Bài thuyết trình Giáo dục công dân 10 - Bài 11: Một Số Phạm Trù Cơ Bản Của Đạo Đức Học

I. Mục Tiêu Bài Học

 Học xong bài này học sinh cần nắm được:

1. Về kiến thức

 -Nêu được các khái niệm nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.

 -Hiểu được những nội dung cơ bản của các phạm trù đạo đức đó.

 2. Về kĩ năng

 -Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân.

 -Biết giữa gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình, biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân và xã hội.

 3. Về thái độ

 -Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.

 -Biết đánh giá cao người có nhân phẩm, danh dự và xác định được rằng không được có thái độ, hành vi xúc phạm đến người khác

II. Trọng Tâm Kiến Thức

1. Khái niệm nghĩa vụ

2. Lương tâm

 -Khái niệm

 -Hai trạng thái tồn tại của lương tâm

3. Nhân phẩm và danh dự

 -Khái niệm nhân phẩm và danh dự

 -Phân biệt tự trọng và tự ái

4. Khái niệm hạnh phúc

 

doc13 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 17478 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình Giáo dục công dân 10 - Bài 11: Một Số Phạm Trù Cơ Bản Của Đạo Đức Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
xuất phát từ tình cảm chưa tốt, đi ngược lại các chuẩn mực đạo đức, cụ thể là trái với “lương tâm.”
+ Cảm giác áy náy, thấy mình có lỗi và hành động đến xin lỗi Nam thể hiện năng lực tự đánh giá điều chỉnh hành vi của con người. Đó là biểu hiện của lương tâm.
- GV: Nêu ra khái niệm lương tâm.
- HS: Ghi khái niệm vào trong vở.
- GV: Yêu cầu HS nêu ra một số câu ca dao tục ngữ nói về lương tâm con người.
- HS: Trả lời ý kiến cá nhân.
- GV: Nhận xét và bổ sung:
+ Ăn ở có nhân mười phần chẳng khó.
+ Gắp lửa bỏ tay người.
+ Một lời nói dối sám hối bảy ngày.
+ Đường mòn nhưng nhân nghĩa không mòn.
-GV:Chuyển ý: Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái: Trạng thái thanh thản của lương tâm và trạng thái cắn rứt của lương tâm.
- GV: Yêu cầu học sinh lấy hai ví dụ về hai trạng thái của lương tâm.
- GV: Nhận xét.
- GV: Đưa ra ví dụ về hai trạng thái.
VD1: Hôm nay trên đường đi học về Mai gặp một bà cụ từ quê lên thăm con gái, nhưng bà đã bị mất điện thoại trên xe bú và không còn phương tiện gì để liên lạc. Mai đã giúp bà liên lạc với con gái, về nhà Mai cảm thấy trong lòng rất thoải mái vì hôm nay mình đã làm được một việc tốt.
VD2: Trên tuyến bus 32, Tâm nhìn thấy một thanh niên móc ví của một cụ già nhưng vì sợ bị thù nên Tâm im lặng không bảo cụ già đó. Tối đó về Tâm suy nghĩ mãi,”bà cụ đó tội nghiệp thật, nếu như hôm nay mình dũng cảm nói ra bà cụ sẽ không bị trộm.”
- GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
+ Hãy phân tích và xác định trạng thái của lương tâm trong hai tình huống.
+ Rút ra ý nghĩa của lương tâm với đời sống đạo đức của con người qua ví dụ.
- GV: Nhận xét và kết luận.
 Làm thế nào để trở thành người có lương tâm?
 GV cho HS tự tìm hiểu sách giáo khoa yêu cầu HS tự liên hệ bản thân.
- GV: KL:
Lương tâm là đặc trưng của đời sống đạo đức, là yếu tố làm nên giá trị đạo đức con người. Nhờ có lương tâm mà những điều tốt đẹp trong đời sống được duy trì và phát triển. Do đó, trong cuộc sống không chỉ đòi hỏi mỗi cá nhân có lương tâm mà con phải biết giữ cho lương tâm của mình luôn trong sáng.
Lương tâm
a.Khái niệm lương tâm
- Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và với xã hội.
 b. Hai trạng thái của lương tâm:
+ Khi thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội, thì cá nhân cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với chính mình. Đó là trạng thái thanh thản của lương tâm.
+ Khi cá nhân có các hành vi sai lầm, vi phạm các chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy ăn năn và hối hận. Đó là trạng thái căn rứt của lương tâm.
