Bài thuyết trình Anh - Văn

Nội dung 2:Xây dựng phương pháp học tập, nghiên cứu cho giáo sinh trường CĐSP
1.Quan niện về phương pháp học tập, nghiên cứu của giáo sinh trường CĐSP
1.1Thế nào là phương pháp học tập,nghiên cứu ở trường CĐSP?
-Bước vào trường CĐSP, giáo sinh sẽ sử dụng vốn tri thức đã tiếp thu được ở nhà trường phổ thông,áp dụng những phương pháp học tập đã hình thành trong những năm tháng học tập ở trường phổ thông.Đó là những vấn đề hệ trọng có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, nghiên cứu rèn luyện trong thời gian đào tạo ở trường CĐSP.Vì thế giáo sinh cần phân biệc sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở trường phổ thông và trường CĐSP.
Sự khác nhau ấy xuất phát từ nội dung học tập của hai cấp học khác nhau.”Ở nhà trường phổ thông các em mới chỉ lĩnh hội những kiến thức khoa học sơ đẳng nhất, đó mới là trang sách đầu tiên giới thiệu những kiến thức đã được loài người khám phá,đó chỉ là sải bơi đầu tiên giữa biển kiến thức mênh nông vô tận

ppt39 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Anh - Văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
o giáo sinh quen cách cư xử bình đẳng với mọi người, kể cả với thầy giáo và qua đó giáo sinh sẽ nhận ra sức mạnh lớn nhất trong khoa học là bằng chứng và sự kiện dẫn đến chân lý.Làm cho giáo sinh trưởng thành cả về lập trường khoa học lẫn tinh thần đấu tranh phê và tự phê, ý chí kiên trì, bền bỉ, đức tính thận trọng và khiêm tốn, đặc biệt là phẩm chất trung thực với kết quả và mọi người.2.4.3. Học tập , nghiên cứu theo hình thức sinh hoạt câu lạc bộ khoa học: Sinh hoạt câu lạc bộ khoa học là một hình thức học tập, nghiên cứu có tác dụng mở rộng và đi sâu tìm hiểu một vấn đề nào đó trong chương trình đào tạo. Nó giúp giáo sinh nắm vững những nội dung cần thiết thông qua những dẫn chứng minh hoạ hấp dẫn, sinh động, đồng thời đem đến cho giáo sinh những hiểu biết mới mẻ và thực tế.2.4.2.Học tập, nghiên cứu theo hình thức xêmina:(tt) Để đạt được mục đích trên, giáo sinh cần có sự đầu tư trí tuệ và công sức để thực hiện tốt các yêu cầu sau: + Nội dung sinh hoạt câu lạc bộ phải phù hợp với chương trình đào tạo, thể hiện tính đa dạng, phong phú, hấp dẫn. + Các vấn đề đưa ra trao đổi cần chuẩn bị kĩ lưỡng, có hàm lượng trí tuệ và thông tin chất lượng cao. + Phải chú ý đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi và nghề nghiệp đối với các thành viên tham dự ngay từ khi lựa chọn nội dung và nghệ thuật thể hiện. + Những người tham dự phải có thái độ đúng đắn và khoa học: nghiêm túc theo dõi, ghi chép cẩn thận, góp ý xây dựng, nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ. + Có ý thức tích hợp việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho giáo sinh trong tất cả các khâu của quá trình tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ khoa học: lựa chọn nội dung, phương pháp tổ chức, hình thức thể hiện. + Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên trong nhà trường nên mạnh dạn đứng ra chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ khoa học để vận động, thu hút đông đảo giáo sinh tham gia. - Hiện nay hình thức học tập, nghiên cứu này chưa được áp dụng rộng rãi và duy trì đều đặn với nhiều lí do khác nhau.2.4.3. Học tập , nghiên cứu theo hình thức sinh hoạt câu lạc bộ khoa học:(tt)2.4.4. Vai trò của lớp và chi đoàn thanh niên, chi hội sinh viên trong hoạt động học tập, nghiên cứu:- Lớp, chi đoàn thanh niên, chi hội sinh viên là những tổ chức cơ sở trong hệ thống trường CĐSP, có nhiệm vụ thực hiện, triển khai mọi chủ trương, biện pháp về công tác đào tạo của đảng uỷ, Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên nhà trường. Các tổ chức này phải xác định mục đích hoạt động rõ ràng, có tinh thần trách nhiệm cao, đề ra những yêu cầu cụ thể, chặt chẽ với các thành viên, đồng thời phải nghiêm túc thực hiện quy chế dân