Bài Tiểu luận Văn học Việt năm 1975 đến nay - Tác phẩm: Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư - Nguyễn Thị Kiều

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Là một nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Tác phẩm nổi tiếng nhất của cô là tác phẩm Cánh đồng bất tận, đã nhận được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2006. Tác phẩm chính: Ngọn đèn không tắt (2000), Ông ngoại (2001), Biển người mênh mông (2003), Giao thừa (2003), Nước chảy mây trôi(2004), Cái nhìn khắc khoải, Sầu trên đỉnh Puvan (2007), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận (2005), Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Ngày mai của những ngày mai (2007), Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008), Biển của mỗi người (2008), Yêu người ngóng núi ( tái bản 2010), Khói trời lộng lẫy (2010).

 

doc103 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài Tiểu luận Văn học Việt năm 1975 đến nay - Tác phẩm: Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư - Nguyễn Thị Kiều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ch của Nhà xuất bản Thanh Niên - tháng 1/2006, thì mọi đồn đoán ầm ĩ lên, bởi ai đó cho rằng khả năng có thể Cánh đồng bất tận của Ngọc Tư viết sau Dòng sông tật nguyền của Thanh Khương. Trước tình trạng này, Ngọc Tư đã có những ý kiến khá thuyết phục. Cô cho rằng làm như vậy không công bằng với cô, cũng chẳng công bằng với Thanh Khương. Đây là vị đắng thứ hai mà Nguyễn Ngọc Tư từng nếm trải. Có những vị đắng mà những người ngoài cuộc ít khi nhìn thấy, bởi vòng nguyệt quế của vinh quang đã che lấp, chỉ có Ngọc Tư, chủ nhân của vòng nguyệt quế ấy nhìn thấy rõ hơn ai hết. Chị thổ lộ, vì cuộc sống khó khăn, lam lũ ở một vùng đất xa xôi, sách báo, tài liệu không có, nên Ngọc Tư ít có điều kiện đọc những người khác. Lại nữa, với Ngọc Tư internet chủ yếu chỉ để gửi hoặc nhận thư bạn bè, đồng nghiệp, còn tiếng Anh thì chỉ võ vẽ, trình độ văn hóa phổ thông mới chỉ hết lớp 9,... liệu đấy có phải là những vị đắng mà Ngọc Tư đã, đang và sẽ phải nếm trải, vượt qua? 
Cuối cùng là, với một nữ nhà văn trẻ như Nguyễn Ngọc Tư, từng nhận được nhiều giải thưởng văn chương như thế liệu có trở thành “vài cái bẫy trên con đường không có điểm cuối, nổi tiếng hay vô danh, vinh quang hay sự mòn mỏi đều có cách giết người viết” như chính cô đã từng nói. Nếu như không đủ nghị lực và lòng dũng cảm, không đủ tỉnh táo và cảnh giác với chính mình, thì chính vinh quang luôn là một cái bẫy ngọt ngào với bất cứ ai đang cố gắng trèo lên đỉnh vinh quang. Liệu đây đã phải là vị đắng cuối cùng mà Ngọc Tư từng nếm trải? 
Những điều cần bàn luận
Nếu thực sự Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn Việt Nam thứ tư đã vươn mình ra với không gian văn chương quốc tế, thì không biết đấy là điều đáng mừng hay đáng lo cho văn chương nước nhà? 
Công bằng mà nói Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh và Nguyễn Ngọc Tư là bốn tác giả đã được các hội nghề nghiệp và công chúng ghi nhận là những người có đóng góp ít nhiều cho văn đàn Việt Nam đương đại. Trong đó Vũ Trọng Phụng thuộc dòng văn học hiện thực phê phán, trước Cách mạng tháng Tám, năm 1945, còn ba tác giả sau thuộc dòng văn học thời kỳ đổi mới (1986- 2008). 
Vũ Trọng Phụng với Số đỏ, Nguyễn Huy Thiệp với một loạt truyện ngắn xuất hiện từ khoảng nửa đầu những năm 80 đến giữa những năm 90 của thế kỷ trước, Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh, và Nguyễn Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận, đều là những tác phẩm phản ánh quá trình nhận thức lại lịch sử, hoặc nói một cách chính xác là nhận thức và phản ánh chân thực về lịch sử, gần như nó vốn có. Họ đã bằng tác phẩm của mình đem đến cho bạn đọc một cái nhìn chân thực về cuộc sống và con người ở các giai đoạn lịch sử khác nhau. Đối với nhiều tác giả và tác phẩm khác, chủ yếu là thời kỳ văn học 1945-1985, ít nhiều đã bị lớp bụi thời gian và những định kiến cũ che lấp đi, biến tác phẩm của họ trở thành hoặc là cái loa phát ngôn cho các quan điểm chính trị và đạo đức hiện thời của tác giả, hoặc là các hoạt kê về tập tính mang thông điệp loài, thay vì là những con người cụ thể, bằng xương, bằng thịt mang trong mình những khát vọng cá nhân đầy tinh thần nhân văn. Đấy là những nét nổi bật đáng ghi nhận của ba tác giả này.
