Bài thuyết trình Lịch sử Lớp 7 - Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

ảnh hưởng của Đạo Giáo đến VN

Đạo giáo là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của xứ này. Đạo giáo xuất hiện vào thế kỉ thứ 4 trước CN với việc ra đời tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử xuất hiện. Các tên gọi khác là Đạo Lão, Đạo Hoàng Lão, hay Đạo gia (道家).
Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ thứ 2. Đạo giáo có hai phái tu là nội tu và ngoại dưỡng, phái nội tu phổ biến ở Việt Nam hơn. Chử Đồng Tử được coi là ông tổ của Đạo giáo Việt Nam nên còn có tên Chử Tổ Đạo. Điều này thể hiện tính tổng hợp của các tôn giáo khi vào Việt Nam vì Chử Đồng Tử còn được coi là người đầu tiên tu thành Phật (xem thêm Phật giáo Việt Nam).
Đạo giáo từ Trung Quốc xâm nhập vào Việt Nam được biết đến dưới dạng Đạo giáo phù thủy. Nó có nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng ma thuật của người dân Việt nên dễ dàng ăn sâu vào tâm lý, tập quán của người Việt thông qua các dạng bùa phép, thần chú để chữa bệnh tật và trị tà ma

Đạo giáo phù thủy thờ các vị thần là Ngọc Hoàng Thượng Đế (Ngọc Hoàng), Thái Thượng Lão Quân (Lão Tử), Quan Thánh Đế (Quan Công), người Việt còn thờ các vị thánh của riêng mình như Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo) và Bà Chúa Liễu (Liễu Hạnh Công chúa). Việc thờ đức Thánh Trần với tam phủ (nữ thần trời-đất-nước) và tứ phủ (nữ thần mây-mưa-sấm-chớp) đi liền với tín ngưỡng đồng bóng. Người thờ đức Thánh Trần được gọi là ông đồng; người thờ tam phủ, tứ phủ thì gọi là bà đồng. Các ông đồng, bà đồng có thể cho người khác mượn thân xác của mình, trạng thái này gọi là lên đồng. Ngoài ra Đạo giáo Việt Nam còn thờ các vị thần khác như: Tam Bành, Độc Cước, Huyền Đàn, Ông Năm Dinh, Quan Lớn Tuần Tranh,.
Thời Bắc thuộc, Đạo giáo chỉ phổ biến trong dân gian, đến thời phong kiến độc lập, các nhà Đinh, Lê, Lý, Trần đều coi trong các đạo sỹ không kém các tăng sư, bên cạnh Tăng quan còn có cả Đạo quan.

 

pptx16 trang | Chia sẻ: tranluankk2 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình Lịch sử Lớp 7 - Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Nhóm 1: 
 Họ và Tên 
1 Đỗ thị kiều Mi 
2 N guyễn thị Toan 
3 N guyễn thị Năng 
4 H oàng thị thu Phương 
5 Phan thị thu Thảo 
6 N guyễn thị thu Hương 
7 N guyễn thị thu T hủy 
Đạo giáo 
2 Đạo giáo như một 
hệ thống triết họ c 
3Luân lí 
Đạo giáo 
4 Đạo giáo như một 
tôn giáo 
1 Sự hình thành Đạo giáo 
Người sáng lập đạo giáo: Lão Tử ( không rõ năm sinh) 
Biểu tượng của đạo giáo 
1 Sự hình thành Đạo giáo 
 - Người ta không biết rõ Đạo giáo khởi phát lúc nào, chỉ thấy được tôn giáo này hình thành qua một quá trình dài, thâu nhập nhiều trào lưu thượng cổ khác. Đạo giáo tiếp thụ và phát triển nhiều tư tưởng đã phổ biến từ thời nhà Chu. Thuộc về những tư tưởng này là vũ trụ luận về thiên địa, ngũ hành, thuyết về năng lượng, chân khí, thuyết âm dương và Kinh Dịch. 
N hững truyền thống tu luyện thân tâm như điều hoà hơi thở, 
Thái cực quyền, Khí công, Thiền định, thiết tưởng linh ảnh, 
thuật luyện kim và những huyền thuật cũng được hấp thụ với mục đích 
đạt trường sinh bất tử. 
