Báo cáo Chiến lược phát triển giáo dục MN, TH, THCS đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

I. Đặc điểm tình hình chung:

Huyện Lộc Hà nằm ở Đông Bắc tỉnh Hà Tĩnh, tọa độ địa lý: 18o23’10” - 18o32’40” vĩ độ Bắc, 105o48’45” - 105o55’36” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân, phía Nam giáp huyện Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Can Lộc và phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển hơn 12 km, diện tích tự nhiên 11.830,85 ha.

Huyện có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ với hai huyện Thạch Hà và Can Lộc sau khi chia tách, với thị xã Hà Tĩnh và khu mỏ sắt Thạch Khê, với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; có điều kiện trở thành cầu nối phát triển du lịch sinh thái biển, du lịch các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử của Hà Tĩnh và điểm đầu mối giao thông quan trọng trên trục hành lang nối thị xã Hà Tĩnh ra biển, với các tuyến giao thông huyết mạch đi qua: đó là Quốc lộ 2A, đường sắt, đường biển (trục giao thông Bắc, Nam).

Diện tích tự nhiên của huyện là 11.830,85 ha, bằng 1,96% tổng diện tích cả tỉnh. Diện tích đã đưa vào sử dụng 10.178,55 ha, bằng 86% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất đã đưa vào sử dụng sản xuất nông - lâm - ngư - diêm nghiệp là 7.110,48, đất được sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp là 3.069,86. Diện tích đất chưa sử dụng hiện còn khá lớn, bằng 14% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất bằng chưa sử dụng chủ yếu tập trung ở các dải cát ven biển từ Thịnh Lộc đến Thạch Bằng và các vùng bãi ven sông thuộc các xã Hậu Lộc, Hồng Lộc, Thạch Mỹ, Hộ Độ, Thạch Châu, Mai Phụ, thạch bằng Khả năng có thể khai thác đưa vào sử dụng sản xuất nông - ngư - lâm nghiệp và phi nông nghiệp khoảng 90% diện tích đất bằng chưa sử dụng. Đất đồi núi chưa sử dụng tập trung chủ yếu tại các xã Thịnh Lộc, Thạch Bằng, Thạch Kim, . có thể khai thác sử dụng trong sản xuất lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng khoảng 75%.

 

