Bản thuyết minh “Mô hình biến đổi chuyển động” môn: Công nghệ 8

- Kính thưa hội đồng giám khảo! thưa các thầy cô giáo.

Mô hình “BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG ” mà tôi thiết kế trên đây được xây dựng trên những căn cứ sau:

1.Những căn cứ để xây dưng mô hình.

- Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu dạy và học hiện nay. Đồ dùng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói riêng. Do vậy, chúng tôi nỗ lực không ngừng luôn luôn tìm tòi sáng tạo ra những đồ dùng mới để giúp trong quá trình giảng dạy được tốt hơn, và mô hình “BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG” là một trong những nỗ lực đó.

Mô hình “BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG” là mô hình mô tả “Cơ cấu tay quay - con trượt” và “Cơ cấu tay quay - thanh lắc”.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản thuyết minh “Mô hình biến đổi chuyển động” môn: Công nghệ 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bản thuyết minh 
“mô hình biến đổi chuyển động”
môn: công nghệ 8.
 ..............*&*.............
- Kính thưa hội đồng giám khảo! thưa các thầy cô giáo.
mô hình “biến đổi chuyển động ” mà tôi thiết kế trên đây được xây dựng trên những căn cứ sau:
1.Những căn cứ để xây dưng mô hình.
- Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu dạy và học hiện nay. Đồ dùng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói riêng. Do vậy, chúng tôi nỗ lực không ngừng luôn luôn tìm tòi sáng tạo ra những đồ dùng mới để giúp trong quá trình giảng dạy được tốt hơn, và mô hình “biến đổi chuyển động” là một trong những nỗ lực đó.
mô hình “biến đổi chuyển động” là mô hình mô tả “Cơ cấu tay quay - con trượt” và “Cơ cấu tay quay - thanh lắc”.
 Kính thưa hội đồng giám khảo! thưa các đồng chí giáo viên.
Mô hình “biến đổi chuyển động” được thiết kế rất đơn giản, dễ làm, mô hình được gắn lên trên bảng foóc có kích thước là 70 95cm, với kích thước này học sinh có thể quan sát một cách dễ dàng khi giáo viên trình bày. Với chi phí mua nguyên vật liệu không cao (chỉ với 100.000 vnđ) nhưng nó đã đem lại hiệu quả rất thiết thực trong việc giảng dạy, cũng như trong cuộc sống.
Kính thưa hội đồng giám khảo! thưa các đồng chí giáo viên.
Mô hình “biến đổi chuyển động” mô tả 2 cơ cấu: 
Cơ cấu tay quay - con trượt (chuyển động tịnh tiến).
*Cấu tạo gồm: 
+ Tay quay1: thanh truyền 2; con trượt 3 và giá đỡ 4. Ngoài khớp tịnh tiến giữa co trượt với giá, các khớp động còn lại đều là khớp quay.
Cơ cấu tay quay-thanh lắc (chuyển động lắc).
*Cấu tạo gồm: 
+ Tay quay1: thanh truyền 2; thanh lắc 5, chúng được nối với nhau bằng khớp quay.
Mô hình được thiết kế đơn giản với nguyên vật liệu dễ tìm kiếm như: thanh nhôm mỏng, thanh gỗ hoặc thanh tre, lắp đặt với những ốc vít, đinh tán. Kết hợp với màu sắc hài hòa gây hứng thú cho học sinh.
2. Nguyên lý làm việc.
- Khi tay quay1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4 đồng thời làm cho thanh lắc 5 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó. Tay quay1 được gọi là khâu dẫn.
3. ứng dụng.
 Kính thưa hội đồng giám khảo! thưa các đồng chí giáo viên.
Mô hình “biến đổi chuyển động” rất thiết thực ngoài việc giúp giáo viên giảng dạy tốt trong bài “biến đổi chuyển động” trang 102 SGK Công nghệ 8; Bài “Mối ghép động”; “Mối ghép bằng đinh tán” hoặc có thể giảng dạy trong bài “Nguyên lý làm việc của xe đạp” môn Công nghệ 9, mà còn rất thiết thực trong cuộc sống. Trong thực tế có rất nhiều máy móc được chế tạo dựa trên nguyên lý này đó là: Máy khâu đạp chân, máy cưa gỗ, ôtô, máy hơi nước, máy dệt, xe tự đẩy
- Kính thưa hội đồng giám khảo! thưa các đồng chí giáo viên.
Do thời gian có hạn, cũng như điều kiện còn hạn chế nên mô hình mà tôi thiết kế vẫn còn nhiều thiếu sót. Kính mong hội đồng giám khảo và các đồng chí giáo viên đóng góp ý kiến cho tôi để cho mô hình của tôi được hoàn thành tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
 Tác giả
 Nguyễn Văn Thắng
 Phòng giáo dục huyện yên dũng

File đính kèm:

  • docBan thuyet minh THANG.doc