Bản thuyết minh “mô hình cung phản xạ” môn: Sinh học

BẢN THUYẾT MINH

“MÔ HÌNH CUNG PHẢN XẠ”

MÔN:SINH HỌC

- Kính thưa hội đồng giám khảo! thưa các thầy cô giáo.

“MÔ HÌNH CUNG PHẢN XẠ ” mà tôi thiết kế trên đây được xây dựng trên một số căn cứ sau:

I.Những căn cứ để xây dưng mô hình.

- Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu dạy và học hiện nay.

-Xuất phát từ đổi mới phương pháp dạy học.

- Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh THCS.

- Đặc biệt là dựa vào đặc điểm của môn sinh học 8 là môn nghiên cứu về một động vật cao nhất trong bậc thang tiến hóa con người, về những biến đổi bí ẩn trong chính bản thân các em. Song những kiến thức này khá trừu tượng, khó hiểu, khó nhận biết mà HS THCS thì tư duy trực quan cụ thể phát triển hơn tư duy trừu tượng.

 Mặt khác: Chương “Thần kinh” là một chương khó, nên để giúp học sinh dễ nhận biết về cấu tạo , nắm được kiến thức về hoạt động sinh lý, gây hứng thú học tập, phát huy trí lực của học sinh. Chúng tôi,nhóm giáo viên dạy môn sinh của trường THCS Nham Sơn quyết định thiết kế mô hình này.

 

doc9 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản thuyết minh “mô hình cung phản xạ” môn: Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Bản thuyết minh 
“mô hình cung phản xạ”
môn:sinh học
Kính thưa hội đồng giám khảo! thưa các thầy cô giáo.
“mô hình cung phảN xạ ” mà tôi thiết kế trên đây được xây dựng trên một số căn cứ sau:
I.Những căn cứ để xây dưng mô hình.
- Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu dạy và học hiện nay.
-Xuất phát từ đổi mới phương pháp dạy học.
- Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh THCS.
Đặc biệt là dựa vào đặc điểm của môn sinh học 8 là môn nghiên cứu về một động vật cao nhất trong bậc thang tiến hóa con người, về những biến đổi bí ẩn trong chính bản thân các em. Song những kiến thức này khá trừu tượng, khó hiểu, khó nhận biết mà HS THCS thì tư duy trực quan cụ thể phát triển hơn tư duy trừu tượng.
 Mặt khác: Chương “Thần kinh” là một chương khó, nên để giúp học sinh dễ nhận biết về cấu tạo , nắm được kiến thức về hoạt động sinh lý, gây hứng thú học tập, phát huy trí lực của học sinh. Chúng tôi,nhóm giáo viên dạy môn sinh của trường THCS Nham Sơn quyết định thiết kế mô hình này.
Với mong muốn mô hình này sẽ góp phần đem lại hiêụ quả tốt nhất cho hoạt động dạy-học 
II.. Nội dung về cách chế tạo, tính năng và sử dụng của mô hình.
1. Cách chế tạo:
Mô hình này đã khái quát cấu tạo của 1 tiết, đoạn tủy sống với cung phản xạ.
- Bằng nguyên vật liệu dễ tìm (bằng xốp), giá thành rẻ và tận dụng các nguyên vật liệu sắn có, màu sắc dễ sưu tầm phù hợp đảm bảo tính giáo dục và thẩm mỹ.
- Đặc biệt là mô hình sẽ đem lại hiệu quả cao trong hoạt động dạy-học.
- Với giá thành sản phẩm:
Mua xốp: 17000 đồng.
Mua dao cắt xốp: 2000 đồng.
Mua dây mai so: 5000 đồng.
Mua hồ, màu vẽ: 5000 đồng.
Mua nam châm điện: 10 000 đồng.
Đối với mô hình này có thể mang đi mang lại dễ dàng. Có thể gắn mô hình trực tiếp vào bảng hoặc kê trên bàn giáo viên để giảng dạy.
Mô hình, có thể bổ sung được những hạn chế của tranh vẽ, đặc biệt là các chi tiết học sinh khó nhận biết như: Sự khác biệt giữa các nơron (nơron hướng tâm có màu xanh, nơronly tâm màu đỏ, và nơron trung gian màu trắng. Sự phân biệt giữa rễ trước và rễ sau, sừng trước, sừng sau và sừng bên của tủy sống).
2. Tính năng và cách sử dụng.
Mô hình của chúng tôi áp dụng giảng dạy được 05 tiết. Cụ thể:
*Tiết 6: Phản xạ.
Trong tiết này chúng ta có thể sử dụng để dạy học sinh:
Cấu tạo 1 cung phản xạ: gồm mấy nơron và thành phần của 1 cung phản xạ đơn giản.
Hoạt động của cung phản xạ, và phân biệt với vòng phản xạ.
* Tiết 34: Ôn tập học kỳ I
Khắc sâu và ôn lại kiến thức về cung phản xạ.
*Tiết 43: Cấu tạo và chức năng của da.
Chúng ta có thể sử dụng dạy cho HS cấu tạo của da chia làm mấy lớp, đặc điểm cấu tạo của các lớp.
*Tiết 47: Dây thần kinh tủy:
Thông qua mô hình dạy cho HS cấu tạo 1 dây thần kinh tủy gồm: rễ trước, rễ sau khi qua khe giữa 2 đốt sống liên tiếp đã nhập lại thành dây thần kinh tủy.
*Tiết 50: Hệ thần kinh sinh dưỡng:
Thông qua mô hình dạy cho HS cấu tạo cấu tạo của một cung phản xạ sinh dưỡng và so sánh với cung phản xạ vận động
Tuy nhiên, với thời gian có hạn nên mô hình của chúng tôi có nhiều điểm thiếu sót, rất mong sự đóng góp của Hội đồng giám khảo, các quý vị đại biểu và các đồng chí giáo viên để mô hình này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm Sinh trường THCS Nham Sơn

File đính kèm:

  • docBan thiet minh - Thang.doc