làm tròn nhiệm vụ là làm tròn phần việc được giao; lời nói đi đôi với việc làm và phải chịu hậu quả về việc không hoàn thành nhiệm vụ, lời nói không đi đôi với việc làm. 
Làm tròn nhiệm vụ về phía hệ thống chính trị (Đảng, Quốc hội, Chính phủ) thì phải điều tra, nghiên cứu, cân nhắc cẩn thận, nhằm vào lợi ích chung của nhân dân mà đặt chính sách. Mọi công tác của Đảng luôn luôn phải đứng về phía quần chúng. Hồ Chí Minh viết: “Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng. 
Nghĩa là gom góp mọi ý kiến rời rạc, lẻ tẻ của quần chúng, rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp đặt nó thành những ý kiến có hệ thống. Rồi đem nó tuyên truyền, giải thích cho quần chúng, và làm cho nó thành ý kiến của quần chúng, và làm cho quần chúng giữ vững và thực hành ý kiến đó. Đồng thời nhân lúc quần chúng thực hành, ta xem xét lại, coi ý kiến đó đúng hay không. Rồi lại tập trung ý kiến của quần chúng, phát triển những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm, tuyên truyền, giải thích, làm cho quần chúng giữ vững và thực hành”(2). Ngược lại, “vì không biết gom góp ý kiến của quần chúng, kinh nghiệm của quần chúng, cho nên ý kiến của những người lãnh đạo thành ra lý luận suông, không hợp với thực tế”. Có nghị quyết, chính sách rồi thì phải “nghiêm ngặt kiểm tra, các địa phương phải kiên quyết thực hành những nghị quyết của Đảng. Kiên quyết chống lại cái thói nghị quyết một đường, thi hành một nẻo”(3). “Đảng phải luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng”(4). 
Về phía cán bộ, đảng viên, phải đem hết trí tuệ, tâm huyết và lực lượng làm trọn vẹn, có hiệu quả phần việc được giao, dù đó là việc to hay nhỏ, dễ hay khó. Làm tốt công việc không có nghĩa là không vấp váp khuyết điểm. Phải thấy rằng đó là sự vấp váp khuyết điểm trong tiến bộ. Và trong trường hợp đó thì phải biết tự phê bình, hoan nghênh nhân dân phê bình, kiên quyết dùi mài tinh thần trách nhiệm. Làm tròn phần việc đồng thời lời nói đi đôi với việc làm. Nếu công việc không hoàn thành, lời nói không đi đôi với việc làm, nói nhiều làm ít, nói mà không làm, nói một đường làm một nẻo, thì phải gánh chịu hậu quả. 
Ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân phải gắn bó chặt chẽ giữa xây và chống. Xây ý thức “việc gì lợi cho dân, dù nhỏ mấy cũng phải hết sức làm; việc gì hại cho dân, dù nhỏ mấy cũng phải hết sức tránh”. Chống thói đạo đức giả, bệnh thành tích- hình thức, cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy. Quan liêu mệnh lệnh, chủ quan, hấp tấp, tự tư tự lợi là trái hẳn với tinh thần trách nhiệm, cần phải tiêu diệt. 
Muốn làm tốt những điều đó, cần có một hệ giải pháp từ phía Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên. Đảng phải tăng cường giáo dục cho cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc, toàn diện về Đảng cầm quyền; nhận thức về những bài học thành công và chưa thành công trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng. Những nhận thức tưởng như đơn giản hay “thuộc lòng”, nhưng không phải ai cũng hiểu và hành được. Chẳng hạn, “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”; “Đảng có vững cách mạng mới thành công”, “Đảng là mỗi chúng ta”; “làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân”... Mấy chữ a, b, c đó - như cách nói của Bác- không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được. 
Các giải pháp từ phía cán bộ, đảng viên gồm cả nhận thức và tu dưỡng. Trong nhận thức, rất cần những đột phá mới về tư duy mang tính cách mạng và khoa học, thể hiện phẩm chất, bản lĩnh, trí tuệ, năng lực của cán bộ. Cán bộ không dám “tự chỉ trích” với cái trí- bản lĩnh của người cách mạng; không dám nói, không dám làm, không dám chịu trách nhiệm, theo kiểu “đập đi, hò đứng”, “thấy xôi nói xôi ngọt, thấy thịt nói thịt bùi’, “theo gió bẻ buồm”, thì nói theo tinh thần của Lênin và Hồ Chí Minh- đó là một điều xấu hổ cho một Chính phủ là công bộc của dân, cho Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; cho Đảng cầm quyền. Cùng với nhận thức, cán bộ đảng viên cần tu dưỡng, rèn luyện hàng ngày, suốt đời, gắn với công việc của mình về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, về phương pháp công tác và cách lãnh đạo, v.v.. 
Trong bối cảnh hiện nay, cùng với việc thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí quan liêu, thì việc nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ và tinh thần dám chịu trách nhiệm, dám từ chức của cán bộ lãnh đạo như là một ứng xử văn hóa- văn hóa từ chức- là phẩm chất đạo đức hết sức quan trọng. Nó phải được xây dựng thành chế độ trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Chỉ khi người cán bộ dám nghĩ dám làm, hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc và nhân dân, dám chịu trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm trước công việc được giao thì chúng ta mới có thể vượt qua được khó khăn, thách thức, đưa sự nghiệp đổi mới tiếp tục phát triển./. 
Di chúc nêu những vấn đề cốt yếu của công tác xây dựng Đảng, đó là: Giữ gìn mối đoàn kết trong Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, rèn luyện đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân của mỗi cán bộ, đảng viên. Công tác chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ chiến lược, là công việc thường xuyên để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền.
Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp bền bỉ, dài lâu, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đảng cầm quyền phải chăm lo phát triển lực lượng cho hiện tại và chuẩn bị cho tương lai một thế hệ trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên”, có như vậy mới thực hiện thành công lý tưởng xây dựng một xã hội mới, tiến bộ, văn minh. Bác dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”, đó là công việc bồi dưỡng lý tưởng cộng sản, giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức rèn luyện đạo đức cách mạng, đào tạo nguồn nhân lực kế tục sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Cách mạng Việt Nam không thể tách rời cách mạng thế giới. Sự vững mạnh của Đảng còn được khẳng định trong mối quan hệ đoàn kết chặt chẽ với các Đảng cộng sản và bè bạn quốc tế. Điều Bác dặn trong Di chúc “về phong trào cộng sản thế giới” là định hướng quan trọng cho quan hệ đối ngoại của Đảng, đó là nguyên tắc đoàn kết quốc tế dựa trên “nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình”.
Qua học tập nghiên cứu chuyên đề năm 2009 “Về nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu và sửa đổi lối làm việc, tôi xin đăng ký làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lối sống của bản thân như sau: 

File đính kèm:

  • docNew Mixzxzoft Word Document (3).doc