Bài Tiểu luận Thực trạng mắc lỗi chính tả của HS THCS - Lê Thị Bích Ngọc

MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 

pptx53 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài Tiểu luận Thực trạng mắc lỗi chính tả của HS THCS - Lê Thị Bích Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
:STTLỗi thường mắcLượt khảo sátSố lượt mắc lỗiTỷ lệ1n/l6412/6418,8%2Ng/ngh648/641,25%3Tr/ch19257/19229,7%4S/x25685/25633,2%5i/y6410/6415,6%6r/d/gi19239/19220,3%7i/iê641/641,56%8t/c; ng/n19260/19231,25%9Viết hoa12848/12837,5%10Thanh điệu641/641,56% Như vậy, qua bảng kết quả khảo sát lỗi mà học sinh hay mắc phải. Chúng ta đều nhận thấy rằng hiện nay học sinh đang mắc lỗi chính tả khá phổ biến và ở mức độ cần quan tâm.+ Những lỗi mắc nhiều nhất: âm đầu: s/x (33,2%); Tr/ch (29,7%); r/d/gi (20,3%); n/l (18,8%); âm cuối: t/c và ng/n (31,25%), Lỗi viết hoa (37,5%)+ Những lỗi ít mắc: Âm đầu ng/ngh (1,25%); âm chính i/iê/ươ (1,56%) và thanh điệu (1,56%).2.5 Kết quả khảo sát học sinh mắc lỗi chính tả Thống kê về nhận thức mắc lỗi chính tả của học sinh THCS:“ Trong quá trình đọc, viết của mình, em có nhận thấy mình mắc lỗi chính tả không?”STTMức độLượt nhận thứcTỷ lệ1Không bao giờ2/643,1%2Thỉnh thoảng50/6478,1%3Thường xuyên12/6418,8% Như vậy, qua bảng thống kê cho thấy bản thân các em cũng tự nhận thức được mình có mắc lỗi chính tả hay không? Tỷ lệ nhận “thỉnh thoảng” sai lỗi chính tả chiếm phần lớn (78,1%), “thường xuyên) (18,8%) đây là mức độ đáng khá phổ biến chưa kể những trường hợp sai mà các em chưa nhận ra. Việc tự nhận thức này có ý nghĩa rất lớn, vì khi ý thức được việc nói sai viết sai sẽ nhận thức được việc phải sửa cho đúng.* Thống kê đánh giá của học sinh về việc mắc lỗi của các bạn xung quanh:“ Các bạn xung quanh em có mắc lỗi chính tả không?”STTMức độ đánh giáLượt đánh giáTỷ lệ1Không 1/641,56%2Có ít48/6475%3Rất nhiều15/6423,4% Như vậy, qua việc lấy ý kiến đánh giá của học sinh thì chúng ta được một ý kiến tổng hợp: có 48,64% tổng số học sinh mắc ít và 23,4% mắc rất nhiều, số học sinh không bao giờ mắc lỗi chiếm tỷ lệ nhỏ 1,56%. Dù chưa chính xác bằng con số cụ thể nhất, nhưng qua việc lấy ý kiến của học sinh cũng cho ta một cái nhìn khách quan nhất về thực trạng mắc lỗi chính tả trong nhà trường THCS hiện nayDùng phương pháp phỏng vấn học sinh: 2 học sinh 8B và 7A; 1 giáo viên Ngữ vănTrường hợp 1: Em Nguyễn Hoàng Duy ( học sinh lớp 7a)Hỏi: Trong quá trình học tập của mình, em có hay mắc lỗi chính tả không?Đáp: Dạ, em có. Em hay mắc những lỗi là không phân biệt được giữa n và l, giữa Tr và ch; hoặc giữa i và y.Dùng phương pháp phỏng vấn học sinh: 2 học sinh 8B và 7A; 1 giáo viên Ngữ vănTrường hợp 2: Em Dương Hoài Thu ( học sinh lớp 8b)Hỏi: Trong quá trình học tập của mình, em có hay mắc lỗi chính tả không?Đáp: Em có nhầm ạ! Em hay nhầm giữa ng/ngh và s/x.Hỏi: Xung quanh em, các bạn có hay mắc lỗi chính tả không?em có thể lấy ví dụ chứng tỏ điều đó ( nếu có)?Đáp: Cũng thi thoảng mới có bạn mắc lỗi. Ví dụ như bạn Hoa lớp em rất hay nói ngọng giữa thanh ~ và thanh ?Dùng phương pháp phỏng vấn học sinh: 2 học sinh 8B và 7A; 1 giáo viên Ngữ vănTrường hợp 3: Cô giáo Nguyễn Thị Hà (giáo viên môn Ngữ Văn – trường THCS Đào Xá)Hỏi: Thưa cô, xin cô cho biết trong quá trình giảng dạy của mình, cô thấy tình trạng mắc lỗi chính tả của các em học sinh trường ta như thế nào ạ?Đáp: Hiện nay, tình trạng viết sai chính tả của các em học sinh THCS nói chung và đối với trường THCS Đào Xá nói riêng vẫn tồn tại. Và có thể nói, tình trạng đó khá phổ biến. Hỏi: Vậy những lỗi sai đó, chủ yếu là những lỗi nào? Và theo cô nguyên nhân vì sao?