chủ, phát huy tinh thần làm chủ tập thể, đảm bảo quyền lợi bình đẳng đối với các thành viên trong đơn vị. - Giáo sinh phải có ý thức xây dựng lớp, chi đoàn, chi hội thành những tập thể sư phạm lành mạnh có tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong mọi mặt của cuộc sống, coi đó là một gia đình của những người cùng lứa tuổi, cùng ngành nghề, cùng chí hướng, phấn đấu cho sự nghiệp gieo trồng những hạt mầm văn hoá trên quê hương, đất nước. - Nhà trường phải thường xuyên duy trì phong trào thi đua sôi nổi và rộng khắp. Đặc biệt, làm tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho các thành viên trong tập thể đơn vị, lấy đó làm cơ sở để tiến hành các hoạt động2.5. Gắn liền việc học tập, nghiên cứu với hoạt động thực tiễn.Học tập và hoạt đông thực tiễn tuy là hai khâu khác nhau trong hoạt động nhận thức nhưng có mối quan hệ khắng khít với nhau.2.5.1. Học tập nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.Học tập nghiên cứu trong phòng thí nghiệm là thể hiện sự vận dụng lí thuyết đã được tiếp thu để tiến hành những thực nghiệm khoa học, nhằm xác định cơ chế của những sự vật, hiện tượng đã xảy ra.2.5.2. Học tập, nghiên cứu theo hình thức tham quan khoa học.Tổ chức tham quan khoa học là một hình thức học tập,nghiên cứu có nhiều bổ ích và hấp dẫn. Giáo sinh được trực tiếp mắt thấy, tai nghe những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nội dung chương trình đào tạo.2.5.3. Học tập nghiên cứu trong khi đi thực tập sư phạm ở trường phổ thông.Trong các đợt đi thực tập sư phạm tập trung, giáo sinh có dịp được tiếp xúc với các cán bộ, giáo viên phổ thông có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp. Đây là một dịp tốt để giáo sinh từng bước nâng cao nhận thức và bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp, đồng thời làm quen với những công việc sau này đảm nhiệm. Nói một cách khác, đây là thời kì tìm hiểu và tập làm ngững công việc nhằm hình thành các kỉ năng, kĩ xảo nghề nghiệp cơ bản. Đó là vốn tối thiểu ban đầu cần thiết để khi tốt nghiệp ra trường giáo sinh có thể độc lập tiến hành công tác trên các lĩnh vực chuyên môn của mình.2.6. Phương pháp đọc tài liệu tham khảo.2.6.1. Phương pháp đọc tài liệu.Cần phải đọc sách vì đó là nguồn cung cấp kiến thức phong phú là người thầy trung thành của giáo sinh. Đọc sách không chỉ thu lượm được nhiều điều quý báu về nội dung mà còn học được cách diễn đạt và trình bày vấn đề, đặt biệt là nâng cao phẩm chất tư duy.Trong khi đọc cần xác định cho mình các nhiệm vụ cụ thể: Một là, hiểu và nắm nội dung đã đọc. Hai là, suy nghĩ về những điều đã đọc. Ba là, ghi chép những điều cấn ghi nhớ. Bốn là, cần phải tự hỏi xem cuốn sách vừa đọc đã đem đến cho mình điều gì mới mẻ.Khi tiếp cận một cuốn sách, giáo sinh cần thực hiện theo các bước sau.+ Đọc phần giới thiệu hay lời tựa của tác giả để nắm tư tưởng cốt lõi của cuốn sách.+ Đọc phần mục lục để có sự khái quát chung về cuốn sách.+ Đọc từng phần cụ thể.+ Rút ra những nhận xét về nội dung và nghệ thuật trình bày của cuốn sách.2.6.2. Cách ghi chép khi đọc tài liệu. Một trong những khâu quan trọng để nâng cao hiệu quả việc đọc tài liệu là sự chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết để sẳn sàng ghi chép.2.6.3. Sự tích lũy hồ sơ nghề nghiệp. Tích lũy tư liệu làm hồ sơ nghề nghiệp là một vấn đề rất cần thiết đối với những người đang học nghề nói chung. Tích lũy hồ sơ nghề nghiệp là vô cùng quý báu đòi hỏi sự kiên trì, công phu, nhưng hết sức sử dụng một cách hợp lí là một việc không đơn giản.2.7. Rèn luyện tư duy khoa học.2.7.1. thế nào là tư duy khoa học. Tư duy khoa học là một quá trình tâm lí phức tạp, một giai đoạn nhận thức bậc cao trong quá trình nhận thức. Nó phản ánh gián tiếp, khái quát bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan vào não bộ con người, tạo ra những hình ảnh mới mà trước đó chưa biết.2.7.2. Rèn