Bài thuyết trình Văn học Trung đại - Đề tài: Vấn đề đạo lí và triết lí trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm

I.Thời đại và tác giả:

1.Bối cảnh xã hội

Thế kỉ XVII nhà Lê suy yếu dần, xuất hiện nhiều ông vua quỷ,vua lợn như vua Lê Uy Mục (1505-1509), vua Lê Tương Dực (1509-1516) ham mê tửu sắc, hung tàn bạo ngược.

Năm 1527,Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. Một số triều thần nhà Lê không chịu theo nhà Mạc, liền đứng lên khởi nghĩa âm mưu khôi phục nhà Lê, vì vậy đất nước bị chia cắt Bắc –Nam

Nhà Lê do Nguyễn Kim chịu trách nhiệm trùng hưng,sau bị Trịnh Kiểm là con rể cướp binh quyền,nhà Trịnh lấy danh nghĩa vua Lê đem quân dánh nhà Mạc ,chiến tranh Trịnh Mạc kéo dài 17 năm cuối cùng nhà Trịnh diệt được nhà Mạc.

 

pptx45 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Văn học Trung đại - Đề tài: Vấn đề đạo lí và triết lí trong thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
, bởi đó là sự chiêm nghiệm của ông trong bao nhiêu năm quan sát cuộc đời. Ông khái quát những hiện tượng mà mình quan sát được và phát biểu nó dưới dạng chân lí, vì thế thơ ông mang tính triết lí rất cao. Đọc thơ ông ta phát hiện được một Nguyễn Bỉnh Khiêm- nhà thơ, một Nguyễn Bỉnh Khiêm – triết nhân.2.Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đậm chất đạo líThế kỉ XVI là giai đoạn loạn lạc nhất trong lich sử nước ta, các tập đoàn phong kiến ra sức tranh giành quyền lực nên chiến tranh xảy ra liên miên. Sống trong bối cảnh như vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tận mắt chứng kiến được cảnh loạn lạc của đất nước, thấy được bản chất vô nghĩa của các cuộc chiến đó và hoàn cảnh sống khổ cực của nhân dân : “Xuyên huyết sơn bài tùy xứ hữu, Uyên ngư tùng tước vị thùy khu”Khắp nơi chỗ nào cũng máu chảy thành sông, xương chất thành núi,Không biết chúng vì ai mà đuổi cá đến tận vực sâu,đuổi chim vào bụi rậm như thế).Hay trong bài thơ “Thương loạn”Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết : “Cư ốc chiết vi tân, Canh ngư đồ nhi thực. Nhương đoạt phi kỉ hóa, Hấp dụ phi kỉ sắc. Kiến hãm trùng đồ thán, Sở quá sinh kinh cức. Tiều tụy tư vi thậm,”Ngụ ý:(Nhà ở đem bẻ làm củi,Trâu cày đem mổ thịt ăn,Cướp của người,Hiếp đáp và dụ dỗ vợ người,Chỉ trông thấy cảnh lầm than,Nơi nào qua là gai bụi,Tiều tụy đến thế là cùng)Cảnh giặc hoành hành ,dân tình loạn lạc khiến nhà thơ đau xót mà kêu lên “ Tiều tụy tư vi thậm”.Nêu ra cảnh khổ cực của dân Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phê phán,vạch mặt bản chất phi nghĩa của các cuộc chiến tranh thời bấy giờ.Ông đặt ra câu hỏi mang tính chất phiếm chỉ:” Không biết chúng vì ai”? nhưng trong câu hỏi ấy ngầm lên án bọn vua quan tham tàn thời bấy giờ.Vì tận mắt chứng kiến và chia sẻ cuộc sống lầm than cuả dân nên Nguyễn Bỉnh Khiêm có cái nhìn hướng về nhân dân,có tư tưởng thân dân.