Bài thuyết trình nhóm 4 - Những vấn đề cơ bản phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội

 -Tệ nạn xã hội là những hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa phải là tội phạm, là những thói hư tạt xấu, trái với thuần phong mỹ tục,đạo đức của dân tộc do nhiều người mắc phải gây tác hại đến đời sống , vật chất, tinh thần của nhân dân ta.

 -Tệ nạn xã hội rất đa dạng gồm có : văn hóa phẩm đồi trụy, cao bồi càng quấy, đồng bóng, bói toán, mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, tham nhũng,lạm dụng chức quyền,

 -Từ góc độ khác: Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội có tính phổ biến gây ảnh hưởng xấu về đạo đức và những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống kinh tế- văn hóa- xã hội

 

ppt39 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 13054 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình nhóm 4 - Những vấn đề cơ bản phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ên quyết chặn đứng, tiến tới giảm dần và từng bước loại trừ các tệ nạn xã hội ra khỏi đời xã hội. Sự thống nhất đó được thể hiện qua các quan điểm cơ bản sau:-Xác định đấu tranh, phòng chống tệ nạn xã hội là một yêu cầu của sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và là điều tất yếu khách quan của sự phát triển bền vững xã hội.. -Đây là một vấn đề xã hội phức tạp do nhiều nguyên nhân kinh tế, xã hội khác nhau, để công tác đấu tranh phòng chống đạt hiệu quả cao cần phải tiến hành đồng bộ một hệ thống các biện pháp về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội..-Phòng ngừa xã hội được coi là một biện pháp chiến lược và quan trọng hàng đầu trong quá trình đấu tranh phòng chống.-Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội hiện nay và thời gian tới. CLB Sinh viên Tuyên truyền Phòng chống tệ nạn xã hội& HIV/AIDS b/Công tác phòng chống tệ nạn xã hội:-Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội. Do đó nếu làm tốt công tác phòng chống tệ nạn xã hội sẽ ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm, đồng thời có tác động tích cực thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. -Ngược lại nếu để tệ nạn xã hội phát triển thì sẽ làm cho tội phạm gia tăng đồng thời sẽ tác động tiêu cực đến mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, kìm hãm sự phát triển đất nước. Vì vậy công tác phòng chống tệ nạn xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.c/ Các loại tệ nạn xã hội phổ biến và phương pháp phòng chống:-Tệ nạn nghiện ma túy:+Là loại tệ nạn xã hội mà nạn nhân là các đối tượng có thói quen sử dụng chất ma túy dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào nó và khó có thể bỏ được, hình thức sử dụng là hút, hít, tiêm chích.Hiện nay thì hình thức sử dụng ma túy tổng hợp, thuốc lắc có xu hướng phát triển mạnh trong thanh niên, học sinh, sinh viên.+Nội dung, yêu cầu phòng chống tệ nạn ma túy: Phải từng bước kiềm chế, ngăn chặn không để tệ nạn ma túy lây lan phát triển, đặc biệt trong các trường học, học sinh, sinh viên và giáo viên.+Không để có thêm học sinh, sinh viên nào mắc nghiện trong các trường, phát hiện, xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện hình thành, có các hình thức xử lý nghiêm minh các đối tượng có liên quan, đối tượng hoạt động có tính chất chuyên nghiệp.Tệ nạn mại dâm:+Là một loại TNXH bao gồm những hành vi nhằm thực hiện các dịch vụ quan hệ tình dục có tính chất mua, bán trên cơ sở một giá trị vật chất nhất định ngoài phạm vi hôn nhân. Tệ nạn mại dâm bao gồm các hành vi như: bán dâm, mua dâm, chứa mại dâm, cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm,....Căn cứ vào tính chất của các hành vi, đối tượng tham gia tệ nạn mại dâm bao gồm: người bán dâm, người mua dâm, người môi giới mại dâm.