Bài thuyết trình Bài thực hành - Chuyên đề: Phương pháp giảng dạy VHDG - Nguyễn Linh Phương
I. Mục tiêu bài học
Về kiến thức: giúp HS nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu “nhân vật sử thi anh hùng”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ. Hiểu thêm về văn hóa của người Ê Đê.
Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS biết cách đọc và hiểu một văn bản sử thi anh hùng; nhận biết được một sử thi anh hùng qua đặc trưng thể loại.
Về thái độ: giúp HS nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu và danh dự và hạnh phúc yêu vui của cả cộng đồng.
ụng hệ thống nhân vật, ngôn ngữ, các biện pháp tu từ.II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinhChuẩn bị của GV - SGK, SGV Ngữ văn 10 tập 1, ban cơ bản; hình ảnh minh họa về văn hóa Tây Nguyên; tài liệu tham khảo có liên quan đến đoạn trích, phiếu học tập, - Trang bị kiến thức về Văn học dân gian, đặt biệt là thể loại sử thi. - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài: Đọc phần văn bản trong SGK trang 30-35 (có thể tự tóm tắt văn bản đoạn trích); trả lời các câu hỏi phần Hướng dẫn học bài (chú ý tìm gạch chân các dẫn chứng) 2. Chuẩn bị của HS - SGK Ngữ văn 10 tập 1, ban cơ bản; - Vở bài học; vở bài soạn, soạn bài theo yêu cầu chuẩn bị của GV; tìm tranh ảnh minh họa, tư liệu về văn hóa cồng chiêng, tục uống rượu cần của người Tây Nguyên. - Bảng phụ. III. Phương pháp dạy học Phương pháp chủ đạo: nêu vấn đề; kết hợp với các phương pháp trực quan, đọc sáng tạo, thảo luận nhóm, gợi mở, thuyết trình,IV. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động 1: Tạo tâm thế cho HS (10 phút) Giáo viên dùng phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quanHoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát nhất về sử thi Đăm Săn, đặc biệt là đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây. (20 phút)I. Tìm hiểu chungThể loại sử thi - Phân loại - Đặc điểm: 2. Sử thi Đăm Săna. Xuất xứb. Tóm tắt :(SGK)Nhân vậtBiện pháp tu từGiọng điệu riêngGiáo viên dùng phương pháp vấn đáp kết hợp thuyết trình, diễn giảng 3. Đoạn trích a. Vị trí: phần giữa tác phẩm b. Nội dung: miêu tả cuộc đọ sức quyết liệt giữa Đăm Săn và Mtao Mxây để giành lại vợ, đồng thời thể hiện lòng tự hào của dân làng về người anh hùng. c. Bố cục: 3 phần.GV dùng phương pháp vấn đáp, đọc sáng tạoGiáo viên nêu câu hỏi gợi mở c. Bố cục: 3 phần. - Phần 1: Từ đầu đến “cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường” Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng. - Phần 2: Tiếp đến “Họ đến bãi ngoài làng, rồi vào làng” Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng. - Phần 3: Còn lại Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản (47 phút)GV sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, hình ảnh trực quan sinh động kết hợp diễn giảng.II. Đọc - hiểu văn bản1. Cuộc đọ sức giữa hai tù trưởngGV dùng phương pháp thảo luận (dùng phiếu học tập), dẫn dắt và nêu vấn đề, diễn giảngPhiếu học tậpNhóm 1: Trong cuộc đọ sức giữa Đăm Săn với Mtao Mxây, thái độ của hai nhân vật có gì khác nhau? (nêu dẫn chứng) Cuộc đọ sức diễn ra qua những chặng nào?Nhóm 2: Cảnh múa khiên của ĐS và MM được miêu tả đối lập như thế nào? Sự đối lập đó có ý nghĩa gì? Việc xuất hiện của các nhân vật Hơ Nhị, ông Trời gắn với những chi tiết nào? Có ý nghĩa như thế nào?Nhóm 3: Nêu những tình tiết và những lời nói của các nhân vật trong đoạn trích chứng tỏ cuộc chiến đấu của ĐS tuy có mục đích riêng nhưng lại có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với lợi ích của toàn thể cộng đồng.Nhóm 4: Cuộc đối đáp giữa ĐS và dân làng trải qua 3 lần. Con số 3 có ý nghĩa gì trong quan niệm của người xưa? Việc ĐS thu phục dân làng