luyện phương pháp khoa học. Để có được tư duy khoa học, giáo sinh phải rèn luyện phương pháp khoa học. Theo cách hiểu thông thường thì phương pháp là những con đường, biện pháp, cách thưc giải quyết một công việc cụ thể; là “ sự tổ chức thể chế hóa về kĩ thuật và phương tiện để thực hành nhằm đạt tới một mục tiêu ”. Đề cập đến vấn đề xây dựng phương pháp khoa học tức là nói đến quá trình suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo2.7.3. Rèn luyện năng lực độc lập suy nghĩ. Độc lập suy nghĩ là một phẩm chất vô cùng quan trọng đối với việc phát triển trí tuệ của con người.2.7.4. Việc rèn luyện trí nhớ. Để việc ghi nhớ tài liệu có hiệu quả, giáo sinh cần chuẩn bị một tâm thế trước khi bắt tay vào nhiệm vụ học tập, nghiên cứu và thường xuyên có sự ôn luyện những tri thức đã được lĩnh hội. Thực tiễn cho thấy trí nhớ là một sản phẩm của một quá trình rèn luyện kiên trì theo một hệ thống chặt chẽ. Việc rèn luyện trí nhớ có một vị trí vai trò quan trọng trong việc học tập, nghiên cứu của giáo sinh2.7.5. việc học tập nghiên cứu ngoại ngữ tin học. Có thể nói rằng hiện nay cũng như sau này.Ngoại ngữ và Tin học ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong tiến trình của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật của thời đại nói chung, sự biến đổi của đất nước nói riêng.2.8. Học tập, nghiên cứu qua các kì kiểm tra và thi. Kiểm tra và thi là một khâu quan trọng trong quá trình đào tạo. Đây là một dịp để mỗi giáo sinh báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu với lớp, trường, gia đình và xã hội. Điều quan trọng là thông qua đó giáo sinh nắm được khả năng của bản thân mình, kịp thời khắc phục những thiếu sót còn tồn tại và phát huy những mặt mạnh vốn có.Trong phương thức đào tạo ở trường CĐSP, việc kiểm tra và thi có thể được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau: Vấn đáp, viết, trắc nghiệm, thực hành có khi kết hợp nhiều hình thức khác với nhau mỗi hình thức có đặc điểm riêng biệt muốn đạt được kết quả cao khi kiểm tra và thi cần làm tốt một số việc sau :+ Xây dựng 1 thời gian biểu phù hợp với chế độ học tập, nghiên cứu trong đợt kiểm tra và thi.+ Nắm vững 1 số quy luật tâm- sinh lí có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu suất của lao động trí óc( quy luật nhớ, quên, ức chế...).+ Cần tổng kết, tóm tắt từng phần từng chương trong giáo trình để phục vụ cho việc ôn tập được dễ dàng.+ Nên vận dụng tổng hợp sự hoạt động của các giác quan trong khi ôn tập tài liệu.+ Cần tổ chức các buổi giải đáp thắc mắc và thảo luận tập thể đôi với những vấn đề chưa được sáng tỏ.+ Phải có chế độ sinh hoạt đều đặn trong kì thi để đảm bảo đủ sức khỏe học tập.Có thể khẳng định, kiểm tra và thi là 1 hình thức học tập, nghiên cứu có khả năng cũng cố và phát triển được nhiều phẩm chất quí giá của người giáo sinh trường CĐSP, đặc biệt là phẩm chất tư duy khoa học và năng lực nghiệp vụ sư phạm.2.9 Kết luận chung2.9.1 Xây dựng phương pháp học tập, nghiên cứu ở trường CĐSP thực chất là một cuộc đấu tranh tư tưởng giữa sự nhận thức cái cũ và cái mới.2.9.2 Xác định đúng đắn mục tiêu học tập Mục tiêu của việc học tập, nghiên cứu đã có sự thay đổi cơ bản, do là học thái độ học kĩ năng, học kiến thức,, trong đó học thái độ được đề cao.2.9.3 Mỗi giáo sinh chỉ có thể giành được những kết quả học tập nghiên cứu cao nhất một khi biến được các yêu cầu trong nội dung của phương pháp học tập nghiên cứu thành những việc làm cụ thể.2.9.4 Để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của người lao động có tư tưởng đúng, có tình cảm đẹp, có tinh thần làm chủ tập thể.2.9.5 Mức độ thành công trong sự nghiệp của mỗi giáo sinh ở trường lại có phần tùy thuộc đáng kể vào kết quả học tập, nghiên cứu hôm nay.Bài thuyết trình đến đây là hết. Cám ơn cô và các bạn chú ý lắng nghe.

File đính kèm:

  • pptthuyet_trinh_anh_van.ppt
Bài giảng liên quan