Đáp: Qua giảng dạy hơn 20 năm, tôi nhận thấy lỗi chủ yếu của các em ở phụ âm đầu như không phân biệt được Tr/ch; N/l và S/x, ngoài ra có cả lỗi phần vần ươ/iêu. Iê/u, ang/an,..và thanh điệu (~/?). Nguyên nhân chủ yếu do các em chưa nắm được nguyên tắc phát âm và kết hợp. Còn lỗi do thanh điệu mắc ít hơn. Nếu là dân gốc ở đây thì hầu hết không có em nào mắc lỗi. Có một số trường hợp mắc lỗi về thanh điệu là do các em di chuyển gia đình về đây định cư vẫn ảnh hưởng đặc trưng vùng miền nơi trước đây các em sinh sống như các vùng Thanh Hóa, 2.6 Nguyên nhân mắc lỗiChủ yếu do 3 nguyên nhân sau: + Do không nhớ, không thuộc mặt chữ, do nhận thức hạn chế và thiếu ý thức rèn luyện, phân biệt chính tả đúng và sai dẫn tới việc phát âm không chuẩn hoặc viết sai chính tả. + Do không nắm được quy tắc kết hợp ngữ âm (gh,g,i,y) + Do ảnh hưởng của phương ngữ địa phương ( âm đầu (n/l; tr/ch; s/x,), phần vần (i/iê/ươ,..) và thanh điệu (~/?))2.7 Biện pháp khắc phục Để các em khắc phục được lỗi chính tả và đạt được kết quả tốt như mong muốn, chúng tôi đã tìm ra được cácc biện pháp sau: Đối với những lỗi chính tả mà học sinh chưa nắm vững cấu tạo âm vần, cấu tạo âm tiết của vần: Phát âm để so sánh đối chiếu các cặp vần dễ lẫn lộn Ví dụ: iu  i + u iêu  iê + u hoặc: ai  a + i. ay  a + y. Đối với các lỗi do đặc điểm chữ viết chưa đảm bảo: dẫn đến viết sai lỗi chính tả do các em chưa nắm chắc về quy tắc chính tả vì thế dẫn đến việc viết sai lỗi chính tả. Muốn các em sửa được lỗi chính tả này thì khi dạy đến những bài có liên quan thì tôi cần phải cung cấp và khắc sâu cho các em những luật chính tả để các em ghi nhớ. Khắc phục qua phương pháp hỏi đáp:Trong quá trình viết giáo viên nêu ra một số câu hỏi như:- Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào? (lùi vào 1 ô và viết hoa).- Chữ đầu câu phải viết như thế nào (viết hoa).- Chấm xuống dòng thì phải viết như thế nào? (lùi vào 1 ô và viết hoa).Tên riêng của bài viết như thế nào? (viết hoa)Đối với lỗi sai khác, hướng dẫn các em phân tích kỹ hơn ở bảng lớp theo cách sau:ViếtKhông viếtbó rauBó raovui vẻvuôi vẻlang thanglan thanxin lỗixinh lỗi Với cách này các em vừa nhớ cách viết đúng và tránh từ mà mình sẽ viết sai. Còn đối với một số chữ có một cách viết duy nhất, giáo viên nhắc nhở các em ghi nhớ, trong Tiếng Việt chỉ có một cách ghi duy nhất.Ví dụ: nhưng không bao giờ viết nhưnh Xanh không bao giờ viết xang. Phân biệt giữa chữ việt và chữ việc Chữ việc lúc nào cũng có phụ âm cuối là c. Ngoài ra không kết hợp với bất kỳ một từ nào khác ngoại trừ một từ duy nhất là Việt Nam có chữ t ở cuối.Đối với học sinh thường xuyên mắc lỗi giáo viên đưa ra các dạng bài giúp các em phân biệt:Ví dụ: Điền vào chỗ trống “l” hoặc “n”Sauớp vỏ cứngHẹn ước mầm xanh .á vàng ủ đất.uôi hạt.ứt xanh	Cây xanh nhẫn..ại 	Trải đông gianan 	Ươm mầm xanh biếc 	Đón chào xuân sang	Phạm Đình Ân Ví dụ: Điền vào chỗ trống: r, d, gi? Conế; con.un; con cá.ôa đình; .ễ.àng; ai hay ay Bhọc; blượn; m.nhà. C..ruộng; ssóng; s..quảVí dụ: Điền vào chỗ trống: tr hay ch Cây.