- Lương tâm dù tồn tại ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực với cá nhân. Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp con người tự tin hơn vào bản thân và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình.
Trạng thái cắn rứt giúp cá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Một cá nhân thường làm điều ác nhưng lại không biết ăn năn, hối hận hay xấu hổ, không cắn rứt lương tâm bị coi là kẻ vô lương tâm.
 Hoạt động 4: Tìm hiểu phạm trù nhân phẩm.
-GV đặt vấn đề:
Nghĩa vụ và lương tâm là hai phạm trù cơ bản của đạo đức. Nếu mỗi người luôn thực hiện tót nghĩa vụ và sống có lương tâm trong sáng thì chính họ đã tạo ra những phẩm chất nhất định, những phẩm chất này làm nên giá trị cá nhân. Đó là nhân phẩm.
VD: Phẩm chất của người thầy, phẩm chất của người lính, phẩm chất của một đoàn viên 
-GV: Cho HS thảo luận nhóm.
-GV chia nhóm và quy định thời gian thảo luận cho các nhóm(4 tổ thành 4 nhóm trong thới gian khoảng 3p)
 Nhóm 1: + Em cảm nhân được những phẩm chất nào của các bạn trong lớp( có thể là cán bộ lớp hay bất cứ thành viên nào )
 + Người thầy giáo, người đoàn viên có những phẩm chất nào?
 Nhóm 2: + Suy nghĩ của em về tình huống:
* Bác sĩ Nam luôn quan tâm chăm sóc bệnh nhân như nguời nhà của mình nhưng không bao giờ nhận bất cứ bồi dưỡng gì từ người nhà bệnh nhân.
* Ông Hùng là một viên chức nhà nước nhưng luôn có hoạt đọng tham nhũng, vơ vét của cải về làm giàu.
 Nhóm 3: Em hiểu gì qua những câu ca dao,tục ngữ sau: - Giấy rách phải giữ lấy lề
 - Đói cho sạch, rách cho thơm
 - Chết vinh còn hơn sống nhục
 Nhóm 4: Theo em :
 -: Nhân phẩm là gì?
 -: Ai đánh giá nhân phẩm?
 -: Biểu hiện của nhân phẩm là gì?
- HS: Các nhóm thảo luận.
- GV: Lưu ý HS trong khi thảo luận (các thành viên làm viêc tích cực,làm nhanh  )
- HS: Cử đại diện nhóm trình bày
- GV: Nhân xét, bổ sung.
Hoạt động 4: Tìm hiểu phạm trù danh dự.
- GV: Đặt vấn đề
Nhân phẩm và danh dự là hai phạm trù khác nhau nhưng lại có quan hệ với nhau, nhân phẩm là giá trị làm người, còn danh dự kết quả của quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm.
Khi con người tạo ra cho mình những giá trị, tư tưởng,đạo đức, giá trị làm người mà được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có danh dự.
- GV: Cho HS thảo luận tình huống;
 + Chú Tuấn là công an GT nhưng không bao giờ chú nhận tiền mãi lộ.
 + Giowf kiểm tra toán Nam loay hoay mãi không làm được bài, Quang thấy vậy đưa bài của mình cho Nam chép, nhưng Nam đã từ chối và tiếp tục suy nghĩ làm bài.
- HS: Thảo luận theo bàn.
- GV: Chỉ định bất kỳ trả lời.
- GV: Nhận xét, bổ sung.
- GV: Yêu cầu HS lấy các ví dụ về nhân phẩm.
- GV: Hỏi HS hiểu như thế nào về nhân phẩm?
- HS: Trả lới.
- GV: Kết luận.
- GV: Chuyển ý
Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng tự trọng.
- GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ.
- HS: Đưa ra ví dụ về lòng tự trọng.
- GV: Nhận xét.
- GV: Đưa ra ví dụ
+ Giám đốc không nhận tiền hối lộ từ cấp dưới
+ Giaos viên không nhận quà về vật chất của HS
- HS: Trả lời câu hỏi:
 Những cá nhân trên có những đức tính gì?
 Họ làm như thế coa ý nghĩa gì?
- GV: Nhận xét, bổ sung.
Người có lòng tự trọng biết làm chủ nhu cầu của bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng, đồng thời biết quý trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
- HS: Ghi bài vào vở.
- GV: Đặt câu hỏi:
+ Em đã tự ái bao giờ chưa?
+ Theo em tự ái có lợi hay có hại?
+ Em thấy tự trọng và tự ái giống hay khác nhau?
- HS: Trả lời ý kiến cá nhân.
- GV: Nhận xét. Kết luận.
Tự trọng khác với tự ái, tự ái là do quá nghĩ cho bản thân, đề cao cái tôi nên thường có thái độ bực tức, giận dỗi khi cho mình bị đánh giá thấp. Người tự ái không muốn ai phê bình, khuyên bảo mình, phản ứng của họ thiếu sáng suốt, sai lầm.
VD: Bị bố mẹ mắng giận dỗi không ăn cơm; Trả lời sai các bạn ở lớp chỉ ra điểm sai, góp ý sủa chữa ngay lập tức An đứng dậy bảo vệ bằng được quan điểm của mình 