doc9 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Chiến lược phát triển giáo dục MN, TH, THCS đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
t nội lực, vượt qua những khó khăn thách thức trong buổi đầu thành lập, hoàn thành cơ bản những mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục như Nghị quyết của Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ II đã đề ra.
2. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém:
	2.1. Nguyên nhân khách quan: 
- Do huyện mới thành lập, nguồn ngân sách đang tập trung xây dựng các công trình trọng điểm nên sự đầu tư hỗ trợ ngân sách cho một số hoạt động còn quá ít (hỗ trợ trường chuẩn quốc gia, hỗ trợ các Trung tâm HTCĐ). 
- CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học còn nhiều bất cập so với yêu cầu mới của ngành (nhất là ở các trường MN).
- Điều kiện kinh tế của nhân dân và của huyện còn nhiều khó khăn; 
2.2. Nguyên nhân chủ quan: 
- Trong giai đoạn đầu thành lập, kinh nghiệm về công tác quản lý, chỉ đạo của ngành còn hạn chế, chưa theo kịp với thực tiễn và sự thay đổi của cơ chế, chính sách. 
- Một số giáo viên trong ngành năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. 
- Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, một số CBQL chưa mạnh dạn đổi mới tư duy trong quản lý, chỉ đạo. 
	3. Bài học kinh nghiệm:
- Cấp ủy và chính quyền địa phương nào luôn quan tâm đến Giáo dục - Đào tạo, chăm lo tốt cho nhà trường thì ở đó chất lượng Giáo dục và Đào tạo sẽ được nâng cao và ổn định, góp phần hoàn thành nhiệm vụ phổ cập giáo dục tại địa phương, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân.
- Để giáo dục huyện nhà phát triển mạnh, thực sự đi trước đón đầu ngang tầm với mục tiêu kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của huyện, cần phải xây dựng được chiến lược phát triển giáo dục phù hợp với đặc điểm địa phương, vừa đảm bảo tính tiên tiến hiện đại, đảm bảo nguyên lý giáo dục phù hợp với quan điểm của Đảng và nhà nước.
- Trong công tác quản lý, chỉ đạo, việc phát huy mạnh mẽ vai trò, tác dụng của các lực lượng xã hội, đẩy mạnh XHHGD, tạo sức mạnh tổng hợp, tập trung triển khai thực hiện có chiều sâu các nhiệm vụ trọng tâm là yếu tố quyết định dẫn đến thành công.
- Mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, tích cực ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và hoạt động dạy học; phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của đội ngũ CBGV; định hướng, phân luồng, lựa chọn đúng hướng sớm thì công tác giáo dục và nâng cao mũi nhọn sẽ đạt được kết quả tốt.
- Cần tạo một cơ chế thông thoáng, một tư duy giáo dục mới trên cơ sở phân cấp, phân quyền hợp lý cho ngành giáo dục để ngành phát huy tối đa ý thức trách nhiệm, sự chủ động sáng tạo trong chỉ đạo chuyên môn gắn với công tác tham mưu bố trí đội ngũ phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của ngành.
B. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp
phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011 - 2015 tầm nhìn đến năm 2020.
	I. Phương hướng chung:
Toàn ngành tiếp tục triển khai sâu rộng việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Chỉ thị 33/2006/CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; Kết luận số 242-TB/TW của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý chỉ đạo nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục các cấp học; đổi mới phương pháp bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục một cách thiết thực, chú trọng rèn luyện phẩm chất, đạo đức nhà giáo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục dần tiếp cận với Chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Củng cố và nâng cao chất lượng PCGDTH đúng độ tuổi, phổ cập GD THCS, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án phổ cập bậc Trung học. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập; thực hiện quy hoạch hệ thống trường lớp một cách hợp lý; tập trung mọi nguồn lực tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học theo hướng đồng bộ, chuẩn hoá, hiện đại hoá; xây dựng các trường học đạt chuẩn Quốc gia theo hướng bền vững; hình thành các trường trọng điểm vùng ở các cấp học.
II. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung:
	1.1. Quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn một cách hợp lý, phát triển quy mô hệ thống trường lớp đón đầu cho sự phát triển của khu Trung tâm huyện lỵ phục vụ cho nhu cầu học tập của học sinh và nhân dân.
	1.2. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn, phấn đấu nằm trong tốp đầu của tỉnh về chất lượng giáo dục.
	1.3. Giữ vững và nâng cao chất lượng PCGD TH đúng độ tuổi, PCGD THCS, phấn đấu hoàn thành PCGD Trung học vào năm 2015.
	1.4. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia phấn đấu từ nay đến năm 2015: MN 50%; Tiểu học 100%, trong đó chuẩn mức độ 2: 80%; THCS 70%; THPT 70%.
	1.5. Hình thành và phát triển Trung tâm GDTX - HNDN, mở rộng giáo dục bổ túc văn hóa THCS, THPT.
	2. Mục tiêu cụ thể:
	2.1. Mầm non: Tập trung quy hoạch mạng lưới trường lớp một cách hợp lý, phấn đấu một trường có không quá 3 điểm trường; chuyển đổi 100% trường bán công sang công lập; tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường để đạt trên 90 % số trẻ đến trường, trong đó trẻ 4 tuổi, 5 tuổi đạt 100%; trẻ nhà trẻ trên 30%. Tách trường MN Thạch Bằng thành 2 trường, nâng tổng số trường lên 14 trường, xây dựng 1 trường có chất lượng cao tại khu vực thị trấn.
