Bảng tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Nâng cao

I. Đặc điểm chuyển động của vật rắn quay quanh 1 trục cố định:

 Mỗi điểm vạch ra một đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay có bán kính bằng khoảng cách từ điểm đó đến trục quay.

 Mọi điểm trên vật đều quay được cùng 1 góc trong cùng 1 khoảng thời gian.

II. Định luật bảo toàn momen động lượng:

 Mômen động lượng:

 Định lí biến thiên momen động lượng: ΔL = ΣM.Δt

 Nếu tổng các momen lực tác dụng lên một vật rắn (hay hệ vật) đối với trục quay bằng không thì tổng momen động lượng của vật rắn (hay hệ vật) đối với 1 trục đó được bảo toàn

L = hằng số

 

doc14 trang | Chia sẻ: nbgiang88 | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảng tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Nâng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng lượng và động năng của vật trong cơ học tương đối tính.
Động lượng:
p = m.v = 
Động năng:
CHƯƠNG IX. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
I. CẤU TẠO HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ.
Cấu tạo hạt nhân:
Hạt nhân: được cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn gọi là nuclôn. Có 2 loại nuclôn:
Prôtôn (p): có mp = 1,67262.10-27kg, mang điện tích nguyên tố dương.
Nơtron (n): có mn = 1,67493.10-27kg, không mang điện.
Số prôtôn trong hạt nhân bằng số thứ tự Z. Số nơtron trong hạt nhân: N = A-Z với A là số khối (tổng số nuclôn).
Kích thước hạt nhân: R = 1,2.10-15A-1/3(m).
Đồng vị:
Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân chứa cùng số prôtôn Z, nhưng có số nơtron N khác nhau.
Đơn vị khối lượng nguyên tử: 1u = 1,6605.10-27kg = 931,5MeV/c2.
Năng lượng liên kết:
Lực hạt nhân: là lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân.
Đặc điểm:
 + Không phải là lực tĩnh điện, không fụ thuộc vào điện tích của các nuclôn, có cường độ rất lớn.
 + Chỉ có tác dụng khi 2 nuclôn cách nhau 1 khoảng rất ngắn bằng hoặc nhỏ hơn kích thước của hạt nhân.
 + Muốn tách nuclôn ra khỏi hạt nhân cần fải tốn năng lượng để thắng lực hạt nhân.
Độ hụt khối:
 .
 Năng lượng:
 .
Năng lượng liên kết:
Lí do mang tên năng lượng liên kết:
+ Có năng lượng toả ra khi tạo thành hạt nhân.
+ Muốn tách hạt nhân thành các nuclôn riêng rẽ cần tốn năng lượng.
Năng lượng liên kết tính cho 1 nuclôn gọi là năng lượng liên kết riêng.
+ Đặc điểm: đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân
+ Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.
 .
II. PHÓNG XẠ.
Hiện tượng phóng xạ là hiện tượng mà một hạt nhân không bền vững tự phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác.
Đặc điểm: do nguyên nhân bên trong gây ra không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài.
Quá trình phân rã phóng xạ là quá trình chính dẫn đến sự biến đổi hạt nhân.
Hạt nhân phóng xạ là hạt nhân mẹ. Hạt nhân sản phẩm phân rã là hạt nhân con.
Các loại tia phóng xạ.
Tia α
Chính là các hạt nhân của nguyên tử Heli.
Tốc độ khoảng 2.107m/s, làm ion hoá mạnh các nguyên tử trên đường đi của nó nên mất năng lượng rất nhanh.
Đi được tối đa khoảng 8cm trong không khí, không xuyên qua tờ bìa dày 1mm.
Bị lệch trong từ trường và điện trường.
Tia β 
Vận tốc xấp xỉ vận tốc ánh sáng.
Làm ion hóa môi trường yếu hơn tia α.
Đi được quãng đường dài hơn vài mét trong không khí và có thể xuyên qua lá nhôm cỡ mm.
β- chính là các electron .
β+ chính là các pozitron .
 * Nơtrino(u) và phản notriono () là các hạt không mang điện, khối lượng nghỉ bằng 0, vận tốc xấp xỉ vận tốc ánh sáng.
Tia γ
Là sóng điện từ có , cũng là hạt photon có năng lượng rất cao.
Khả năng đâm xuyên rất lớn. 
Trong phân rã α và β, hạt nhân con có thể ở trạng thái kích thích và phóng xạ tia γ để trở về trạng thái cơ bản.