- GV yêu cầu HS rút ra bài học cho bản thân
 3.Nhân phẩm và danh dự
 a.Nhân phẩm
- Khái niệm nhân phẩm:
Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được. Nói cách khác nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người.
- Biểu hiện của nhân phẩm:
+ Có lương tâm trong sáng
+ Nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh
+ Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức
+ Thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức
b.Danh dự
- Khái niệm danh dự:
Danh dự là sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần đạo đức của người đó. Như vậy danh dự là nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận.
Tự trọng và tự ái
+ Tự trọng: là ý thức và tình cảm của mỗi cá nhân tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm và danh dự của chính mình.
Hoạt động 5: Tìm hiểu phạm trù hạnh phúc.
- GV: Đưa ra câu hỏi:
+ Em đã bao giờ cảm thấy mình hạnh phúc chưa? Vì sao em cảm thấy hạnh phúc?
+ Em hãy nêu một số nhu cầu vật chất và tinh thần của con người?
- HS: Trả lời ý kiến cá nhân.
- GV: Nhận xét, bổ sung.
- GV: Theo em hiểu thì như thế nào gọi là hạnh phúc?Hay em biết những quan niệm như thế nào về hạnh phúc?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét, bổ sung
Khi được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vật chất và tinh thần chúng ta cảm thấy hài lòng và lúc đó ta thấy hạnh phúc.
- GV: Có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về hạnh phúc:
+ Hạnh phúc dễ tìm nhuwqng khó giữ
+ Đạo vợ nghĩa chồng
+ Có vợ chồng như đũa có đôi
+ Chồng giận thì vợ làm lành
 Miệng cười chúm chím thưa anh giận gì?
- GV: Kết luận, HS ghi bài.
- GV chuyển ý: 
- GV: Đặt vấn đề:
Cảm xúc của của con người luôn gắn với từng cá nhân. Vì vậy khi nói đến hạnh phúc trước hết là nói đến hạnh phúc cá nhân. Nhưng con người sống trong xã hội và phải chịu sự quy định nhất định của xã hội. Bao giờ cũng vậy, giữa cá nhân và xã hội luôn có sự tác động lẫn nhau, do vậy hạnh phúc cá nhân cũng có mối quan hệ với hạnh phúc xã hội.
- GV: Đặt câu hỏi:
Theo em hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội tác động với nhau như thế nào? Hay nói cách khác hạnh phúc cá nhân có vai trò gì với hạnh phúc xã hội và ngược lại? Cho ví dụ minh họa.
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét,kết luận.
Hạnh phúc cá nhân tạo thành hạnh phúc xã hội, xã hội chỉ phát triển khi các cá nhân trong xã hội ấy phát triển. Ngược lại các cá nhân chỉ có thể hạnh phúc khi xã hội tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như tinh thần cho các cá nhân. Vì vậy mỗi các nhân cần biết phấn đấu không chỉ mang lại hạnh phúc cho bản thân mình mà còn cho người khác, cho xã hội.
- HS: Làm bài tập nhanh
- GV: Phát phiếu bài tập cho HS.
Bài tập 1: Những câu ca dao tục ngữ nào sau đây nói về nhân phẩm và danh dự:
 a) Đói miếng hơn tiếng đời
 b) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
 c) Nói lời phải giữ lấy lời
 Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
 d) Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén
 e) Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Bài tập 2: Những câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về hạnh phúc:
 a) Trong ấm ngoài êm
 b) Người chết nết còn
 c) Con cái khôn ngoan vẻ vang cha mẹ 
- HS: Làm bài tập vào phiếu.
- GV: Nhận xét, đưa ra đáp án đúng
-GV: Hướng dẫn HS bài tập trong SGK.
4. Hạnh phúc
a. Hạnh phúc là gì?
- Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu cầu vật chất và tinh thần.
b. Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội.
Đáp án: Bài tập 1. a,c,e
 Bài tập 2. a,c
C. Củng cố 
GV dặn dò HS:
Làm bài tập SGK.
Sưu tầm tục ngữ, ca dao, truyện kể về các phạm trù đạo đức
Học bài cũ và chuẩn bị bài 12.

File đính kèm:

  • docbai11-gdcd10-nhom8.doc
Bài giảng liên quan