Ông thông cảm với nhân dân,tha thiết mong mau chấm dứt chiến tranh loạn lạc để nhân dân có cuộc sống yên ổn: “Loạn lạc can qua hận mãn tiền, Nhân dân bôn thoát dục cầu tuyền. Điên liên huề bãota vô địa, Ai hộ căn liên hạnh hữu thiên.(Hữu cảm)(Ngán nỗi can qua mãi thế ư!Nhân dân mong được chốn an cư.Kéo nhau lũ lượt đi tìm ẩn,Cứu kẻ phiêu lưu có chỗ nhờ.)Hay: “Tặc đình cữu hãm mẫn ngô nhân, Chửng cứu thùy năng thể chí nhân.(Cảm hứng)(Thương dân bi hãm trong khu vực giặc chiếm đã lâu,Ai có thể cứu vớt thể hiện tấm lòng chí nhân)Ẩn chứa bên trong những dòng thơ ấy không chỉ có tấm lòng thương dân,thái độ lên án chiến tranh mà còn chứa đựng cả nỗi bất lực của tác giả trước thời thế loạn lạc. Đó là nỗi bất chí của một nhà Nho muốn cứu đời mà không thành,phải lui về ở ẩn giữa cuộc đời; thương dân nhưng lại bất lực của Nguyễn Bỉnh Khiêm. “Cổ lai quốc dĩ dân vi bản, Đắc quốc ưng tri tại đắc dân.” (Từ xưa đến nay nước lấy dân làm gốc,Được nước nên biết là ở chỗ được lòng dân.)Tư tưởng thân dân của ông rất gần với Nguyễn Trãi xưa kia: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” (Bình ngô đại cáo) Tuy nhiên,cũng như các nhà Nho dưới chế độ phong kiến,Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn không thoát ra khỏi tư tưởng trung quân của Nho giáo.Một mặt ông lên án chiến tranh phi nghĩa do các tập đoàn phong kiến gây ra, nhưng mặt khác lại hy vọng vào chế độ phong kiến,mong có được một minh quân để thờ : “Đã ngoài mọi việc chăng còn ước Ưóc một tôi hiền chúa thánh minh “ (Thơ Nôm,bài 26)Dù có tư tưởng tiến bộ, có chí lớn giúp dân,giúp nước,nhưng thời đại loạn lạc nên Nguyễn Bỉnh Khiêm không thể thực hiện được chí lớn của mình.Bất lực trước thời thế,chán cảnh thành thị xum xoe,Nguyễn Bỉnh Khiêm từ quan về ở ẩn để rồi sớm hôm “Một mai,một cuốc,một cần câu” (Nhàn)Ông vui thú điền viên,sống cuộc đời dân dã.Sau khi về ở ẩn ông dùng ngòi bút của mình để truyền thụ đạo lí,răn dạy cảnh tỉnh người đời.Vì thế thơ ông mang tính đạo lí sâu sắc.Ngoài ảnh hưởng của Nho giáo,Nguyễn Bỉnh Khiêm còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo.Quan niệm chúng sinh bình đẳng,quan niệm luân hồi thấm vào mạch tư tưởng của ông.Thế nên Nguyễn Bỉnh Khiêm thấy được những cảnh trái ngược trong cuộc sống: Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười, Có của thì hơn hết mọi lời. Trước đến tay không nào thốt hỏi, Sau vào gánh nặng lại vui cười. Anh anh, chú chú mừng hơ hải, Rượu rượu chè chè thết tả tơi.” (Thơ Nôm,bài 86)Hay: “Thuở khó dẫu chào chào cũng lảng, Khi giàu chẳng hỏi ,hỏi thời quen.” (Thơ Nôm,bài 5)Chứng kiến cảnh phân biệt giàu nghèo trong xã hội thời bấy giờ,ông đau lòng mà thốt lên:”có của thì hơn hết mọi lời”.Người giàu thì được chào hỏi ,còn người nghèo thì không.Dựng lên cảnh đối lập ấy Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đả kích mạnh mẽ vào sự suy vi của đạo đức xã hội bấy giờ.Cái sự đời bạc bẽo coi trọng tiền bạc, danh phận ấy còn được Nguyễn Bỉnh Khiêm phản ánh sinh động qua nhiều bài thơ khác: “Gìau: trọng,sang:yêu,khó: chẳng