Bài văn Trình bày về Chuyên đề BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Trái đất nóng lên! Đó không còn là
lời cảnh báo mà là nguy cơ. Chúng ta phải có một tiếng nói chung để cứu Trái Đất, trước khi
quá muộn!
- Vậy, Em hiểu thế nào là Biến đổi khí hậu ?
Khái niệm nầy, nhiều em đã biết. Bây giờ, Thầy chỉ một em học sinh trả lời. Mời em! Bạn
trả lời : Biến đổi khí hậu là Trái Đất nóng lên. Vậy, đúng không các em? Cơ bản là đúng.
- Nhưng đó chỉ là cách hiểu thông thường : Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu vượt
trạng thái trung bình, đang ấm dần lên.
- Cách hiểu phổ biến hiện nay là một khái niệm rất rộng, các em à! Biến đổi khí hậu là sự
nóng lên của Trái đất, dẫn đến sự thay đổi theo hướng bất lợi của hàng loạt các yếu tố tự
nhiên khác, gồm cả khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển của lớp vỏ Trái đất
Bài văn : trình bày về chuyên đề BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - Kính thưa Ban giám hiệu nhà trường! Thưa quý Thầy Cô cùng tất cả các em học sinh thân mến! Hôm nay, đại diện cho tổ Sử - Địa : tôi xin trình bày chuyên đề ngoại khóa có tiêu đề : Biến đổi khí hậu. - Biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Trái đất nóng lên! Đó không còn là lời cảnh báo mà là nguy cơ. Chúng ta phải có một tiếng nói chung để cứu Trái Đất, trước khi quá muộn! - Vậy, Em hiểu thế nào là Biến đổi khí hậu ? Khái niệm nầy, nhiều em đã biết. Bây giờ, Thầy chỉ một em học sinh trả lời. Mời em! Bạn trả lời : Biến đổi khí hậu là Trái Đất nóng lên. Vậy, đúng không các em? Cơ bản là đúng. - Nhưng đó chỉ là cách hiểu thông thường : Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu vượt trạng thái trung bình, đang ấm dần lên. - Cách hiểu phổ biến hiện nay là một khái niệm rất rộng, các em à! Biến đổi khí hậu là sự nóng lên của Trái đất, dẫn đến sự thay đổi theo hướng bất lợi của hàng loạt các yếu tố tự nhiên khác, gồm cả khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển của lớp vỏ Trái đất. - Vậy, tại sao một thành phần trong khí quyển biến đổi thì 3 quyển còn lại của lớp vỏ Trái đất cũng thay đổi theo? - Như kiến thức Địa lí lớp 10 : mỗi thành phần tự nhiên như: địa hình, khí hậu, đất, sinh vật... được tồn tại và phát triển theo quy luật riêng, nhưng chúng không cô lập mà tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, khi con người làm cho khí hậu thay đổi sẽ làm thay đổi hàng loạt các yếu tố tự nhiên khác : theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, các em có thể nói: theo quy luật cân bằng sinh thái hay quy luật phản ứng dây chuyền của môi trường tự nhiên cũng được. - Vậy, nguyên nhân quan trọng nào làm Biến đổi khí hậu? Nhiều em trả lời được câu hỏi nầy. Thầy sẽ chỉ một em học sinh trả lời. Mời em! Bạn trả lời là do khí thải CO² ( Đi ô xít cac bon ) từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Có đúng không các em? Cơ bản là đúng. - Mới đây, Uỷ ban Liên chính phủ của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu cho biết: trong nguyên nhân Biến đổi khí hậu thì có đến 95% là do con người, chỉ 5% là do tự nhiên! - Nguyên nhân tự nhiên nào làm nhiệt độ Trái đất nóng lên? Đây là câu hỏi khó nhưng Thầy tin rằng các em trả lời được. Trong 3 nguyên nhân tự nhiên chủ yếu làm Trái đất nóng lên, bạn đã