ái; quảanh; bức..anhươn hay ương Đ .sá; con l, snúi; soi g..Ví dụ: Điền vào chỗ trống: iêt hay iêc Hiểu b.; ch.lá; l.sĩ; thương t. uôc hay uôt Lạnh b; cái ch; con ch.., uống th.. Biện pháp này hình thành cho các em thói quen ý thức tập trung. Phương pháp chấm bài kỹ của giáo viên ảnh hưởng tốt đến việc điều chỉnh lỗi sai chính tả của học sinh: Nhìn chung, khi viết bài hay làm bài, học sinh thường mắc nhiều khuyết điểm viết theo thói quen, không tập trung phân tích tiếng trước khi ghi chữ, nhớ thế nào thì ghi thế ấy. Thậm chí những chữ viết sai đã sửa nhiều lần mà khi viết vẫn mắc lại lỗi cũ. Vì vậy, việc chấm bài kỹ để tìm ra những lỗi sai mà các em thường mắc phải là điều quan trọng, thậm chí giáo viên nên ghi nhớ kỹ lỗi chính tả của từng em để nhắc nhở đúng tên em đó khi trả bài để các em ghi nhớ. Khi chấm bài của học sinh, thấy lỗi sai giáo viên sẽ gạch chân ngay dưới phụ âm đầu hay vần hoặc dấu thanh mà các em sai để các em dễ nhận ra mình viết sai gì, viết lỗi đó ra lề để các em về nhà viết lại mỗi lỗi 2 dòng nếu viết sai 6 lỗi trở lên thì phải viết lại cả bài để các em khắc sâu và không sai lại nữa.Phương pháp khen thưởng: Theo ý kiến của Cô giáo Lương Thu Hằng (giáo viên bộ môn Ngữ văn – chủ nhiệm lớp 8B – THCS Đào xá) cho biết : “Thông qua môn tâm lý học ở trường sư phạm và thực tế của quá trình dạy học tôi hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh. Các em rất thích được khen. Nắm được đặc điểm này, trong công tác chủ nhiệm lớp của mình, tôi đưa ra phong trào “hoa điểm 10” ở tất cả các môn học và tổng kết điểm 10 hàng tuần. Những học sinh được điểm 10 nhiều nhất tuần sẽ được khen và nhận phần thưởng.” Như vậy có thể thấy, qua việc thực hiện biện pháp này, các em học sinh trong lớp tôi có hứng thú học tập hơn. Khi làm bài cũng như khi viết bài các em cẩn thận hơn. Từ đó kết quả học tập của từng em tiến bộ rõ rệt.PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu “Thực trạng mắc lỗi chính tả của học sinh phổ thông cơ sở hiện nay”. Nhóm sinh viên chúng tôi đã tiến hành dùng các phương pháp để tìm hiểu thực trạng đó. Qua khảo sát và tổng hợp tại 2 lớp học sinh (7A, 8B) tại trường THCS Đào Xá – Phú Bình – Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy hiện nay thực trạng mắc lỗi chính tả vẫn tồn tại trong phần lớn các em học sinh. Nhà trường đã phối hợp cùng các giáo viên tìm các giải pháp nhằm hạn chế sự mắc lỗi của các em học sinh. Song thực trạng cho thấy tình hình đó chỉ thuyên giảm ở mức độ nhỏ. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Vậy nên vấn đề phát hiện các lỗi chính tả mà hiện nay các em học sinh mắc phải, tìm hiểu nguyên nhân mắc lỗi và đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng này là một trong những việc làm quan trọng và cần thiết trong quá trình giáo dục trong các nhà trường nói chung và đối với trường THCS Đào Xá nói riêng. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu trên báo Tiền phong số 1760 như sau “Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người”. Nên sửa lỗi và viết đúng cũng là góp phần hoàn thiện trí tuệ, nhân cách, đạo đức cho các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Bởi Chữ viết là một công cụ vô cùng quan trọng trong việc hình thành, phát triển văn hoá, văn minh của từng dân tộc và chữ viết chính là một trong những hình thức biểu hiện kết quả của quá trình nhận thức, tư duy của con người. Trách nhiệm trực tiếp là ở chính bản thân những học sinh mắc lỗi và quá trình giảng dạy của các giáo viên trên bục giảng, cần kết hợp giữa các hoạt động của nhà trường để quá trình đó tạo hiệu quả cao nhất. Trách nhiệm đó không chỉ là riêng của giáo viên của nhà trường mà còn cần được nhận được sự kết hợp của gia đình và toàn xã hội. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊXin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • pptxKich_ban_Chuyen_nha_Ba_Kien.pptx
Bài giảng liên quan