của MM có ý nghĩa như thế nào?II. Đọc - hiểu văn bản1. Cuộc đọ sức giữa hai tù trưởngĐăm SănMtao Mxâya. Thái độThách thức Quyết liệtĐàng hoàng, tự tin-Ngạo nghễ-Nhượng bộb. Cuộc chiến đấuHiệp 1: Cả hai người đều múa khiênĐăm SănMtao Mxây“một lần xốc tớiqua phía tây” (tr32)→tài giỏi, oai hùng“khiên hắn kêumướp khô/ bước cao bước thấp chão cột trâu” (tr32)→ Kém cỏi, vụng về, bị động Hiệp 2: Sức mạnh càng tăng thêm+ “Chàng múabay tung”+ “chàng đâmkhông thủng” Nhờ trời mách bảo ĐS “chộp ngay vành tai kẻ địch”Đâm phập, cắt đầu MM bêu ngoài đườngMM tháo chạyNgã lăn ra đất, van xin ĐS tha mạng“Ơ diêng, ơ diêng, để ta làm lễ cầu phúc cho diêng một trâu! Ta cho thêm diêng một voi.”→Cuộc đọ sức kết thúcc. Ý nghĩaĐăm Săn là người trọng danh dự, một tù trưởng anh hùng có tinh thần thượng võ, gắn bó với hạnh phúc gia đình, thiết tha với cuộc sống bình yên của thị tộc.Cuộc chiến đấu có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với lợi ích của cả cộng đồng.2. Lễ ăn mừng chiến thắngGV dùng phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phương pháp trực quana. Quang cảnh:b. Hình ảnh Đăm Săn3. Đặc sắc nghệ thuậtHệ thống nhân vậtNgôn ngữCác biện pháp tu từGV sử dụng phương pháp gợi mở, diễn giảngHoạt động 4: GV hướng dẫn HS tổng kết bài học (5 phút)III. Tổng kếtNội dungNghệ thuật(Ghi nhớ SGK/36)GV dùng phương pháp vấn đápHoạt động 5: GV hướng dẫn HS tự học (7 phút)- GV hướng dẫn HS luyện tập, củng cố bài học- GV dặn dò HS học bài cũ và chuẩn bị bài mớiGV dùng phương pháp gợi mở, thuyết trìnhCâu 2:Trình bày một vấn đề có liên quan đến phương pháp giảng dạy văn học dân gian mà anh/chị quan tâm. Vận dụng phương pháp nêu vấn đề để giáo dục đạo đức cho HS qua một số văn bản VHDG ở trường THPT.I. Đặt vấn đềII. Giải quyết vấn đềPhương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy văn bản văn học - Dạy học nêu vấn đề - Ưu điểm, hạn chế của dạy học nêu vấn đề - Mấu chốt của dạy học nêu vấn đề là xây dựng tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn đề được triển khai trong bài giảng qua hệ thống câu hỏi nêu vấn đề - Vận dụng phương pháp nêu vấn đề để giảng dạy VHDG ở trường PT2. Thực trạng giáo dục đạo đức cho HS qua một số văn bản VHDG ở trường PTGiáo dục đạo đức cho HS được tích hợp ở nhiều môn học, là trách nhiệm của cả hội đồng sư phạm.Bộ môn Ngữ văn (đặc biệt là phần VHDG) có nhiều ưu điểm trong việc giáo dục hình thành nhân cách đạo đức cho HS.Nhiều giáo viên chưa quan tâm lồng ghép giáo dục đạo đức cho HS trong các tiết học mà chỉ chú tâm để HS nắm ý chính đối phó với kiểm tra, thi cử.Trình độ tâm lí, trình độ nhận thức, những hiểu biết về đời sống, quan niệm thẩm mĩ của HS có sự phát triển nhất định nhưng vẫn còn hạn chế. 3. Ứng dụng phương pháp nêu vấn đề để giáo dục đạo đức cho HS qua một số văn bản VHDG3.1. Nội dung chương trình VHDG ở THPT Sử thi: Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn – sử thi Tây Nguyên), SGK Ngữ văn 10, tập một, tr30. Truyền thuyết:Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ , SGK Ngữ văn 10, tập một, tr39. Truyện cổ tích: Tấm Cám , SGK Ngữ văn 10, tập một, tr65. Truyện cười:Tam đại con gà, SGK Ngữ văn 10, tập một, tr78. Nhưng nó phải bằng hai mày , SGK Ngữ văn 10, tập một, tr80. Ca dao: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, SGK Ngữ văn 10, tập một, tr82. Ca dao hài hước, SGK Ngữ văn 10, tập một, tr90. Truyện thơ: Lời tiễn dặn (trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái) , SGK Ngữ văn 10, tập một, tr93.3.2. Những bài học đạo đức rút ra từ phần VHDGTruyện Tấm CámLạc quan trước những khó khăn trong cuộc sốngBài học giành và bảo vệ hạnh phúcBài học về ứng xử trong cuộc sốngBài học ước mơBài học kết bạnBài học về tình thương của