Việc tu luyện đạt trường sinh có bắt nguồn có lẽ từ những khái niệm 
rất cổ xưa, bởi vì trong Trang Tử Nam Hoa chân kinh, một tác phẩm 
trứ danh của Đạo giáo thế kỉ thứ 4 trước CN thì các vị tiên trường sinh 
bất tử đã được nhắc đến, và đại diện tiêu biểu cho họ chính là Hoàng đế (nghĩa là "ông vua sắc vàng") và Hoàng thái hậu Tây Vương mẫu, 
những hình tượng đã có trong thời nhà Thương (thiên niên kỉ 2 TCN). 
Núi Võ Đang một trong những cái nôi của Đạo giáo 
nơi sản sinh ra hệ phái Toàn Chân giáo, hệ phái lớn nhất của Đạo giáo 
Một ngôi Đạo quán của Đạo giáo 
2 Đạo giáo như một 
hệ thống triết họ c 
2.1 T riết học Đạo giáo so với tín ngưỡng Đạo giáo 
 - Sự phân biệt triết học Đạo giáo và tín ngưỡng Đạo giáo là một cách nhìn từ phương Tây và về mặt khái niệm thì nó cũng không đủ rõ ràng. Nó có vẻ như là một phương tiện của nền Hán học châu Âu, được áp dụng để có thể nắm bắt và miêu tả được những khía cạnh lịch sử Đạo giáo lâu dài một cách dễ dàng hơn. 
Tuy vậy, Đạo giáo cũng là một hiện tượng nhiều khía cạnh như những tôn giáo khác. Trong dòng thời gian hơn hai nghìn năm qua, nhiều hệ thống và chi phái rất khác nhau đã được hình thành. Do vậy mà sự phân biệt giữa triết học và tôn giáo ở đây là một sự giản hoá quá mức và trong giới học thuật người ta cũng không nhất trí có nên phân biệt như vậy nữa hay không, bởi vì nó không tương thích với sự phức tạp của đối tượng nghiên cứu. 
2.2 Khái niệm Đạo 
 - Tên Đạo giáo xuất phát từ chữ Đạo, một danh từ triết học Trung Hoa đã được dùng rất lâu trước khi bộ  Đạo Đức kinh  xuất hiện, nhưng chỉ đạt được tầm quan trọng đặc biệt, phổ cập trong văn bản này. Đạo ban đầu có nghĩa là "con đường", những ngay trong tiếng Hán cổ đã có nghĩa "phương tiện", "nguyên lí", "con đường chân chính". 
3Luân lí Đạo giáo 
3.1 Quan niệm về vũ trụ và vạn vật 
 - Đối với Đức Lão Tử, nguyên thủy của vũ trụ và vạn vật là Đạo. 
 - Đạo là thể vô hình vô tướng, không sinh không diệt, hằng hữu đời đời. Sở dĩ người ta không thấy được Đạo là vì nó là những nguyên tố rời rạc, chưa kết thành hình tượng. 
Đạo sanh một, một sanh hai, hai sanh ba, ba sanh vạn vật. Một đó là Thái cựcHai đó là Âm Dương, Ba đó là Tam Thiên Vị (Ba ngôi: Thái cực, Dương và Âm). Âm và Dương thâu nhận Sanh quang từ ngôi Thái cực, rồi vừa xung đột vừa hòa hiệp, để tạo thành trời đất, vũ trụ và vạn vật. Cho nên theo ông, trong vạn vật đều có Âm Dương: Vạn vật đều có cõng một Âm và bồng một Dương . 
Vì vậy theo Đạo giáo, trước khi vũ trụ thành hình, trong khoảng không gian hư vô bao la, có một chất sinh rất huyền diệu, gọi là ĐẠO. Đạo biến hóa ra Âm Dương. Âm Dương xô đẩy và hòa hiệp tạo ra vũ trụ và vạn vật. 
