Bài thuyết trình Các hình thức hoạt động trong dạy học Văn - Trường Đại học Sài Gòn
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học đang là xu hướng chung của Đảng và Nhà nước.Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy môn Ngữ văn nói riêng luôn là vấn đề cần thiết nhằm giúp cho các em hứng thú hơn trong một giờ học.Việc đổi mới phương pháp giáo dục tất yếu phải đổi mới hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm tạo ra một giờ học tích cực.Việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học mục đích chính là nhằm vào đối tượng học sinh ,nhằm giúp cho các em phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác hơn trong giờ học.Thay vì trước kia thầy nói trò nghe, thầy đọc trò chép thì ngày nay chúng ta sẽ hướng vào việc thầy hướng dẫn trò thực hiện, thầy gợi ý trò giải mã, trò biết lắng nghe, lựa chọn và tiếp nhận ý khiến của người khác để bổ sung vào sự hiểu biết của mình.Đồng thời biết trình bày ý kiến của mình cho bạn nghe và học được cả việc tổ chức ,điều khiển trong một giờ học,trong một tổ chức, một đám đông.
phần lớn tùy thuộc rất nhiều vào kỹ thuật tổ chức. Ta có thể vận dụng kết hợp những kỹ thuật dạy học sau:3. Hoạt động thảo luậnII. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY HỌCb) Cách thức tổ chức thảo luận:Kỹ thuật đặt câu hỏiCâu hỏi ở đây chính là yêu cầu hay vấn đề đặt ra cho từng nhóm. Câu hỏi phải kích thích sự hứng thú của học sinh, phải vừa tầm khả năng làm việc của nhóm. Vì thế giáo viên nên lựa chọn câu hỏi phải đạt cấp độ vừa mang tính phát hiện vừa có sự tư duy sâu.Ví dụ: Khi dạy “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) chương trình Ngữ văn 11, giáo viên có thể đặt câu hỏi cho từng nhóm như sau: Nhóm1: Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh bóng tối. Cách miêu tả như thế nhấn mạnh điều gì? (đoạn cuối tr 97, đoạn cuối tr 98). Nhóm 2: Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh ánh sáng. Cách miêu tả như thế nhấn mạnh điều gì? (đoạn cuối tr 97, đoạn cuối tr 98). Nhóm 3- Nhóm 4: Trong đêm tối, con người xuất hiện như thế nào? Cách miêu tả như thế có ý nghĩa gì? ( đoạn 3 tr 98, đoạn 1-2-3 tr 99)3. Hoạt động thảo luậnII. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY HỌCb) Cách thức tổ chức thảo luận:Kỹ thuật “Khăn phủ bàn” - Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn. Chia tờ giấy ra thành nhiều phần xung quanh tờ giấy .Tùy thuộc vào số lượng của nhóm sẽ có số lượng khung tương ứng. Các thành viên sẽ ghi ý kiến tìm được của mình vào trong khung đó. Phần chính giữa là ý chung, được thống nhất của cả nhóm. Phần này do thư kí nhóm ghi lại. - Sử dụng kỹ thuật này giáo viên sẽ dễ dàng đánh giá từng thành viên một. Đánh giá khả năng làm việc của nhóm, đặc biệt là về mặt hình thức.Kỹ thuật dùng phiếu học tậpPhiếu học tập là những tờ giấy rời có nội dung hướng dẫn, yêu cầu học sinh làm việc trong một thời gian ngắn tại lớp học hoặc được làm ở nhà trước mỗi bài học.Sử dụng kỹ thuật dùng phiếu học tập trong thảo luận nhóm là biện pháp đem lại hiệu quả tích cực nhất. Ví dụ: Khi dạy bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt- Ngữ văn 10 có thể thiết kế phiếu học tập như sau:3. Hoạt động thảo luậnII. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY HỌCc) Ưu khuyết điểm:Ưu điểm- Tạo được không khí vui tươi, sinh động cho giờ dạy.- Có thể phát triển năng lực toàn diện cho học sinh từ tâm lí, tính cách cho đến kỹ năng và hành vi giao tiếp- Học sinh hợp tác làm việc tập thể nên có thể bổ sung cho nhau .Khuyết điểm- Giáo viên thường bị động về thời gian.- Đa phần học sinh ít chuẩn bị trước ở nhà. Trong nhóm thường chỉ tập trung ở một số đối tượng tích cực, có năng lực, một số học sinh lười biếng hay ỷ lại vào người khác nên ít mang lại hiệu quả như mong muốn.4. Hoạt động chia nhóma) Mục đích:- Thực hiện yêu cầu gv đưa ra trên tinh thần tập thể,cùng giải quyết một vấn đề.