Bài thuyết trình Lí Luận văn học - Kết cấu của một tác phẩm
Nội dung giải quyết
khái niệm
Chức năng
Các thủ pháp kết cấu
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình Lí Luận văn học - Kết cấu của một tác phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
LÍ LUẬN VĂN HỌCNHÓM:03-D11NV 01KẾT CẤU CỦA MỘT TÁC PHẨMNội dung giải quyết. khái niệm Chức năng Các thủ pháp kết cấuKhái niệm Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là những chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận...Tất cả những yếu tố, bộ phận đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nào đó nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất định .Kết cấu của một tác phẩm văn học là cách tổ chức ,sắp xếp các yếu tố trong tác phẩm thành những chỉnh thể nghệ thuật Kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm. Chính vì vậy kết cấu có vai trò và chức năng rất quan trọng trong tác phẩm văn học Tuy nhiên Cần có sự phân biệt giữa kết cấu và bố cục Bố cục là sự sắp xếp các phần, các chương, các đoạn, các khổ thơ...Ðây chỉ là sự tổ chức hình thức bên ngoài ,là kết cấu bề mặt của tác phẩm.- kết cấu rộng và phức tạp hơn nhiều. Bên cạnh việc tổ chức, sắp xếp các yếu tố của tác phẩm, kết cấu còn bao hàm sự liên kết bên trong, những mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm, trong đó có cả yếu tố của bố cục. CHỨC NĂNG Điều này không nghĩa là nhà văn tạo ra các yếu tố trước rồi lắp ráp kết cấu vào mà sự sáng tác văn chương có sự kết hợp nhuần nhuyễn ,chặt chẽ giữa yếu tố nội dung và kết cấuChức năng bao trùm của kết cấu là tổ chức các yếu tố thành một chỉnh thể nghệ thuậtChức năng Bên cạnh đó kết cấu còn làm cho tác phẩm tăng cường tính nghệ thuật của tác phẩm, cũng như sâu sắc hơn về tình cảm,tư tưởng,nội dung được bộc lộ trong tác phẩm Vd: Trong các tác phẩm tiểu thuyết chương hồi cổ điển Trung Quốc như Tam Quốc Diễn Nghĩa “La Quán Trung” nhằm tạo nên sự cuốn hút lội cuốn bằng lối kết cấu bắc cầu. Hay: Trong tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã dành 2/3 tác phẩm để diễn tả hàng loạt sự việc diễn ra trong 1 ngày. Tác giả đã cố gắng dồn nén tất cả những mâu thuẫn vào trong một thời gian thật ngắn nhằm có điều kiện thể hiện một cách tập trung nhất bản chất của bọn địa chủ, quan lại và nỗi điêu đứng, cơ cực, đau xót của người nông dân đối với sưu cao, thuế nặng. Trong bài thơ Mặt quê hương, Tế Hanh đã sắp xếp để tạo nên sự hòa nhập và phản ánh, so sánh lẫn nhau giữa khuôn mặt người yêu và hình ảnh quê hương nhằm thể hiện một chủ đề tư tưởng: Tình yêu dành cho quê hương là một tình yêu đằm thắm, bền vững như một cái gì gắn bó, thân thiết nhất: Mặt em như tấm gương, Anh nhìn thất quê hương Kìa đôi mắt đôi mắt Dòng sông yêu trong vắt Kìa vừng trán thanh thanh Khoảng trời xưa trong lành... Kết cấu nghệ thuật của tác phẩm xét trong các mối chỉnh thể.Kết cấu văn bản (kết cấu trần thuật)-thể hiện qua bố cục của tác phẩm tức nghĩa là bề mặt của tác phẩm như:sắp xếp,phân bố các phần của nội dung vào các chương,hồi,màn-sự tương quan giữa các phần đoạn đó với nội dung được thể hiện có ý nghĩa nghệ ,thuật tư tưởng giá trị như thế nàoKết cấu nghệ thuật của tác phẩm xét trong các mối chỉnh thể.Kết cấu hình tượng. Gắn liền với sự tổ chức thế giớ bên trong của tác phẩm,bao gồm:việc tổ chức sự kiện,sắp xếp chi tiết,cách bố trí và miêu tả nhân vật,cách dẫn truyện ,câu tứVd: Để làm nổi bật sự cô đơn ,trống vắng của con Huy Cận đã đặt mình trong một không gian rộng lớn,thiếu vắng ,trống trải để thấy được nỗi cố đơn và nhỏ bé trước bao la vũ trụ,qua bài thơ “Tràng