trả lời được ( 2 ). Xin hoan nghênh em! - Nguyên nhân thứ nhất là khi Trái đất giảm độ nghiêng. Đạị khái như thế này: thay vì nghiêng 66°33´ như hiện nay, Trái đất giảm độ nghiêng xuống 65° - 64°... chẳng hạn, kéo theo 2 đường chí tuyến không ở 23°27 ´Bắc và Nam như hiện nay mà tăng lên tương ứng 24° - 25°... Bắc và Nam. Điều đó làm vành đai khí hậu nhiệt đới mở rộng thêm, và nhiệt độ trung bình của Trái đất sẽ tăng. - Nguyên nhân thứ hai là khi chu vi quỹ đạo hình e líp quay quanh Mặt trời của Trái đất ngày càng hẹp hơn, làm Trái đất ngày càng gần Mặt trời hơn; Vì vậy, bức xạ Mặt trời đến Trái đất ngày càng mạnh hơn. - Nguyên nhân thứ ba là khi Trái đất từ chu kỳ băng hà chuyển sang chu kỳ nóng ( cách đây 10 nghìn năm ). - Sau đây, Thầy xin trình bày một số hiện tượng của Biến đổi khí hậu: - Thứ nhất là hiện tượng hiệu ứng nhà kính: - Em hiểu thế nào là hiện tượng hiệu ứng nhà kính của khí quyển? Hơi phức tạp khi trả lời nhưng hiểu đại khái là Trái đất bị bao bọc bởi các chất khí gây hiệu ứng nhà kính trong suốt như lớp kính; Nào là CO² ( Đi ô xít cac bon ), CH4 ( Mê tan ), N²O ( O xít ni tơ ) ...vv... Các em hình dung: Trái đất hiện nay như một căn phòng bị đóng kín bằng các cửa kính rộng. Năng lượng Mặt trời đi qua cửa kính vào căn phòng dễ dàng vì có bước sóng ngắn; Sau khi căn phòng hấp thu một lượng nhiệt, phần năng lượng còn lại sẽ phản xạ ra khỏi căn phòng. Nhưng lớp kính lại không cho tia phản xạ xuyên qua vì nó có bước sóng dài. Và hậu quả là nhiệt độ trong căn phòng sẽ tăng cao. - Chất khí chiếm tỉ lệ chủ yếu trong tạo hiệu ứng nhà kính là CO² ( Đi ô xít cac bon ). Để giảm lượng CO² trong khí quyển, thế giới đã giảm đốt nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí; - Ngoài ra, con người còn có biện pháp tự nhiên nào ? - Mời em! Bạn nói là phải trồng rừng. Đúng rồi! Cây hấp thu CO² và trả lại ô xy thông qua quang hợp. Nhưng có một nghịch lý là diện tích rừng trên thế giới bị suy giảm nghiêm trọng! Điều đó cũng có nghĩa là: con người đã tàn phá lá phổi xanh của Trái đất. - Tiếp theo, Thầy xin trình bày hiện tượng thứ hai của Biến đổi khí hậu là mưa acid : Như các em biết trong khí thải của các phương tiện giao thông, các nhà máy: ngoài CO² còn có rất nhiều khí khác như SO² ( Sun fua rơ ), NO² ( Ni tric ). SO², NO² : Đây là những chất khí rất dễ hòa tan trong nước. Vì vậy, khi tiếp xúc với hơi nước ( H²O ) trong khí quyển thì nó đã kết hợp để chuyển hóa từ o xýt sang acid, tạo ra H²SO4 ( Acid sun fua ric ), HNO3 ( Acid nitric ). Chúng rơi xuống mặt đất cùng với nước mưa. - Tiếp theo, hiện tượng thứ ba của Biến đổi khí hậu là thủng tầng ô zôn : Các em hiểu đơn giản: ô zôn là O³, tức ô xy gồm 3 nguyên tử. Lâu nay để tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ hoạt động: người ta bơm vào nó một loại khí ga dễ điều chế, giá rẽ là CFC ( Cac bya flo rom cac bon ). Nhưng chính chất khí này khi bay lên khí quyển đã gây thủng tầng ô zôn. Tầng ô zôn mà bị thủng thì tia tử ngoại trong bức xạ Mặt trời sẽ xuyên thấu xuống mặt đất vì không còn lớp ô zôn che chắn. Con người khi tiếp xúc nhiều với tia tử ngoại từ bức xạ Mặt trời sẽ bị ung thư da, mù võng mạt mắt ...vv... - Biến đổi khí hậu còn gia tăng cường độ và phạm vi hoạt động của các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán... Siêu bão Hai yan hay Hải Yến vừa mới đổ bộ vào nước ta là một minh chứng cho điều đó! - Trước khi đi vào biển Đông, siêu bão Hai yan đã ngang qua trung bộ Phi lip pin: tạo ra những sóng biển cao 8 mét quét sâu vào bờ. Bão Hai yan cướp đi sinh mạng của khoảng 12000 người. Đây là một quái bão với sức tàn phá khủng khiếp như một trận sóng thần. - Riêng ở Việt Nam: Biến đổi khí hậu đã diễn ra như thế nào? Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng khoảng 0,5°c. Khi nhiệt độ tăng thì lượng nước bốc hơi tăng và độ ẩm tăng. Mà độ ẩm càng cao thì vi trùng, côn trùng hoạt động càng mạnh, làm tăng nguy cơ dịch bệnh cho con người, vật nuôi; Tăng sâu rầy gây hại cho cây trồng. Đặc biệt, khi nhiệt độ tăng thì băng ở 2 đầu cực tan ra, và mực nước biển sẽ dâng cao. Vùng thấp trũng như Đồng bằng sông Cửu Long: vùng trồng lúa và nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta sẽ đứng trước nguy cơ bị chìm dần dưới nước biển. - Việt Nam chính thức đứng thứ 5 trong danh sách các nước bị thảm họa tự nhiên của Biến đổi khí hậu toàn cầu! Vì vậy, vào ngày 5/12/2011: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định ban hành Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu. - Riêng ở tỉnh Quảng Ngãi, tình hình Biến đổi khí hậu ra sao? Ta thấy mùa đông ở Quảng Ngãi ngày càng đỡ lạnh hơn do ảnh hưởng nóng lên của Trái đất. Nhưng nhiệt độ càng cao thì khí áp càng thấp, ở vị trí vĩ độ trung bình của vành đai khí hậu nhiệt đới thì Quảng Ngãi thành nơi thu hút mạnh hơn về số lượng cũng như tần suất các áp thấp và bão. Đồng thời khí áp thấp hơn sẽ hút mạnh hơn gió mùa Đông bắc yếu cộng hưởng với gió Tín Phong Đông bắc từ biển: gây mưa nhiều hơn trong mùa đông, tăng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đá ở miền núi và sạt lở bờ sông, bờ biển ở miền đồng bằng. - Sau đây, Thầy xin trình bày một số thành công của chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong ứng phó với Biến đổi khí hậu : - Đến năm 2015: toàn tỉnh sẽ sử dụng xăng sinh học E95 với Ê-tê-noon được sản xuất từ các nhà máy tinh bột mì trong tỉnh và pha chế ở nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhằm góp phần giảm khí CO². - Ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội ở 6 huyện miền núi nhằm xóa bỏ canh tác lạc hậu: đốt rừng làm nương rẫy. – Trong thiết kế, quy hoạch cơ sở hạ tầng như thủy lợi, cầu đường, nhà cửa: đều tính đến khả năng chống chịu với Biến đổi khí hậu. - Là học sinh Phổ thông Trung học, em có giải pháp thiết thực nào để ứng phó với Biến đổi khí hậu : Có rất nhiều giải pháp nhưng tập trung ở 5 giải pháp chính sau: - Tham gia trồng cây gây rừng. – Sử dụng tiết kiệm điện. - Đi bộ hay đi xe đạp khi di chuyển ở cự ly gần. – Hạn chế thải rác. - Vì sao phải hạn chế thải rác? Đơn giản là rác thải khi phân hủy sẽ tạo khí Mê tan, mà khí Mê tan sẽ gây: hiệu ứng nhà kính. - Và, vì sao phải tiết kiệm giấy viết? Cũng đơn giản là giấy được sản xuất chủ yếu từ bột gỗ, vậy tiết kiệm giấy cũng chính là bảo vệ rừng. - Trình bày chuyên đề đến đây là hết. Xin cảm ơn quý Thầy Cô và các em học sinh đã nhiệt tình theo dõi. ------------------------------------------------------------------------------------- HUỲNH THÀ * Ngày 10/11/2013
File đính kèm:
- Bài văn chuyên đề B.Đ.pdf