- Tạo không khí sôi nổi, hào hứng khi tham gia các hoat động trong giờ dạy học vănII. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY HỌCII. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY HỌC4. Hoạt động chia nhóm b)Hoạt động chia nhóm:Bước 1 : đưa ra yêu cầu: nội dung, thời gian ,mục tiêu cần đạt Bước 2: chia nhóm - Có các cách chia nhóm sau: + Hs tự chọn nhóm + Chia nhóm một cách ngẫu nhiên +Gv tự chọn nhómBước 3:tiến hành làm việc theo nhómBước 4: nhóm trình bày kết quả làm việc Bước 5:các nhóm khác bổ sung, nhận xét,đưa ra ý kiến Bước 6:gv nhận xét, tổng kết, đánh giáBước 1: gv đưa ra vấn đềTrong truyện ngắn “Vợ nhặt” việc nhân vật Tràng “nhặt” được vợ đã khiến cho những ai ngạc nhiên? Sự ngạc nhiên của các nhân vật đó có ý nghĩa như thế nào về nội dung và nghệ thuật? Bước 2: chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm khoảng 8 hs ),làm việc trong 5-7 phútBước 3:các nhóm tiến hành làm việc dựa trên gợi ý của gvBước 4: đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhómBước 5: các nhóm nhận xét, bổ sung, đóng góp ý kiến Bước 6:gv nhận xét, tổng kết, đánh giáViệc nhân vật Tràng “nhặt” được vợ đã khiến cho nhiều người ngạc nhiên :đầu tiên là dân xóm ngụ cư, sau đó là bà cụ Tứ, và ngay cả bản thân Tràng cũng rất ngạc nhiên.Ví dụVề nội dung: + Gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây nên nạn đói khủng khiếp. + Thể hiện thân phận bị rẻ rúng và tình trạng sống thê thảm của con người.Về nghệ thuật : + Góp phần tạo dựng nên một tình huống truyện độc đáo, + Tạo sự hấp dẫn trong việc dẫn dắt mạch truyện;thể hiện tình cảm , tâm trạng của các nhân vật + Thể hiện tinh thần nhân đạo, tính nhân văn sâu sắcÝ nghĩa về nội dung và nghệ thuậtII. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY HỌC4. Hoạt động chia nhóm c) Ưu điểm, nhược điểm của hoạt động chia nhóm: * Ưu điểm: + Bày tỏ ý kiến, quan điểm trước bạn bè + Rèn luyện sự tự tin trước đám đông + Phát triển kĩ năng phân tích, lập luận và lối tư duy mang tính phê phán, phản đối cao để từ đó đưa ra kết luận hoàn chỉnh nhất + Rèn luyện tinh thần tập thể,tạo sự đoàn kết, gắn bó; khả năng gắn kết làm việc theo nhóm. * Nhược điểm: + Một số cá nhân không làm việc + Bất đồng quan điểm giữa các thành viên, gây tranh luận II. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY HỌC4. Hoạt động chia nhóm d) Vai trò của gv - Chủ đạo: hướng dẫn, theo dõi, nhận xét, tổng kết,đưa ra kết luận ,đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm một cách khách quan, công bằng nhất.II. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY HỌC5. Dạy học cá thểa. Mục đíchDạy học cá thể nhằm phát triển năng lực riêng của mỗi học sinh, giúp các em tự hoàn thành kiến thức của mỗi đơn vị bài học và nắm chắc phần kiến thức mình vừa tiếp thu.Đồng thời giúp cho mỗi em có thói quen tự học,tự làm việc một cách độc lập mà không phải phụ thuộc vào thầy như tư tưởng “không thầy đố mầy làm nên”hay học thầy không tày học bạn” nên bị lệ thuộc không độc lập trong tư duy ,thiếu chính kiến trong khi làm bài.II. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY HỌC5. Dạy học cá thểb. Phương thức thực hiện- Sau mỗi giờ học để kiểm tra xem mức độ tiếp thu bài của học sinh giáo viên có thể sử dụng phiếu bài tập sau mỗi tiết học.Việc làm này không chỉ giúp học sinh cũng cố lại kiến thức sau mỗi tiết học mà còn giúp giáo viên nắm được mức độ tiếp thu của mỗi học trò từ đó điều tiết giờ học cho phù hợp với đối tượng mình giảng dạy.Ví dụ: Sau khi học xong bài :“Tây Tiến” của Quang Dũng, giáo viên có thể cho học sinh viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của mình về chân dung người lính Tây Tiến.Hay giáo viên có thể ra dạng bài tập trắc nghiệm đúng sai hoặc chọn đáp án đúng trong 3 đáp án (a,b,c) để kiểm tra nhanh trong 5 phút.Với dạng bài tập này giáo viên cần chuẩn bị câu hỏi có phân loại đối tượng học sinh :giỏi, khá, trung bình để có hệ thống câu hỏi phù hợp.II. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY HỌC5. Dạy học cá thểb. Phương thức thực hiện- Ngoài việc chuẩn bị phiếu bài tập cụ thể, đầu tư nhiều thời gian giáo viên cũng có thể cho học sinh làm việc cá thể bằng việc làm bài tập trong Sách Giáo khoa một cách linh hoạt ,khoa học.Ví dụ:(bài tập 2/SGK Ngữ văn lớp 12 trang 34 tập 1) Đoạn văn sau của Chế Lan Viên đã bị lược bỏ các dấu câu.Hãy đặt các dấu câu cần thiết vào vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn. Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông dòng sông vừa trôi chảy vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác dòng ngôn ngữ cũng vậy một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc nhưng nó không được phép gạt bỏ từ chối những gì mà thời đại đem lại.Với đề trên học sinh có thể dùng bút chì làm nhanh vào Sách Giáo khoa, sau đó giáo viên chỉnh sửa nhằm giúp cho các em kiểm tra được kiến thức của chính mình, vừa tiết kiệm được thời gian.II. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY HỌC5. Dạy học cá thểb. Phương thức thực hiện-Ngoài việc vận dụng phương pháp giáo dục cá thể sau mỗi giờ học ta có thể vận dụng phương pháp này ở khâu cho học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà.Cụ thể giáo viên có thể cho học sinh sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến đơn vị bài học của ngày hôm sau hoặc học sinh cũng có thể khảo sát nơi mình ở để có kiến thức thực tế khi học những bài liên quan đến chương trình địa phương.Việc làm này giúp cho các em chủ động tìm tòi kiến thức lien quan đến đơn vị bài học, say sưa hơn với những gì tự mình khám phá.Cũng giống như việc cho các em học ngoài trời để có kiến thức thực tế về đời sống.Ví dụ:Khi dạy Văn bản “Việt Bắc” của Tố Hữu giáo viên sẽ cho các em về nhà tìm những tranh ảnh,kiến thức lien quan đến quang cảnh, con người Việt Bắc để khi vào tiết học các em dễ dàng hình dung ra những hình ảnh được tác giả nhắc đến trong bài thơ.Từ đó các em dễ dàng cảm nhận được nỗi long của kẻ ở ,người về.II. CÁC HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC DẠY HỌC5. Dạy học cá thểc.Ưu điểm,hạn chế của phương pháp : *Ưu điểm:Với việc vận dụng phương pháp này trong giờ học Ngữ văn ,giáo viên sẽ giúp cho các em chủ động, độc lập hơn trong suy nghĩ, dễ dàng kiểm tra vốn kiến thức của mình sau mỗi đơn vị bài học. Đồng thời người giáo viên dễ dàng nắm bắt,phân loại đối tượng học sinh một cách dễ dàng, nhanh chóng cũng như biết được mức độ tiếp thu của từng lớp, từng học sinh để điều chỉnh đúng lúc, kịp thời.*Nhược điểm:Tuy nhiên khi vận dụng phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư,chuẩn bị một hệ thống câu hỏi phân loại học sinh.Bản thân người giáo viên phải nắm rõ đặc điểm đối tượng học sinh từng lớp để mỗi lớp có một hệ thống câu hỏi riêng, không thể dùng một đề cho tất cả các lớp. Cũng không thể dùng cả lớp chung một đề những em giỏi thì thấy quá dễ không muốn làm, em còn yếu thí thấy quá khó không muốn làm.III. KẾT LUẬNTrên đây là những hoạt động nhằm giúp cho giáo viên chúng ta có được một giờ dạy tích cực, thầy hào hứng để dạy, trò chủ động ,tích cực chiếm lĩnh kiến thức. Nhằm giúp cho giờ dạy và học Ngữ văn diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả, tránh được lối sáo mòn thầy nói trò nghe,thầy đọc ,trò chép .Tuy nhiên để một giờ dạy thật hiệu quả, quả thật không đơn giản đòi hỏi người làm chủ bộc giảng phải linh động trong các hoạt động bởi không có hoạt động nào là độc tôn cả. Chưa kể còn tuỳ vào đặc điểm đối tượng và tính chất của mỗi bài học mà ta phải kết hợp những hoạt động nào để giờ dạy đạt hiệu quả như ý.Biết rằng khó khăn vẫn còn ở phía trước nhưng với lòng yêu nghề mến trẻ ,sự nhiệt quyết với nghề giáo viên chúng ta sẽ thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp tích cực bằng việc vận dụng các hoạt đông dạy học mà nhóm 7 đã trình bày.CÁM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠNĐÃ LẮNG NGHE.
File đính kèm:
- thuyettrinh.ppt