Giang” Hay trong Chí Phèo của Nam Cao vào đầu tác phẩm có gì đó lạ và không bình thường nhằm để thể hiện một số phận con người không bình thường “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Ðại. Nhưng cả làng Vũ Ðại ai cũng nhủ, "Chắc nó trừ mình ra!" Không ai lên tiếng cả”Sự tác động của quy luật loại thể,thời đại văn học,phong cách văn học vào kết cấu nghệ thuật của tác phẩm văn hoc Tương ứng với mỗi loại thể nhất định.có những cách tổ chức tác phẩm theo những kiểu nhất định:tiểu thuyết tổ chức khác thơ,khác kịch Các thời đại khác nhau có kết cấu văn học khác nhau như truyên dân gian luôn thể hiện thiện thắng ác,tốt -xấu,trong văn học hiện thưc,đấu tranh cách mạng luôn thể hiện niềm tin tươi sáng,tất thắng. Mỗi nhà văn có kết cấu đặc trưng riêng của mình, như thạch lam: Khuynh hướng thu hẹp thời gian cốt truyện, trần thuật thuần túy, trần thuật kịch hóa và trần thuật thơ hóa,Nam Cao thì theo kết cấu tâm lí,sự dằn vặt trăn trở day dứt của nhân vật.CÁC THỦ PHÁP KẾT CẤU -KẾT CẤU ĐẦU CuỐI TƯƠNG ỨNG: Thường có một chi tiết,hình ảnh,sự kiện vừa xuất hiện đầu vừa xuất hiên cuối tác phẩm tạo nên sự hô ứng trong tác phẩm.Vd: Tác phẩm mở đầu bằng một trang đặc tả: "Rừng xà nu nằm trong tằm đại bác của giặc" đang ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng Xôman và kết thúc là hình ảnh "những cây xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời" trong tầm mắt của cụ Mết, Tnú, Dít. Kết cấu này tạo nền vững chãi để triển khai câu chuyện. Những trang sử đau thương, bất khuất của làng Xôman lần lượt sống dậy trên nền cảnh xà nu. Lối kết cấu này còn tạo dư âm hùng tráng cho thiên truyện và nó như một bài ca bất tận về sức sống của thiên nhiên Tây Nguyên về chủ nghĩa anh hùng Cách mạng của con người Tây NguyênCÁC THỦ PHÁP KẾT CẤUKết cấu trùng điệp: Là kết cấu mà ở đó có một chi tiết,một hình ảnh hay một sự kiện được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm:Vd: hình ảnh “Sóng” trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Hay hình ảnh “Rừng xà nu’’ của Nguyễn Trung ThànhCÁC THỦ PHÁP KẾT CẤUKẾT CẤU ĐỐI LẬP: Là đặt các sự kiện,hình ảnh ,chi tiết,nhân vậtđối lập nhau để soi sáng cho nhau,bổ sung,đối chiếu,tương phản lẫn nhau. Vd: sự đối lập giữa vẽ đep cao thượng của chị Dậu và sự bỉ ổi của tên quan phủ.Hay : đối lập vẽ đẹp thanh cao cua Huấn Cao với viên quản ngục khi gặp nhau,khi cho chữ. Đối lập giữa cảnh vật và trong lòng trong truyện kiều của Nguyên Du CÁC THỦ PHÁP KẾT CẤU Kết cấu tâm lí: Là lối kết cấu dựa theo sự phát triễn các yếu tố tâm lí. Vd: trong tác phẩm chí phèo nam cao miêu tả tâm lí từng người,Tâm lí của Bá Kiến là biết tâm lí của người đời, biết mềm nắn rắn buông, đặc biệt Chí Phèo lúc nhận được bát cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo từ ngạc nhiên rồi sau đó là mắt ươn ướt cảm động và tiếp đến là có cái gì đó như là ăn năn muốn làm hoà với mọi người rồi làm nũng với Thị như với mẹ đó là những nét tâm lí rất thật của những con người muốn được tái sinh Trong Sống mòn Nam Cao đã sắp xếp nhiều mẫu chuyện vặt vãnh, quẩn quanh trong sinh hoạt hằng ngày với những trạng thái tâm lí bi quan, bất lực, tự ti, khinh bạc...của các nhân vật. Kết cấu đó góp phần thể hiện cuộc sống chật hep, tù túng, bế tắc của người tiểu tư sản nghèo trong xã hội cũ. CÁC THỦ PHÁP KẾT CẤU Bên cạnh các thủ pháp tiêu biểu trên còn có rất nhiều các thủ pháp khác như:không gian,thời gian,điểm nhìn,sự phân tuyến..Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của nhómMọi thắc mắc xin gửi câu hỏi đẾn nhóm 03 lớp D11NV 01.
File đính kèm:
- van_hoc.pptx