người mẹTruyện cườiTruyện Tam đại con gà: “muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học” biết phê phán thói giấu dốt và khuyến khích việc chủ động trau dồi học tập kiến thứcTruyện Nhưng nó phải bằng hai mày: thấy được cái xấu để từ đó biết ghét cái xấu và đấu tranh chống lại nó.Ca daoCa dao than thân, yêu thương tình nghĩaquan niệm sống thuỷ chung, sắt sontrân trọng và đấu tranh cho sự công bằng xã hộinữ sinh biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của bản thân cho phù hợp với lối sống thời hiện đạiCa dao hài hướctinh thần lạc quan trước những bất hạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vảtránh những lối sống và tham vọng tầm thường, sống bằng tình người chân chính để tỉnh táo trước những cám dỗ của đồng tiền 3.3. Vận dụng phương pháp nêu vấn đề để giáo dục đạo đức HS qua một số văn bản VHDG Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề để giáo dục đạo đức cho HS: - Câu hỏi nêu vấn đề được nêu ra trong phần đọc – hiểu văn bản hoặc phần củng cố, hướng dẫn tự học. - Câu hỏi dẫn dắt HS phải đi từ dễ đến khó, được đặt ra một cách tự nhiên không gượng ép. GV cần lường trước những tình huống mà HS có thể trả lời. Truyện Tấm CámHọc xong tác phẩm này, các em thích và không thích nhân vật nào?2. Nếu các em là bà dì ghẻ ấy, các em có muốn Cám thay thế Tấm làm hoàng hậu hay không? Vì sao?3. Bà dì ghẻ không cho Tấm đi xem hội, thế tại sao Tấm vẫn có thể đi được?4. Nếu không có bụt đến giúp thì Tấm không thể đi xem hội được, phải không? Nếu gà, chim sẻ và cá bống nữa không giúp thì cuối cùng Tấm có đầy đủ mọi thứ để đi xem hội không?5. Nếu vì dì ghẻ không muốn cho mình đi xem hội mà Tấm bỏ qua cơ hội ấy thì cô có thể trở thành hoàng hậu được không? Ai đã quyết định Tấm đi xem hội?6. Khi đã trở thành hoàng hậu, có phải Tấm đã thật sự được hưởng trọn vẹn hạnh phúc chưa? Em nhận xét gì về việc giành và giữ hạnh phúc?Truyện An Dương Vương, Mị Châu _ Trọng ThủyCác em nghĩ xem, tại sao An Dương Vương lại được thần Kim Quy giúp đỡ xây thành, lại còn tặng cả móng vuốt để làm lẫy nỏ nữa?Tại sao An Dương Vương lại thất bại nhanh chóng và rơi vào bi kịch nước mất nhà tan khi quân Triệu Đà xâm lược lần thứ hai?Chúng ta thử đánh giá lại hành động của Mị Châu, với hai hành động đã làm có thể nói Mị Châu là người bất trung, bất hiếu. Như vậy thần Kim Quy kết tội nàng là giặc và bị chém đầu là đích đáng không? Vì sao?III. Kết luận - Thông qua việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề giáo dục đạo đức HS qua một số văn bản VHDG giúp HS có những chuyển biến tích cực trong nhận thức về cuộc sống thông qua những bài học đạo lí. - Không có một phương pháp tối ưu cho bất kỳ một môn học nào, tùy mục đích và nội dung bài học mà GV cần có chủ ý lựa chọn phương pháp phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả giờ học, góp phần hình thành kiến thức, kĩ năng cho HS, phát huy được tính chủ động của học sinh trong việc phát hiện kiến thức, góp phần triển khai dạy văn, “dạy người” một cách linh hoạt và sáng tạo.Tài liệu tham khảoSách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10 ban cơ bản, tập 1, NXB Giáo dục, 2006.Sử Khiết Doanh – Lưu Tiểu Hòa (2009), Kĩ năng giảng dạy – Kĩ năng nêu vấn đề, NXB Giáo dục.Phan Trọng Luận (1998), Phương pháp dạy học Văn, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Bích Hà (tuyển chọn) (2006), Văn học dân gian Việt Nam – tác phẩm dùng trong nhà trường, NXB Thanh niên.Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 9, NXB Khoa học xã hội.Hoàng Tiến Tựu (1983), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy, nghiên cứu văn học dân gian, NXB Giáo dục.Cám ơn Cô và các bạn đã theo dõi.
File đính kèm:
- chuyen_de_day_vhd.pptx