Bài viết số 5 – Môn: Ngữ văn lớp 10 – chương trình chuẩn
ĐỀ:
Câu 1 (3 điểm) : Trình bày những đặc điểm về thể Cáo trong văn học trung đại Việt Nam.
Câu 2 (7 điểm) : Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về một món ăn cổ truyền trong ngày Tết của quê hương em.
TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH BÀI VIẾT SỐ 5 – NĂM HỌC 2010 - 2011 TỔ NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN THỜI GIAN 90 PHÚT (Không kể thời gian chép đề) ĐỀ: Câu 1 (3 điểm) : Trình bày những đặc điểm về thể Cáo trong văn học trung đại Việt Nam. Câu 2 (7 điểm) : Viết bài văn thuyết minh giới thiệu về một món ăn cổ truyền trong ngày Tết của quê hương em. Người ra đề Nguyễn Thị Tuyết Nhung ĐÁP ÁN BÀI VIẾT SỐ 5 – NGỮ VĂN LỚP 10 Câu 1.Yêu cầu HS nêu được những đặc điểm về thể Cáo : Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ Trung Quốc được vua chúa dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.(1điểm) Gồm 2 loại: (1 điểm) + Văn cáo thường ngày như Chiếu sách của vua truyền xuống về một vấn đề nào đó. + Văn đại cáo mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại có tính chất quốc gia. Cáo thường viết bằng văn xuôi hay văn vần, phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó mỗi cặp hai vế đối nhau.(0,5 điểm) Cáo là thể văn hùng biện nên lời lẽ của bài cáo thường đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.(0,5điểm) Câu 2. a) Về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp viết bài văn thuyết minh (cách xây dựng kết cấu, cách lập dàn ý) đảm bảo yêu cầu tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh. - Tránh các lỗi về hình thức như dùng từ, đặt câu, diễn đạt. b) Về kiến thức: HS có nhiều cách trình bày tuy nhiên cần đáp ứng những nội dung sau: * Mở bài: Giới thiệu khái quát về món ăn thuyết minh (1.0 điểm) * Thân bài: Giới thiệu những đặc điểm cơ bản của một món ăn cổ truyền vào ngày Tết : - Nguồn gốc, xuất xứ của món ăn (1.0 điểm) - Nguyên liệu, gia vị cần thiết của món ăn (0.5 điểm) - Quy trình thực hiện món ăn : + Chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu (1.0 điểm) + Cách nấu (1.0 điểm) - Yêu cầu về màu sắc, hương vị, cách thưởng thức món ăn (1.5 điểm) Kết bài: - Giá trị, ý nghĩa của món ăn trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc cũng như trong nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam (0.5 điểm) - Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về món ăn (0.5 điểm). * Lưu ý : GV linh động trong quá trình chấm bài. GVBM Nguyễn Thị Tuyết Nhung
File đính kèm:
- bai viet so 5 - Nhung.doc