vì. Nhị kết hoa thơm ong đến đỗ, Mỡ bùi,mật ngọt kiến nào đi.” (Thơ Nôm, bài 82)Hay; “Đạo nọ nghĩa này trăm tiếng bướm, Nghe thôi thinh thỉnh lại đồng tiền.” (Thơ Nôm,bài 5)Đọc thơ ông ta hình dung ra cái luật sống trên đời,đó là quy luật của đồng tiền,có tiền là có tất cả.Nếm mùi công danh trong tám năm nên Nguyễn Bỉnh Khiêm hiểu rõ chốn quan trường,ông viết: “Vìdanh cho phải làm danh lụy Được đạo thì hay đạo có mùi” (Thơ Nôm,bài 18)Vì con đường công danh mà lại làm cho danh tiếng mình bị vây bẩn,đạt được cái đạo thánh hiền mới hay đạo ấy không trong sạch.Cái sự oái ăm của sự đời khiến giọng thơ của ông vừa mang tính giễu cợt, lại chua chát bội phần.Trong cái mỉa mai ấy là thái độ vạch mặt phê phán những kẻ tham tiền,háo danh coi rẻ anh em,bạn bè: “Cửa vương nhện nhà vì vắng, Thớt quyến ruồi ấy bởi tanh.” (Thơ Nôm,bài 26)Cái tanh quyến ruồi ấy còn gì khác ngoài đồng tiền và danh vị. Nhìn thực trạng ấy Nguyễn Bỉnh Khiêm chua xót mà thốt lên:“Người của lấy cân ta thử nhắc Mới hay rằng của nặng hơn người.” (Thơ Nôm ,bài 74) Tác giả đem hai đối tượng “người “ (tình) “của” (tiền), đặt lên bàn cân xem thử ra sao để rồi cái sự thật “của nặng hơn người” làm tác giả đau đớn quá mà nở một nụ cười trào lộng, đó là nụ cười “cười ra nước mắt”.Với những vần thơ này Nguyễn BỉnhKhiêm là người đầu tiên lên tiếng phê phán đồng tiền trong văn chương trung đại, như nhiều nhà phê bình nhận xét.Để rồi ông đi đến két luận:”Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười”.Câu kết đầy hàm xúc ấy cho thấy sức mạnh ghê gớm của đồng tiền,nó làm đảo lộn tất cả mọi đạo lí.Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ mới thấy được sự trái ngược trong xã hội mà “ chưa thấy được thực chất của những hiện tượng đạo lí suy đồi “(Đinh Gia Khánh)tuy thế đó cũng đã là điều đáng quý trọng ở thơ ông.Bởi thấy được sự suy vi về đạo đức nên Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lên tiếng khuyên nhủ người đời không nên tranh đua lẫn nhau: “Người dữ thì ta miễn có lành Làm chi đo đắn nhọc đua tranh” (Thơ Nôm, bài 29) Ông còn khuyên nhủ những kẻ cậy tài,cậy danh: “Làm người hay một họa hay hai Chớ cậy rằng hay chớ cậy tài.” (Thơ Nôm,bài 65) Tài năng danh vọng có đừng nên cậy vào đómà khinh thường người khác. Tiền tài với ông là:”số của lưu thông,cắp nắp làm chi cho nhọc lòng”(Thơ Nôm, bài 74).Vật chất danh lợi với ông chỉ là hư vô,ông hướng đến cái nhàn tản,nhìn thấy được cái lẽ tự nhiên.Với Nguyễn Bỉnh Khiêm có là không,không là có,vậy làm gì phải khó nhọc đua tranh!Tư tưởng vô thường của Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc bấy giờ không mang màu sắc tiêu cực mà màu sắc tích cực, đó là sự phản đối của ông với xã hội.Có khi Nguyễn Bỉnh Khiêm chê trách sự gian xảo ở đời bằng cách nói đến sự vụng dại của mình: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn người đến chốn lao xao” (Thơ Nôm,baì 79)Thông qua việc so sánh thái độ sống của mình với những người khác,ông