CHƯƠNG X: TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ
I. CÁC HẠT SƠ CẤP:
Hạt sơ cấp: là các hạt có kích thước và khối lượng rất nhỏ, nhỏ hơn hạt nhân nguyên tử.
Các đặc trưng:
* Khối lượng nghỉ mo hoặc thay cho mo người ta thường dùng đại lượng đặc trưng là Eo = mo.c2.
* Điện tích: Q = +1, Q = 0, Q = -1. (Q: số lượng tử điện tích)
* Spin là đại lượng đặc trưng cho momen động lượng riêng và mômen từ riêng của hạt. .
* Thời gian sống trung bình: có 4 hạt không phân rã thành các hạt khác ( hạt bền): prôtôn, êlectron, phôtôn, nơtrinô. Tất cả các hạt còn lại là các hạt không bền trừ nơtron có thời gian sống khoảng 932s.
Phản hạt:
* Phần lớn các hạt sơ cấp tạo thành cặp: hạt và phản hạt. Có khối lượng nghỉ mo như nhau, một số đặc trưng khác thì có trị số bằng nhau nhưng trái dấu.
* Trong quá trình tương tác của các hạt, có thế xảy ra hiện tượng huỷ một cặp “ hạt + phản hạt” thành các hạt khác, hoặc sinh ra 1 cặp “ hạt và phản hạt”.
Phân loại
* Phôton: có mo bằng 0.
* Leptôn: gồm êlectron, muyôn, các hạt tau.
* Mêzôn: gồm các hạt có khối lượng trung bình: mêzôn và mêzôn k.
* Barion: gồm các hạt nặng có khối lượng mp.Có 2 nhóm: nuclôn và hipêron, cùng các phản hạt của chúng.
 Tập hợp các mêzôn và barion có tên chung là hađrôn.
Tương tác của các hạt sơ cấp
* Tương tác hấp dẫn: tương tác giữa các hạt vật chất có khối lượng.
* Tương tác điện từ: tương tác giữa các hạt mang điện, ma sát...
* Tương tác yếu: tương tác giữa các hạt trong phân rã .
* Tương tác mạnh: là tương tác giữa các hađrôn.
Hạt quac
* Tất cả các hađrôn đều cấu tạo từ các hạt nhỏ hơn, gọi là quac.
* Có 6 hạt quac: u, d, s, c, b và t. Điện tích các hạt quac và phản quac bằng .
* Các barion là tổ hợp của 3 quac (VD: nơtron udd; proton uud)
II. MẶT TRỜI VÀ HỆ MẶT TRỜI
Cấu tạo hệ Mặt Trời.
a) Hệ Mặt Trời bao gồm:
Mặt Trời ở trung tâm hệ ( là thiên thể duy nhất nóng sáng)
Tám hành tinh lớn: Thuỷ Tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.
Các hành tinh tí hon: gọi là các tiểu hành tinh, các sao chổi, thiên thạch
Đặc điểm:
Tất cả các hành tinh đều chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng 1 chiều thuận, gần như trong cùng 1 mặt phẳng.
Mặt trời và các hành tinh đều quay quanh mình nó và theo chiều thuận (trừ Kim tinh).
Toàn bộ hệ Mặt Trời quay quanh trung tâm Thiên Hà của chúng ta.
Từ định luật III Kê-ple, khối lượng của Mặt Trời lớn hơn khối lượng Trái Đất 333 000 lần (1,99.1030 kg).
Mặt Trời.
Cấu tạo: gồm 2 phần quang cầu và khí quyển.
Quang cầu: có dạng đĩa sáng tròn với bán kính góc 16 phút.
+ Khối lượng riêng trung bình của vật chất trong quang cầu là 1400kg/m3.
Khí quyển Mặt Trời:
+ Cấu tạo chủ yếu bởi Hiđro, Heli
+ Phân làm 2 lớp: sắc cầu và nhật hoa.
 - Sắc cầu: là lớp khí nằm sát mặt quang cầu có độ dày trên 10000 km, nhiệt độ khoảng 4500K.
 - Nhật hoa: nằm phía ngoài sắc cầu, vật chất cấu tạo ở trạng thái ion hoá mạnh (trạng thái plasma).
Năng lượng
Mặt Trời liên tục bức xạ năng lượng ra xung quanh.
Hằng số Mặt Trời H là lượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời truyền vuông góc tới 1 đơn vị diện tích cách nó 1 đơn vị thiên văn trong 1 đơn vị thời gian. H bằng 1360 W/m2 suy ra 
 PTĐ = 3,9.1026 W 
Hoạt động:
Năm Mặt Trời có nhiều vết đen nhất xuất hiện là năm Mặt Trời hoạt động. Năm ít vết đen nhất là năm Mặt Trời tĩnh.
Diễn ra theo chu kì liên quan đến số vết đen trên MTrời. Chu kì hoạt động của MTrời trung bình là 11 năm.
III. TRÁI ĐẤT.
Cấu tạo:
Trái Đất có dạng hình cầu dẹt.
Rxích đạo = 6378 km, R2cực = 6357 km, Dtrung bình = 520kg/m3.
Trái Đất có lõi bán kính khoảng 3000 km có cấu tạo chủ yếu là sắt, Niken.