+Tình hình hiện nay tệ nạn mại dâm có những diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng về số vụ và mức độ nghiêm trọng, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt đối tượng tham gia thuộc nhiều thành phần, ử nhiều độ tuổi và có quốc tịch khác nhau.+Nội dung, yêu cầu phòng chống tệ nạn mại dâm: Kịp thời phát hiện và ngăn chặn không để tệ nạn mại dâm lây lan và phát triển, đặc biệt giữ gìn môi trường lành mạnh, từng bước xóa bỏ nguyên nhân điều kiện của tệ nạn mại dâm, tiến tới đẩy lùi tệ nạn mại dâm ra khỏi đời sống xã hội, phát hiện điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.:-Tệ nạn cờ bạc+Là một loại TNXH bao gồm các hành vi lợi dụng hình thức vui chơi, giải trí để cá cược, sát nhau bằng tiền hoặc vật chất như: Đánh bạc, tổ chưc đánh bạc, gá bạc. Đối tượng tham gia tệ nạn cờ bạc là: đối tượng tổ chức đánh bạc, đối tượng đánh bạc và gá bạc.+Tệ nạn bạc trong thời gian qua có những chuyển biến hết sức phức tạp có xu hướng gia tăng, xuất hiện nhiều hình thức mới trong hoạt động, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, cấu kết với người nước ngoài, xuyên quốc gia.+ Nội dung, yêu cầu phòng chống tệ nạn cờ bạc: Kịp thời phát hiện không để tệ nạn cờ bạc lây lan, phát triển, đặc biệt là trong học sinh, sinh viên và nhà trường. Tiến hành đồng bộ các biện pháp để đấu tranh xóa bỏ nguyên nhân điều kiện của tệ nạn cờ bạc, phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng đấu tranh triệt phá các ổ nhóm, đường dây tổ chức hoạt động, xử lý nghiêm mimh các đối tượng hoạt động cờ bạc.-Tệ nạn mê tín dị đoan:+ Là TNXH bao gồm các hành vi biểu hiện lòng tin mù quán vào những điều huyền bí, không có thật, từ đó có những suy đoán khác thường, dẫn đến cách ứng xử mang tính chất cuồng tín, hành động trái với những chuẩn mực của xã hội, gây hậu quả xấu đến sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của người dân và an ninh trật tự.+Là biểu hiện của các hủ tục lạc hậu, tàn dư của xã hội cũ còn sót lại, nó kích thích và phù hợp với tâm lý của một bộ phận người trong xã hội có trình độ nhận thức thấp kém, được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng và có xu hướng lây lan phát triển nhanh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa mà phần lớn là phụ nữ....+Nội dung, yêu cầu phòng chống tệ nạn mê tín dị đoan: Nâng cao trình độ nhận thức cho toàn dân và học sinh, sinh viên để họ tự giác đấu tranh với loại tệ nạn này, phân biệt được những hành vi mê tín dị đoan với các hoạt động tính ngưỡng tôn giáo trong quần chúng nhân dân, với hoạt động lễ hội truyền thống văn hóa dân tộc, kịp thời phát hiện các hoạt động mê tín dị đoan để có biện pháp ngăn chặn.4/ Trách nhiệm của nhà trường và học sinh trong phòng chống tệ nạn xã hội:Đối với nhà trường:+ Thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục trong nhà trường về phòng chống tệ nạn xã hội,tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh trong phòng chống các tệ nạn nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc, phân định rõ mê tín dị đoan với các hoạt động tôn giáo, tự do tín ngưỡng, giáo dục lối sống lành mạnh, đấu tranh chống lối sống buông thả, trụy lạc, xa đọa+ Xác định rõ hậu quả, tác hại của các tệ nạn, nguyên nhân và con đường lây lan, phối hợp với các cơ quan chức năng đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội như công an cơ sở, chính quyền địa phương cùng với gia đình quản lý học sinh, sinh viên ngoại trú để chủ động phát hiện các hành vi hoạt độngcác loại tệ nạn và có biện pháp ngăn chặn kịp thời.