nhún mình tự nhận là “dại”,tôn người khác là “khôn”.Nhưng trong cái nhún mình chịu thiệt của ông còn mang cái khinh mạn những kẻ”khôn” mà ông chịu nhún mình ấy,để năng mình lên cao hơn họ. Phản kháng lại xã hội,ông nêu cao khí tiết của bản thân: “Trời phú tính ở mình ta Đạo cả cương thường năm mấy bạ “ (Thơ Nôm,bài 145)“Từng xem sách cũ một hai pho Mến đạo thề chăng phụ nghiệp Nho” (Thơ Nôm,bài 27)Những vần thơ đạo lý của Nguyễn Bỉnh Khiêm cho ta thấy một nhà Nho mực thước, luôn răn dạy đạo đức mong cuộc đời tốt đẹp hơn.Tóm lại,thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đậm chất đạo lí. Đó là cái đạo tam cương ngũ thường của Nho gia, là cái đạo luân hồi của nhà Phật,là cái đạo vô vi của đạo gia.Sự kết hợp ba tư tưởng ấy tạo cho thơ ông màu đạo lý thâm thúy,nhưng chủ yếu thơ ông đậm màu đạo lý Nho gia vì ông là một nhà Nho xuất sắc của thời đại nên tư tưởng mang đậm chất Nho gia là lẽ đương nhiên.Tuy nhiên thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mới chỉ thấy được swjsuy đồi của đạo đức chứ chưa phát hiện được nguyên nhân của sự suy đồi đó. Ông vẫn hy vọng vào chế độ phong kiến, vẫn răn dạy mọi người trung với vua,vẫn mong một minh quân để thờ đây là sự hạn chế về mặt tư tưởng của các nhà Nho chưa thể vượt qua được.III.Nghệ thuật thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm.Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nặng chất triết lí về thế sự,cuộc đời con người nhưng không khô khan. Lời thơ cô đúc như là châm ngôn để làm nổi bật triết lí về cái nhân,thói đời đen bạc,mang tính giáo hóa,giáo huấn .Ngôn ngữ giản dị,mộc mạc, nhà thơ hay dùng ngụ ngôn,ẩn dụ cho nên thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm gần với ca dao, tục ngữ,thành ngữ .Hơn thế,câu thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ít gò bó niêm luật,đặc biệt là thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kế thừa được thơ Nôm Nguyễn Trãi. Cũng sử dụng thể thất ngôn xen lục ngôn, nhưng những câu thơ lục ngôn xuất hiện với tần số nhiều,ngắt cách nhịp, niêm luật không gò bó như thơ luật Đường mà phóng khoáng,cởi mở.nhuần nhị,trong sáng, gần như ngôn ngữ hiện đại chứ không dùng từ cổ nhưu thơ Nguyễn Trãi Bỉnh Khiêm,Vũ Khâm Lăng đã đánh giá cao những đóng góp lớn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong Đại Việt sử loại tạp lục,ông viết :”Trăm năm về trước, trăm năm về sau không ai hơn.tuy ở nhà 44 năm mà lòng không ngày nào quên đời”. Còn Phan Huy Chú thì lại đánh giá rất cao ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm , ông cho rằng ngôn ngữ thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giản dị,sâu sắc mà lại đủ ý : Văn chương của ông xuất ở tự nhiên , nói gì thành văn, không cần gọt giũa,giản dị mà đủ ý, thanh đạm mà có vị.Nhóm 8:Nguyễn Thị Thu HuyềnHồ Thị NiềmĐặng Thị ThiênNguyễn Thị Linh DungVõ Thị OanhPhan Thị NgaNguyễn Thị Tâm

File đính kèm:

  • pptxNguyen_Binh_Khiem.pptx
Bài giảng liên quan