Bao quanh lõi là lớp trung gian, ngoài cùng là là lớp vỏ dày khoảng 35 km, vật chất trong vỏ có D = 3300 kg/m3.
Mặt trăng- vệ tinh của TĐất.
Mặt Trăng cách Trái Đất 384000 km. RMặtTrăng = 1738 km, mMT = 7,35.1022kg.
Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất với chu kì T = 27,32 ngày.
Luôn hướng một nửa nhất định của Mặt Trăng về Trái Đất.
Trên Mặt Trăng không có khí quyển.
Bề mặt phủ 1 lớp vật chất xốp. Trên bề mặt có các dãy núi cao.
Nhiệt độ trong 1 ngày đêm chênh lệch nhau rất lớn.
Có nhiều ảnh hưởng đến Trái Đất: gây ra hiện tượng thuỷ triều.
IV. SAO THIÊN HÀ.
 Định nghĩa: Sao là khối khí nóng sáng, giống như Mặt Trời
Đặc điểm: Đa số các sao tồn tại trong trạng thái ổn định, có kích thước nhiệt độ .. không đổi trong thời gian dài. Mặt Trời là một trong số các sao này. 
Các loại sao:
Sao biến quang: có độ sáng thay đổi. Có 2 loại:
Sao biến quang do che khuất.
Sao biến quang do nén dãn 
Sao mới: có độ sáng tăng đột ngột lên hàng ngàn, hàng vận hay hàng triệu lần sau đó từ từ giảm.
Punxa và sao nơtron: bxạ năng lượng dưới dạng xung sóng điện từ rất mạnh.
Lỗ đen là thiên thể cấu tạo bởi các nơtron, có khả năng hút mọi vật thể, kể cả ánh sáng.
Tinh vân: là những “đám mây sáng”.
Sự tiến hoá:
Sao được cấu tạo từ 1 đám “mây” khí và bụi.
Đám mây vừa quay vừa co lại, sau vài chục nghìn năm, vật chất dần tập trung ở giữa , tạo thành tinh vân.
Ở trung tâm tinh vân, ngôi sao nguyên thuỷ được tạo thành.
Sao tiếp tục co lại và nóng dần tạo thành ngôi sao sáng tỏ.
Trong thời gian tồn tại của sao, xảy ra phản ứng nhiệt hạch, tiêu hao dần Hiđrô tạo thành Heli và các nguyên tố khác (C, O, Fe..)
Khi nhiên liệu trong sao cạn kiệt, sao biến thành các thiên thể khác.
V. THIÊN HÀ
KN: Thiên hà là hệ thốngsao gồm nhiều loại sao và tinh vân.
Các loại thiên hà:
Thiên hà xoắn ốc là thiên hà có hình dạng dẹt như cái đĩa tròn có những cánh tay xoắn ốc, chứa nhiều khí.
Thiên hà elip là thiên hà có hình elip, chứa ít khí và có khối lượng trẳi ra trên 1 dải rộng.
Thiên hà không định hình là thiên hà không có hình dạng xác định.
CHÚ Ý: Toàn bô các sao trong mỗi thiên hà đều quay xung quanh trung tâm thiên hà.
VI. THIÊN HÀ CỦA CHÚNG TA (NGÂN HÀ)
Đặc điểm:
Thiên hà của chúng ta là loại thiên hà xoắn ốc.
Đường kính khoảng 100 nghìn năm ánh sáng
Khối lượng bằng khoảng 150 tỉ lần khối lượng MTrời.
Là 1 hệ phẳng giống như môt cái đĩa, dày khoảng 330 năm ánh sáng, chứa vài trăm tỉ ngôi sao.
Phần trung tâm Thiên Hà có dạng 1 hình cầu dẹt, gọi là vùng lồi trung tâm. Được tạo bởi các sao “già”, khí và bụi.
Ở trung tâm Thiên Hà có nguồn phát xạ hồng ngoại và là nguồn phát xạ sóng vô tuyến điện.
Dải ngân hà: là hình chiếu của Thiên Hà trên vòm trời như một dải sáng trải ra trên bầu trời đêm.
VII. THUYẾT BIG BANG.
Đặc điểm:
Vũ trụ bắt đầu dãn nở từ một “thời điểm kì dị”.
Muốn tính tuổi của vũ trụ, phải lập luận đi ngươc thời gian đến “điểm kì dị”, lúc tuổi và RVũTrụ bằng 0 (điểm zero Big Bag).
Vật lí học hiện đại dựa vào vật lí hạt sơ cấp đã ước đoán được những sự kiện đã xãy ra bắt đầu từ thời điểm tp bằng 10-35 s sau Vụ nổ lớn bằng> Thời điểm Plăng.
Ở thời điểm Plăng:
Kích thước vũ trụ là 10-35 m,D bằng 1091kg/cm3 nhiệt độ bằng1032 K. bằng> Trị số Plăng.
Vũ trụ tràn ngập bởi các hạt có năng lượng cao: electron, nơtrinô và quac.
Sự tạo thành các hạt:
Nuclôn đựơc tạo ra sau Vụ nổ 1s.
Các hạt nhân nguyên tử đầu tiên xuất hiện sau 3 phút.
300 nghìn năm sau xuất hiên các nguyên tử đầu tiên.
3 triệu năm sau xuất hiện các sao và thiên hà.
Tại t bằng 14 tỉ năm, vũ trụ ở trạng thái hiện nay, nhiệt độ trung bình T bằng 2,7 K.
The End
Chóc c¸c em thµnh c«ng trong c¸c kú thi s¾p tíi!

File đính kèm:

  • docTomtat LTVL12.doc
Bài giảng liên quan