	2.1. Tiểu học: Tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia, giữ vững quy mô 13 trường; đầu tư xây dựng 1 trường trọng điểm tại khu vực thị trấn (TH Thạch Bằng).
2.3. THCS: Ổn định 10 trường, xây dựng 1 trường trọng điểm tại trung tâm thị trấn Lộc Hà. 
2.4. THPT: Ổn định 3 trường, nâng dần mức độ đồng đều về đội ngũ cán bộ giáo viên và chất lượng giáo dục giữa 3 trường. 
3. Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015:
- Học sinh: Huy động 100% trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo; 99% học sinh tiểu học, 99% học sinh THCS, 97% học sinh THPT đi học đúng độ tuổi. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm đạt trên 97%; trên 95% học sinh tốt nghiệp THCS chuyển lên cấp trên; 85% học sinh tốt nghiệp THPT được học tiếp ở các cơ sở đào tạo.
- Về giáo viên: 100% giáo viên đạt chuẩn; trong đó có 60% GV MN, 85% GV TH, 80% GV THCS, 15% GV THPT trên chuẩn.
- Về PCGD: 100% số xã đạt PC mẫu giáo 5 tuổi, PCGD TH, THCS; 85% số xã đạt PCGD bậc trung học.
- Về xây dựng trường chuẩn quốc gia: 70% trường MN, 100% trường TH, 80% trường THCS, 100% trường THPT đạt chuẩn quốc gia.
	III. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện: 
	1. Thực hiện tốt kế hoạch phát triển trường lớp, học sinh hàng năm của các cấp học. Chỉ đạo các trường MN tập trung về 1 đến 2 điểm trường. Quy hoạch mạng lưới trường lớp một cách hợp lí, gắn với quy hoạch và xây dựng nông thôn mới. Căn cứ vào sự phát triển kinh tế xã hội của khu đô thị mới Lộc Hà để tham mưu với huyện xây dựng các trường trọng điểm các cấp học ở trung tâm thị trấn Bằng Sơn. Triển khai sắp xếp, tham mưu chuyển đổi loại hình các trường MN trên địa bàn. Chỉ đạo các trường liên xã ổn định phát triển tốt về quy mô và chất lượng giáo dục. Đầu tư có chiều sâu cho các trường trọng điểm ở các bậc học.
	2. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua do các cấp phát động; thực hiện tốt chương trình thay SGK mới, đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh, nâng cao chất lượng giờ học chính khóa, tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa. Tăng cường phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh khá giỏi, tổ chức đánh giá học sinh nghiêm túc. Tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Kiên quyết xử lí các trường hợp vi phạm quy chế thi cử, vi phạm đạo đức nhà giáo nhằm xây dựng một môi trường học đường lành mạnh, có hiệu ứng giáo dục tích cực.
	3. Tập trung xây dựng đội ngũ CBQL, GV theo tinh thần Chỉ thị 40 của Ban bí thư TW Đảng. Đặc biệt chú trọng bồi dưỡng đội ngũ CBQL kế cận về phẩm chất đạo đức, về năng lực quản lý, điều hành; triển khai đánh giá CBGV theo Chuẩn nghề nghiệp; mạnh dạn đề xuất luân chuyển, bổ nhiệm CBQL trẻ năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Triển khai công tác bồi dưỡng đội ngũ GV về chuyên môn nghiệp vụ, khuyến khích tự học tự bồi dưỡng, học tập trung, tại chức, từ xa để nâng trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn . 
 4. Nâng cao chất lượng PCGDTH đúng độ tuổi, PCGDTHCS, triển khai thực hiện phổ cập giáo dục Trung học đúng tiến độ. Để làm tốt công tác phổ cập các trường cần duy trì tốt sĩ số, vận động học sinh bỏ học trở lại trường, làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp, hướng học sinh vào các trường Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề để tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho các khu công nghiệp đã và đang mở ra trên đất Hà Tĩnh.
	5. Tập trung đẩy mạnh công tác XHHGD phối hợp với Hội khuyến học các cấp làm tốt công tác khuyến học khuyến tài ở các địa phương, các dòng họ. Tham mưu cho các địa phương, chỉ đạo các trường tìm phương sách, tạo thu hút, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục, xây dựng CSVC, cảnh quan trường học. 
	6. Tập trung xây dựng trường chuẩn Quốc gia các bậc học theo Đề án hàng năm. Các trường, các địa phương cần chủ động huy động mọi nguồn lực triển khai theo kế hoạch. Trong xây dựng CSVC cần giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ của công trình, có quy hoạch tổng thể mang tính hiện đại, bền vững, tránh chắp vá tùy tiện; tiếp tục triển khai Chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên đảm bảo tiến độ và hiệu quả chất lượng công trình.
7. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và các hoạt động giáo dục tại các đơn vị trường học trong huyện. 100% các các trường trong toàn huyện được nối mạng Internet, khai thác tốt các thông tin phục vụ cho công tác quản lí, chỉ đạo và dạy học.
8. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của các Ban chỉ đạo công tác PCGD, xây dựng trường chuẩn Quốc gia, xây dựng XHHT nhằm thực hiện tốt công tác XHHGD, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hoàn thành các mục tiêu phát triển giáo dục trên địa bàn. 
Nơi nhận:
 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh;
 - Huyện ủy, UBND huyện;
 - Lãnh đạo, CV phòng GD&ĐT;
 - Các trường MN, TH, THCS;
 - Lưu VT.
 TRƯỞNG PHÒNG
 Nguyễn Đức Hạnh

File đính kèm:

  • docDự thảo báo cao chien luoc phat trien giáo duc LH den năm 2015 và 2020.doc