Những nhân vật trong các tác phẩm của bốn tác giả nói trên, từ ông vua Quang Trung trong Phẩm tiết, đến ông docter Xuân trong Số đỏ, những anh lính sau chiến tranh trong Nỗi buồn chiến tranh và người nông dân Nam Bộ trong Cánh đồng bất tận đều là những con người thực, rất cụ thể và sinh động. Cái hiện thực cụ thể, tươi rói và những con người sống động ấy là những số phận rất đáng trân trọng, đáng thương và cần được cảm thông chia sẻ. Nhưng ở họ, người đọc không hề thấy lóe lên một chút nào sự lấp lánh của ánh sáng trí tuệ thông tiệp, mang tín hiệu của những suy tư triết học, tâm linh và tinh thần nhân loại, từ thẳm sâu những thuộc tính cơ bản của bản chất người, với tư cách là những thực thể mang giá trị nhân văn cao cả, để cho công chúng có thể ngưỡng vọng, học hỏi và noi theo. 
Liệu chúng ta gia nhập không gian văn chương thế giới bằng thứ hành trang của sự dốt nát, nghèo đói, nhem nhuốc, của lòng trắc ẩn, của lòng đố kỵ, ganh ghét, sự nhố nhăng, của những ham muốn mang tính bản năng, của sự cảm thông, sự chia sẻ,... đã thật sự ổn chưa, hay chúng ta còn cần mang theo cả một trí tuệ Việt Nam ngời sáng, cái mà bấy lâu nay chúng ta còn thiếu, để bạn bè quốc tế không cần phải cấp thêm bất kỳ một tấm thẻ “ưu tiên” nào đối với văn chương Việt Nam? 
ng xa lạ đối với tôi." (Karl Marx) ”
Nguyễn Ngọc Tư và "Biển của mỗi người"
Được viết bởi: Hà Tùng Sơn | 07/10/2011
Nguyễn Ngọc Tư là một nữ nhà văn trẻ đang ngày càng có tiếng vang trên văn đàn. Độc giả yêu văn học biết nhiều đến chị qua nhiều tập truyện ngắn với một văn phong không giống ai như: Ngọn đèn không tắt, Biển người mênh mông, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, và đặc biệt là tập truyện vừa Cánh đồng bất tận, tác phẩm đã đưa về cho chị nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Tư còn là một cây viết tạp văn rất có duyên. Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn kết hợp với Thời báo kinh tế Sài Gòn đã cho ra mắt bạn đọc tập tạp văn Biển của mỗi người của nữ nhà văn Đất Mũi này.
Cuốn sách của Nguyễn Ngọc Tư được xuất bản lần này chỉ mỏng mảnh có 135 trang nhưng chứa đựng đến 30 bài tạp văn mới nhất của chị. Nói đến tạp văn là nói đến một thể loại văn học mà người viết có rất nhiều đất đai để phóng bút. Ngày trước nhà văn Lỗ Tấn ở Trung Quốc nổi tiếng về tạp văn mang tính chính luận với những đề tài to tát, khiến những ai không ưa chuyện chính trị đọc thấy phát mệt. Với Nguyễn Ngọc Tư, tạp văn của chị lại rất nhẹ nhàng với những suy ngẫm từ những mẩu chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống. Đó là những chuyện mà chị đã chứng kiến, nếm trải và chiêm nghiệm. Hãy lấy ngay bài Biển của mỗi người mà tác giả đã dùng làm tên chung cho cả tập để thấy được cái đặc trưng của tạp văn Nguyễn Ngọc Tư. Câu chuyện kể về hai ông bạn già rất có cá tính, không thích sự ồn ào của lễ Tết mà thích sự lặng lẽ, cô đơn. Bởi “càng ồn ào lễ hội người ta càng cô đơn, càng đông đúc chung quanh ta càng đơn độc, bởi có những tâm hồn không ai chạm thấu được”. Vậy là đến Tết, một ông bỏ thành phố bay ra biển thăm bạn già; ông kia bỏ biển về quê “treo võng ngoài bìa vườn chờ ngày qua, chờ cho hết cuộc hội hè đình đám, chờ cho hết cuộc nhắc nhớ sự cô đơn”. Đó có lẽ là tính cách riêng của người già Nam Bộ. Đầy cá tính và tự do. Đó cũng là mơ ước giản dị mà tối thượng của con người: được làm những gì mình muốn, được nghĩ những gì mình thích. Tựa như mỗi con người có một biển riêng của mình vậy, mặc dù cả trái đất này chỉ có một biển chung.
Đọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, thỉnh thoảng lại bắt gặp những bất ngờ thú vị. Trong bài Thế giới của hai người, tác giả kể về tục kiêng khem của của phụ nữ Nam Bộ khi nằm ổ: ăn mặn uống đắng, tránh xa những món khoái khẩu; nằm trong buồng che kín, không ánh sáng chiếu rọi, không cả gió lùa, nóng nực và mồ hôi. Người phụ nữ nằm ổ ngày ngày đối diện chỉ với một con người khác rất nhỏ bé mà họ vừa sinh ra. Và từ chỗ chỉ có biết nằm, ngắm nhìn, nói chuyện, sờ nắn cái sinh linh nhỏ bé chưa biết gì ấy, từ cái chốn tù mù nóng nực ấy, tình mẫu tử ra đời và được hun đúc.
Vậy là từ chỗ cứ ngỡ Nguyễn Ngọc Tư phê phán cái chuyện nằm ổ của đàn bà như là một hủ tục tra tấn chị em ngày sinh nở, nhưng thực tế là chị đã phát hiện ra một íý nghĩa hết sức lớn lao từ tập tục xa xưa ấy.
Hãy đọc to lên điều phát minh mới mẻ ấy của Nguyễn Ngọc Tư: “Nhưng bạn vẫn còn đây, tay bạn vẫn nắm tay hắn, hơi thở vẫn còn bên hơi thở dù những ngày rất dài qua đi. Và cái thế giới nhỏ bé đó thắp mãi trong ký ức một ngọn đèn rực rỡ, lúc cô đơn nhất, yếu đuối nhất, có người ở bên người. Cái phương pháp ở cữ xưa cũ của mấy bà già, dường như vượt ra khỏi mục đích vì sức khỏe. Nghi ngờ lắm”
Ba chữ “nghi ngờ lắm” là một cái kết đầy hóm hỉnh và tinh nghịch của người phụ nữ trẻ viết văn Nguyễn Ngọc Tư. Văn chương con gái có khác. Nữ tính vô cùng. Nói như vậy cũng là để nói: trong tất cả các tác phẩm của mình, Nguyễn Ngọc Tư có cách viết rất giản dị. Chị chưa hề khoe chữ, không dùng các từ ngữ theo kiểu đao to búa lớn để hù người đọc, theo kiểu ta đây nhiều chữ lắm.
Phải nhấn mạnh điều này bởi trên văn đàn của ta hiện nay, có không ít nhà văn viết thì ít mà sáo rỗng thì nhiều, có được bao nhiêu từ ngữ hàn lâm đều đưa hết ra như là một trí thức của văn nghệ. Văn của họ, đọc lên nghe kêu boong boong mà chẳng thấy cái ‎ý nghĩa gì.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Cũng có lẽ vì thế mà trong tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư, thỉnh thoảng bạn đọc lại bắt gặp những bất ngờ thú vị mà sâu sắc. Bài Dời bến kể về sự tha hóa nhanh chóng của một cô bé nhà quê lên thành phố làm người giúp việc. Lúc mới lên, cái gì cô cũng thấy ở thành phố không thể nào bằng được nhà quê. Ở thành phố, đến ngọn cỏ cái rau cũng phải đi mua; còn ở quê, chỉ cần ra vườn chút xíu là đã kiếm được cả rổ rau rồi, mua chi cho uổng tiền. Cái niềm tin chắc nịch như chân lý của cô bé nhà quê khiến người thành phố là ông bà chủ nhà cũng thấy mình đúng là thua thiệt, nhìn vào đâu cũng không bằng ở quê. Vậy mà chỉ mới sáu tháng, sau một chuyến về quê trở lại, cô bé đã lật ngược lại chân lý: cái gì ở thành phố cũng đều hơn nhà quê hết. Đến đám giỗ cũng làm bánh lủ khủ mệt muốn chết; phải chi ở thành phố, chạy ù ra chợ là có đủ hết mọi thứ, khỏi làm chi cho mệt.
Bởi vậy mà nói, văn hóa là cái đặc trưng của mỗi vùng đất. Không có cái gọi là văn hóa cao hoặc văn hóa thấp. Chỉ có cái văn hóa ở thành phố và văn hóa ở quê mà thôi. Sự thích nghi với điều kiện sống chính là sự chấp nhận cái có lý của văn hóa ở mỗi vùng miền. Bài tản văn ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thật ‎‎ý nhị mà sâu sắc như một luận đề triết học.
Lý giải cho việc cầm bút viết văn của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã nói trong lời mở đầu: chị viết văn là vì thấy buồn, viết để nghĩ rằng mình sẽ giải thoát mình khỏi sự cô đơn. Nhưng thực ra là càng viết thì chị càng cô đơn. Và càng cô đơn, chị càng viết. Nguyễn Ngọc Tư là như thế. Và tất cả các nhà văn trên đời này cũng đều như thế. Cũng  như là mỗi người sống ở trên cõi đời này đều có riêng cho mình một biển vậy.

File đính kèm:

  • doccanh dong bat tan - nguyen ngoc tu.doc
  • pptBài hoàn chỉnh.ppt
  • pptDoi thua.ppt
Bài giảng liên quan