Vạn vật được hóa sanh ra, tác động với nhau, phồn thịnh với nhau, rồi cuối cùng tan rã để trở về trạng thái không vật không hình, tức là trở về nguồn gốc của nó là Đạo. 
3.2 Quan niệm về nhân sinh 
Đức Lão Tử quan niệm rằng: Đạo Trời không thân ai, không sơ ai. Trời Đất sanh ra muôn vật, rau cỏ, chim muôn, nhơn loại, không phải cốt để chúng ăn thịt nhau, nhưng các sanh vật đều được dùng cái nó sở thích để sống. 
Đức Lão Tử không lấy cuộc đời làm lạc thú, xem việc sống như một nghĩa vụ, không yếm thế, không lạc quan, và xem cái chết là một việc phục tùng theo lẽ tự nhiên nhứt định. 
Lão Tử ghét những người ham mê danh lợi, quá coi trọng cái xác thịt của mình. Cái xác thịt nầy là một cái không đáng quí, vì nó thường là mối lo cho người ta; đáng quí nhất là khi người ta biết đem thân ra phụng sự thiên hạ. 
Đức Lão Tử khuyên người đời không nên quá tôn trọng và thiên về đời sống vật chất, phải tiết chế lòng ham muốn, nên chú trọng tinh thần, lấy cái tâm đè nén cái khí, thà bỏ cái thân nầy mà giữ được Đạo và Đức. 
Lão Tử không bàn đến Thượng Đế, Linh hồn, Thiên đàng, Địa ngục, mà chỉ nói một cách tổng quát về nguồn gốc của con người và vạn vật là từ Đạo mà ra, và cuối cùng thì trở về Đạo, hòa vào Đạo . 
3.3 Lý vô vi 
 - Vô Vi nghĩa là không làm, tức là không can thiệp và tự nhiên, để con người sống theo tự nhiên và cùng với tự nhiên tiến hóa. 
Lý Vô Vi gồm: Vô cầu, Vô tranh, Vô đoạt, Vô chấp. 
Vô cầu, giúp ta vô vọng, xa lìa vọng tưởng điên đảo. 
Vô tranh, giúp ta vô đại, xa lìa ý tưởng hơn thua, cao thấp. 
Vô đoạt, giúp ta vô thủ, xa lìa ý tưởng có, không, còn, mất. 
Vô chấp, giúp ta vô ngại, xa lìa ý tưởng trược thanh. 
Làm được tất cả mà như không làm gì cả. Đó là bí quyết của Đạo. 
Lý Vô Vi quá sức huyền diệu cao viễn, ít ai thấu triệt nổi, thành ra bị thất truyền hay bị hiểu sai lạc đi. 
Thực hiện theo lý Đạo thì phải Luyện Kim đơn, để gom Tam Bửu: Tinh, Khí, Thần, về một, tức là Tinh Khí Thần hiệp nhứt. Ta phải thanh luyện tiếp để xả hết, hòa vào hư không, tức là trở về hiệp nhứt với Đạo. 
Luyện Kim đơn là luyện cho thành Thánh thai (Anh nhi, Xá lợi), chớ không phải luyện thuốc Tiên, trường sanh bất tử. Luyện cho cái Tánh trở thành Kim cang bất hoại, gặp động không loạn, nhập trần không nhiễm, định mà không chết cứng, đi đứng nằm ngồi mà như không đi đứng nằm ngồi, thuyết giảng đạo pháp mà như không thuyết giảng, vv  tức như thế là nhập vào Lý Vô Vi 
4 Đạo giáo như một tôn giáo 
 Sự khác biệt giữa Đạo giáo triết học và Đạo giáo tôn giáo - được dùng ở đây vì những nguyên nhân thực tiễn - có thể được hiểu như sau: Đạo giáo triết học theo lí tưởng của một Thánh nhân, thực hiện Đạo bằng cách gìn giữ một tâm thức nhất định, trong khi Đạo giáo tôn giáo tìm cách đạt Đạo qua việc ứng dụng những phương pháp như Tĩnh toạ (Khí công, Thái cực quyền), sự tập trung cao độ, thiết tưởng ( visualization ), hình dung, thuật luyện kim, nghi lễ và huyền học để tạo một thế giới vi quan từ thân tâm - một ánh tượng của đại vũ trụ - và qua đó đạt được sự  hợp nhất  với vũ trụ. 