+ Nắm chắc tình hình học sinh, sinh viên có hành vi hoạt động các tệ nạn xã hội, cung cấp cho lực lượng chức năng, phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật, phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng bảo vệ văn hóa làm trong sạch địa bàn trong nhà trường và khu vực xung quanh. + Giúp học sinh hiểu và nhận thức rõ các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động lợi dụng tự do tín ngưỡng lôi kéo, rủ rê học sinh tham gia vào các tà đạo, các hoạt động tệ nạn xã hội. + Tổ chức cho học sinh, sinh viên ký cam kết nói không với tệ nạn xã hội, xây dựng nội quy, quy chế ký túc xá, các tổ chức tự quản trong học tập, rèn luyện Tổ chức các hoạt động tìm hiểu luật, pháp lệnh, các văn bản của Đảng, Nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thu hút học sinh, sinh viên tham gia.- Đối với học sinh, sinh viên:+ Nhận thức rõ hậu quả của tệ nạn xã hội, con đường dẫn đến tội phạm, không tham gia vào các tệ nạn xã hội dưới bất kỳ hình thức nào, không để bị lôi kéo, cám dỗ bởi những khoái cảm, lối sống trụy lạc, coi trọng đồng tiền, chà đạp lên đạo đức, pháp luật, bán rẻ sự nghiệp của bản thân.+ Có trách nhiệm phát hiện các hành vi hoạt động tệ nạn xã hội, các con đườn dẫn đến tệ nạn, các đườn dây hoạt động ma túy, mại dâm, cờ bạc báo cáo kịp thời cho nhà trường hoặc các lực lượng chức năng.+ Không có các hành vi mê tín dị đoan hoặc tham gia vào các hủ tục lạc hậu. Bằng các kiến thức đã học được phân biệt các trường hợp tự do tín ngưỡng, các trường hợp tham quan di tích văn hóa với việc lợi dụng để hoạt động mê tín dị đoan, cảnh giác các hành vi của bọn phản động âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam, phát hiện những hình thức, biểu hiện mới của hoạt động mê tín dị đoan, các loại tà đạo báo cáo với nhà trường, chình quyền địa phương và các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chăn kịp thời.+ Chủ động phát hiện các trường hợp các học sinh, sinh viên trong và ngoài lớp có những dấu hiệu khác thường, những hoàn cảnh éo le, gặp trắc trở trong hoc tập, trong tình cảm, có biện pháp động viên, giúp đỡ không để họ sa ngã.+ Ký cam kết không tham gia vào các hoạt động tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc luôn có thái độ học tập nghiêm túc, có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các tổ tự quản, thanh niên xung kích tuần tra kiểm soát bảo vệ ký túc xá, bảo vệ nhà trường.KẾT LUẬN	Trong tình hình hiện nay, công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội đã được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm và chỉ đạo kiên quyết, Chính phủ đã đặt ra nhiều nghị quyết, thông qua nhiều chương trình quốc gia về phòng chống, ngăn ngừa, đẩy lùi tệ nạn xã hội và tội phạm. 	Các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương đã có nhiều chỉ thị, kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện với nhiều biện pháp phong phú, đồng bộ bước đầu đã kiểm soát và kiềm chế được sự gia tăng. Tuy nhiên hiện nay tình hình tệ nạn xã hội và tội phạm ở thanh thiếu niên chiếm tỉ lệ cao và đang gia tăng, bắt đầu lây lan vào các trường học, các học sinh, sinh viên bị lôi kéo vào con đường tệ nạn xã hội đã bỏ học, tụ tập thành băng nhóm trộm cắp, cướp giật, gây rối trật tự xã hội, gây lo ngại trong nhân dân. 	Là những người trí thức, người chủ tương lai của đất nước mọi học sinh, sinh viên chúng ta cần phải thấy rõ những tác hại nguy hiểm, hậu quả nặng nề của tệ nạn xã hội đối với con người và xã hội, nhận thức đủ đúng những bản chất, nguồn gốc, đặc điểm của nó để tự nâng cao kiến thức cho mình và cùng xã hội thực hiện tốt công tác phòng chống, tuyên truyền, vận động gia đình, người thân, bạn bè, hàng xóm cùng tham gia để nhanh chóng ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn xã hội và tội phạm mang lại cuộc sống hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà.MỜI CÁC BẠN XEM MỘT SỐ CLIP MINH HỌAMỜI CÁC BẠN ĐẶT CÂU HỎI GÓP ÝCHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE

File đính kèm:

  • pptnhung van de co ban ve te nan xa hoi.ppt
Bài giảng liên quan