 - Thời điểm đầu tiên được xác nhận của Đạo giáo như một tôn giáo là năm 215, khi Tào Tháo chính thức công nhận trào lưu Thiên sư đạo như một tổ chức tôn giáo. 
 - Nhiều trường phái Đạo giáo tìm cách tu tập đạt trường sinh bất tử. Chúng có lẽ xuất phát từ các phép tu thuộc Tát-mãn giáo và sự sùng bái trường sinh bất tử và được hoà nhập với nhánh Đạo giáo triết học sau này. 
ảnh hưởng của Đạo Giáo đến VN 
Đạo giáo là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của xứ này. Đạo giáo xuất hiện vào thế kỉ thứ 4 trước CN với việc ra đời tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử xuất hiện. Các tên gọi khác là Đạo Lão, Đạo Hoàng Lão, hay Đạo gia ( 道家 ).  Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ thứ 2. Đạo giáo có hai phái tu là nội tu và ngoại dưỡng, phái nội tu phổ biến ở Việt Nam hơn. Chử Đồng Tử được coi là ông tổ của Đạo giáo Việt Nam nên còn có tên Chử Tổ Đạo. Điều này thể hiện tính tổng hợp của các tôn giáo khi vào Việt Nam vì Chử Đồng Tử còn được coi là người đầu tiên tu thành Phật (xem thêm Phật giáo Việt Nam). Đạo giáo từ Trung Quốc xâm nhập vào Việt Nam được biết đến dưới dạng Đạo giáo phù thủy. Nó có nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng ma thuật của người dân Việt nên dễ dàng ăn sâu vào tâm lý, tập quán của người Việt thông qua các dạng bùa phép, thần chú để chữa bệnh tật và trị tà ma 
Đạo giáo phù thủy thờ các vị thần là Ngọc Hoàng Thượng Đế (Ngọc Hoàng), Thái Thượng Lão Quân (Lão Tử), Quan Thánh Đế (Quan Công), người Việt còn thờ các vị thánh của riêng mình như Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo) và Bà Chúa Liễu (Liễu Hạnh Công chúa). Việc thờ đức Thánh Trần với tam phủ (nữ thần trời-đất-nước) và tứ phủ (nữ thần mây-mưa-sấm-chớp) đi liền với tín ngưỡng đồng bóng. Người thờ đức Thánh Trần được gọi là ông đồng; người thờ tam phủ, tứ phủ thì gọi là bà đồng. Các ông đồng, bà đồng có thể cho người khác mượn thân xác của mình, trạng thái này gọi là lên đồng. Ngoài ra Đạo giáo Việt Nam còn thờ các vị thần khác như: Tam Bành, Độc Cước, Huyền Đàn, Ông Năm Dinh, Quan Lớn Tuần Tranh,... Thời Bắc thuộc, Đạo giáo chỉ phổ biến trong dân gian, đến thời phong kiến độc lập, các nhà Đinh, Lê, Lý, Trần đều coi trong các đạo sỹ không kém các tăng sư, bên cạnh Tăng quan còn có cả Đạo quan . 
Các dấu tích đạo giáo ở Việt Nam hiện còn như là đền Ngọc Sơn (Hà Nội), đền Tản Viên (Sơn Tây), đền Đào Xá (Hưng Yên)... Ngày nay, Đạo giáo Việt Nam với tư cách là một tôn giáo không còn tồn tại nữa, tuy nhiên những ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội, nhất là tại các vùng kém phát triển thì vẫn còn rất mạnh mẽ. Và chính vì giáo lý Đạo lão ít được biết đến một cách tường tận,mà chỉ được hiểu một cách mơ hồ qua những yếu tố mang tính phù thủy nên ở nhiều người Việt hiện nay nó thể hiện bằng sự mê tín dị đoan, đồng bóng thái quá không có lợi. 

File đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_lich_su_lop_7_bai_27_che_do_phong_kien_nha.pptx
Bài giảng liên quan